Hùng là đứa em cùng cha khác mẹ với chị, nó đẻ cùng năm với thằng thứ hai, con của chị, lúc nó đẻ ra còi cọc vì thiếu dinh dưỡng.
Vài năm sau đó, gia đình chị chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Chị ghét cha lắm, cả người đàn bà mà đáng lẽ ra chị phải gọi bằng "dì" ấy.
Gia đình chị ở quê cũng không phải là nghèo túng, nếu còn ở nhà, chị vẫn lo được cho ông đàng hoàng, dù ông không lấy vợ khác. Chị vào Nam, cuộc sống tươm tất hơn nhiều, chị bớt ghét cha hơn một ít. Nhưng trong thâm tâm vẫn không muốn thừa nhận Hùng là em.
Những gói quà gửi về cho cha, với những đồng tiền ít ỏi, chị cho là lớn lắm ở cái miền quê nghèo khó. Chị gần như đoạn tuyệt với gia đình. Chỉ ít lần về nhà chồng với những công việc hãn hữu.
.....
Chiều hôm ấy ở cơ quan, chị bỗng nhận được điện thoại của Hùng, đứa em cùng cha khác mẹ, mà chị chưa bao giờ nhận.
- chị ơi, em đang ở ga Sài Gòn, chị cho em ở nhờ vài hôm ạ.
Chị đã thấy trong lòng bực bội vô cùng, nhưng vẫn tỏ vẻ điềm tĩnh trước mặt bạn bè cùng cơ quan. Chị xin nghỉ sớm để đi đón nó. Thằng em mặt mày đen nhẻm, nhưng vẫn lộ vài nét thư sinh, mặt quắt lại nhưng có đôi mắt sáng và vầng trán cao giống cha. Mà phải rồi, chị chẳng quan tâm, nhưng nó bằng tuổi thằng thứ hai, con chị, thì đáng lẽ ra nó phải là sinh viên năm hai mới phải.
Chị chẳng hỏi gì, mà nó cũng chẳng nói. Chỉ thấy nó ở nhà được hai ngày thì lang thang khắp nơi tìm việc. Một tuần sau thấy nó thông báo đã xin được một chân bốc vác rồi ở luôn trong ấy. Mặc cho chị nói thế nào, nó cũng không ở lại nhà chị.
Nó vừa làm vừa học. Một thằng bé ngoan, thông minh và nhanh nhẹn, lại vừa chịu khó. Hóa ra, nó là đứa học giỏi, chị đã quá vô tâm mà không biết rằng: nó bảo lưu kết quả đại học năm nhất ở Hà Nội vì không có tiền trang trải.
Vào Sài Gòn ba năm, vừa học nghề vừa đi làm. May mắn vừa học xong, nó xin được việc làm vào một công ty trong thành phố.
Tháng lương đầu, nó mang một bọc quà cho chị, với lời cảm ơn. Lần đầu tiên chị rơi hai hàng nước mắt. Chị ôm chầm lấy Hùng mà chẳng nói được câu nào cả.
Chị đã quá vô tình, bỏ quên một giọt máu chung, và chị cũng đã quá vô tâm với một người đã thay chị chăm sóc cha. "Con chăm cha không bằng bà chăm ông", lời nói người xưa vẫn còn nguyên giá trị, chị đã nghe nói đến nhiều, nhưng còn chưa hiểu hết .
Chị tất tả trở về thăm cha, ông gầy yếu như không còn chút sinh lực nào, bỗng khỏe hẳn lên khi thấy chị trở về. Người đón chị ân cần, nấu bữa cơm quê cho chị ăn là "dì". Người mà chị ghét cay ghét đắng ngày xưa.
Chị bỗng như khuỵu xuống, khi nghe dì nói lời cảm ơn chị.
- thằng Hùng nó vẫn gọi điện về suốt, nó bảo rằng nhờ chị bảo bọc nên mới được ngày hôm nay.
Chợt chị nghĩ đến những ngày Hùng đi vắng, những lúc cha ốm đau, một tay dì chăm sóc.
Chị bỏ ngang bát cơm xuống mâm. Hàng nước mắt giàn dụạ mà không nói được nên lời. Chị chỉ lắp bắp trong miệng:
- Con có lỗi với cha, con có lỗi với dì...
St
Mẹ giờ đây đã gần đất xa trời.
Còn trẻ đâu để mà minh mẫn nữa.
Cả một đời mẹ chạy ăn từng bữa.
Củ sắn củ khoai anh khôn lớn nên người....!
Giờ đây mẹ đã gần tuổi mười mươi.
Thường người già có phần hơi dơ bẩn.
Phận làm con chúng mình nên kiên nhẫn.
Chớ buông lời nói mẹ mà sai thêm.
Mắt mẹ mờ vì mất ngủ hằng đêm.
Nếu vụng về em nên cầm tay mẹ.
Sao đứng nhìn rồi buông lời nặng nhẹ....!
Con chúng mình có học được gì không...?
Em đã yêu và lấy anh làm chồng.
Thì mẹ của anh cũng là mẹ em, em nhé.
Mẹ không sinh và nuôi em từ tấm bé.
Nhưng là mẹ anh và bà nội con em..!
Hãy tịnh tâm ngồi suy nghĩ lại xem.
Rồi mai đây mình cũng già như mẹ.
Nếu con mình chúng buông lời nặng nhẹ.
Mình có buồn có tủi lắm hay không ?
Bởi cuộc đời tựa như một dòng sông
Chảy quanh co rồi ra dòng biển cả.
Đừng để khi mẹ nằm trong đất đá.
Mới thấy mình có tội với mẹ cha...!
St
Video vui :)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Nhịn
- Lên 6
- Buông bỏ
- So sánh
- An nhiên giữa chốn muộn phiền
- Trách gì
- Nhà Mẹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét