Tác giả: Tịnh Hồng Nhung . Trường THCS Hải Trạch
Bài dự thi: Xuân yêu thương-tết quê hương
Tết yêu thương cùng làng Lý Hòa
Tết là một từ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện trường tồn cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên-Địa-Nhân.
Ở Lý Hòa, tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa hàng xóm, người thân và gia đình với nhau. Đồng thời cũng thể hiện tình yêu xóm làng thiêng liêng, cao cả trong đời sông...
Tết Nguyên đán là dịp
lễ quan trọng nhất người Việt Nam. Nghuyên nghĩa của chữ “ tết ” chính là “
tiết ”. Hai chữ “ Nguyên đán ” có gốc chữ Hán; “ nguyên ” có nghĩa là sự khởi
đầu hay sơ khai và “ đán ” là buổi sáng sớm. Cho nên đúng theo nghĩa thì chúng
ta nên đọc là “ Tiết Nguyên đán ”.
Ở đây, sau khi tiễn
ông Công, ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp thì mọi nhà lại bắt tay vào chuẩn
bị mọi thứ cho đến ngày 30 tháng Chạp để chuẩn bị đón Tết tốt nhất. Ngày Tết
còn được coi là dịp lễ để mọi người sum họp, đoàn viên bên gia đình của mình
sau một năm làm việc mệt mỏi, bây giờ là thời gian để mọi người cùng nhau ngồi
ăn trên một cái bàn ăn cùng nhau một bữa cơm và trò chuyện với nhau.
Ta vẫn thường nghe
câu:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Chiếc bánh chưng, bánh
dày luôn luôn có mặt trong mọi gia đình mỗi dịp tết đến. Chiếc bánh chưng được
làm nên từ những vật phẩm quen thuộc của nền văn minh lúa nước như gạo nếp, đậu
xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối,... Ở khắp mọi nhà, trên mọi miền quê hương,
dù là giàu hay nghèo thì nhà nào cũng có .
Khi ngồi bên canh nồi
bánh chưng, ông bà lại kể cho con cháu nghe về truyền thống gói bánh chưng, kể
về truyền thống gia đình, về ân đức tổ tiên, qua đó mà truyền dày và giáo dục
con cháu đời sau.
Gói bánh chưng cũng
rất cần sự tỉ mỉ, khéo léo. Để gói ra được chiếc bánh đẹp thì chắc hẳn đôi bàn
tay ấy đã uốn nắn từng chi tiết. Cùng với đôi bánh chưng hay cặp bánh tét, trên
bàn thờ tổ tiên còn bày diện mâm ngũ quả, nào là bánh, hoa quả, rượu, hoa
tươ... Tất cả tạo nên cái tết thật riêng biệt.
Tất nhiên vào năm mới
thì ta không thể nào quên cắm một cây nêu ngoài nhà được. Theo quan niệm thời
xa xưa, nếu ta cắm nêu như vậy sẽ ngăn chặn được ma quỷ vào nhà và tự xưng đây
là lãnh thổ của mình không ai có quyền bước vào.
Vào ngày mùng 1 tết
thì sẽ có trục xông đất. Theo quan niệm của người Việt, nếu ngày mùng 1 thuận,
may mắn thì cả năm cũng như vậy. Chính vì thế khách đầu tiên bước vào thường
thì rất quan trọng với gia chủ.
Không biết ở những nơi
khác thì sẽ như thế nào nhưng nơi tôi ở vào mùng 1 tết trẻ em thường tới nhà
ông bà, cậu mự, mọi người thân quen của mình để xin tiền mừng tuổi. Những phong
bao lì xì đỏ tươi cùng những lời chúc chăm ngoan học giỏi, mau ăn chóng lớn....
Dù bao lâu đi nữa, tết
Việt vẫn giữ được phong thái riên, tân hồn riêng và bản sắc riêng. Mỗi mùa xuân
về, mỗi dịp tết đến là mỗi lần truyền thống được khơi dậy, tôn vinh những phong
tục cho mãi về sau.
- Tết yêu thương cùng làng Lý Hòa
- Xuân Yêu Thương , Tết Quê Hương
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG[A2]
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN MANG TẾT YÊU THƯƠNG VỀ ĐÂY
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
- TẾT ẤM ÁP BÊN GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét