Họ và tên: Bùi Hoàng Yến Nhi
Lớp 6D: số điện thoại: 0912718730
Hải Phú- Bố Trạch- Quảng Bình
BÀI DỰ THI
“XUÂN QUÊ HƯƠNG, TẾT YÊU THƯƠNG”
TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
“ Mai đào rực rỡ nắng vàng hồng
Những chuyến thuyền hoa đợi nước rồng
Náo nhiệt xuôi bờ vui vẻ đếm
Tưng bừng cập bãi nói cười đông”
Đúng như vậy, Tết đã về đến rồi! Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của người dân Việt Nam, là nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tết cũng như muốn nói lên vẻ đẹp của Quê hương Lý Hòa quê tôi vậy, thật nên thơ và hữu tình.
Tết mang một tâm hồn sắc thái mới cho vạn vật và chứa đựng nhiều ý nghĩa với mỗi người và trong đó có cả tôi. Cứ mỗi khi nhắc đến “Tết” thì trong tôi hiện lên một cảm xúc, suy nghĩ thật khó tả.
Cái rét của mùa đông đã qua đi để lại những tia nắng ấm áp của mùa xuân ở lại. Nắng xuân đến gõ cửa mọi nhà, sau một giấc ngủ đông dài, vạn vật lại một lần nữa khoác lên mình một chiếc áo muôn màu muôn sắc,muôn vẻ để đón chào năm mới. Hoa lá đua nhau nở rộ khắp mọi nhà, hoa đào, hoa mai khoe sắc và càng thêm tươi thắm, rực rỡ hơn bao giờ hết. Những chú chim thi nhau hót ríu rít trên cành cây, tán lá như đang hát bản nhạc xuân thật vui tai, đặc sắc. Bầu trời thì xanh thẳm hơn, mây trắng như bông bầu bĩnh đến lạ. Lúc này, người người nhà nhà tất bật, khẩn trương chuẩn bị cái tết của riêng mình. Ai ai cũng đón chào Tết với một niềm hân hoan, tưng bừng. Con đường thì nhộn nhịp hơn hẳn, đâu đâu cũng là tiếng xe cộ, tiếng bước chân và nói cười.Chợ quê tôi càng nhộn nhịp hơn nữa của tiếng chào hàng, rao hàng và tiếng trò chuyện làm âm thanh của chợ Tết thêm nổi bật. Học sinh chúng tôi vui sướng vì được nghỉ ngơi và tận hưởng không khí tết cùng Gia đình và người thân. Lau dọn, trang trí nhà cửa là một hoạt động không thể thiếu trước ngày Tết, đây cũng là gắn kết tình cảm Gia đình. Nhìn giàn đèn nhấp nháy trên cây hoa khiến tôi không thể rời mắt. Mẹ tôi tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng và dọn mâm ngũ quả để dâng lên cho Ông bà tổ tiên thành kính. Những khay bánh, khay mứt thật bắt mắt. Bọn trẻ chúng tôi thì được sắm sửa đồ mới, ai cũng có cho mình những bộ đồ mới thật đẹp. Gửi lời chúc đến nhau để cầu một năm mới bình an, mạnh khỏe và phát tài phát lộc. Trao cho nhau những phong bao lì xì để đón lấy may mắn đầu năm. Nhắc đến Tết thì ai chắc hẳn sẽ nghĩ về một khoảng thời gian để gia đình đoàn tụ, sum vầy.
Tết đến bên làng biển Lý Hòa quê tôi cũng tấp nập xe cộ, rộn ràng tiếng hỏi thăm, chúc tụng... chẳng khác gì ở phố. Đêm giao thừa, cùng với cúng gia tiên, các gia đình còn bày lễ cúng đất trời, sông nước, mong một năm mưa thuận gió hòa, đi biển thuận lợi. Theo phong tục truyền thống của ông cha ta từ ngàn đời để lại “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”, nhưng làng biển ăn tết ngắn nên ngày này những người dân làng biển sẽ tranh thủ chúc tết, thăm hỏi hết lượt từ người thân đến bạn bè, xóm giềng. Chỉ có những ngày tết, người ta mới thấy ngư dân diện được bộ đồ sạch đẹp, chân đi giày mới. Sau đó tới đình Làng đây là chốn linh thiêng và miếu thờ các thần linh tọa lạc nơi đối diện với lạch sông làng Lý Hòa, cửa biển để thắp nén hương tỏ lòng thành kính. Bởi họ quan niệm, đình chùa và miếu thờ là những nơi rất linh liêng. Đây là tín ngưỡng có liên quan đến nghề nghiệp, công việc làm ăn trên sông nước của họ.
Với người dân miền biển, tết không chỉ dành cho bản thân mà còn dành cho “người bạn” gắn bó với họ trong những chuyến ra khơi. Vì thế, nó không còn là việc người ta ăn tết như thế nào, mà còn là việc để những chiếc tàu được đón tết ra sao. Bởi cả một năm lênh đênh trên biển, chiếc tàu không chỉ là phương tiện mưu sinh, mà dường như đã trở thành người bạn hữu với bà con. Sóng to gió lớn, cũng nhờ những chiếc tàu kiên cố mà người thân của các ngư phủ ở nhà cũng đỡ phần lo lắng .
Vì thế ngay sau chuyến biển cuối cùng của năm cũ, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn đưa xuống thuyền để thực hiện nghi thức cúng thuyền, cúng biển. Những lão ngư cả đời sóng gió biển khơi được chọn đứng ra chủ trì buổi cúng thuyền, cúng biển. Họ mang lên mâm cúng những sản vật tốt nhất trong mùa vụ vừa qua cùng các lễ vật truyền thống, như: bánh chưng, trái cây, rượu, gạo, cháo trắng, muối, trầu cau, nhang đèn... là cảm ơn ngày tết, còn cúng hải sản để cảm ơn biển mẹ. “Với mâm cỗ có cả vị đất liền và vị biển, chúng tôi muốn báo cáo đến tổ tiên rằng dù trong những ngày thu tàu về nhà đón tết chúng tôi vẫn không quên biển giây phút nào. Cầu xin những bậc tiên hiền phù hộ cho chúng tôi năm mới đánh cá được bội thu”.
Mấy ngày tết vội, chóng vánh qua đi rất nhanh. Với ngư dân, Làng Lý Hòa chúng tôi dù lấm tấm mồ hôi, dù trên áo đẫm mùi tôm, cá nhưng có lẽ ai cũng vui vì sau những chuyến đi biển, cái tết sẽ được tròn đầy, vợ chồng con cái sẽ cùng sum họp cho thỏa những ngày xa cách. Trong những câu chuyện về biển, nói điều tốt lành, như cách họ chúc nhau năm mới ra khơi gặp nhiều may mắn. Đón Tết cổ truyền của dân tộc dù thiếu không khí sum họp gia đình nhưng ngư dân không thể bỏ lỡ chuyến biển. Làm nghề biển hiếm khi được ở nhà vì thế đi biển ngày Tết với ngư dân mang không ít cảm xúc. Vì vậy, mọi gia đình ngư dân đều hi vọng về một chuyến đánh bắt thuận lợi để đưa lộc xuân về bờ trong những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023.
Tết trong tôi thật sự là một ngày thiêng liêng nhất trong năm!
- Tết yêu thương cùng làng Lý Hòa
- Xuân Yêu Thương , Tết Quê Hương
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG[A2]
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN MANG TẾT YÊU THƯƠNG VỀ ĐÂY
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
- TẾT ẤM ÁP BÊN GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét