Họ và tên: Bùi Thị Đoan Trang
Lớp: 6C – Số điện thoại: 0328911453
Quê quán: Ngoại Hòa – Hải Phú – Bố Trạch – Quảng Bình
Gmail: ngoc1995tgdd@gmail.com
BÀI DỰ THI:
SÁNG TÁC “XUÂN YÊU THƯƠNG, TẾT QUÊ HƯƠNG”
TẾT QUÊ TÔI
Đầu xuân khai bút , bút khai hoa
Mở màn đầu tiên trong sách mới
Ghi những câu thơ đón xuân về
Xuân đến cùng ta giữa lúc này
Ôm xuân mà thấy lòng sung sướng
Ôi chao thời gian trôi qua thật nhanh ,khi chúng ta chỉ mới chia tay mùa Thu để đến với nàng Đông lạnh giá, thì giờ đây, làng quê tôi đang tấp nập chuẩn bị đón nàng Xuân trở về.
Đối với tôi, mùa xuân là mùa vạn vật sinh sôi nảy nở, là mùa may mắn cho đầu năm mới, mùa xuân chính là thời khắc gia đình sum họp, là lúc những người con làm ăn xa xứ, công tác nước ngoài được đoàn tụ với gia đình trong niềm nhớ nhung, hạnh phúc, đặc biệt là những người con thuộc về mảnh đất Lý Hòa thân yêu. Vì gia đình là nơi luôn dang đôi tay che chở dù ta có đi muôn phương, mùa xuân là lúc mà mọi người bên nhau, vượt qua bao chuyện cũ, gạt bỏ những âu lo, muộn phiền.Với tôi, xuân là lúc tập nập nhất, đông vui nhất, ý nghĩa nhất. Xuân mang cho ta không khí trong lành, vui tươi và ấm cúng.
Cách đón nàng xuân cũng xưa lắm. Có lẽ nó đã bắt đầu từ hang ngàn năm về trước,trong những cơn mưa phùn lất phất tại miền Bắc nước ta, khi ấy người Việt gọi những ngày đầu xuân là Tết. Dù không biết người Việt chúng ta ăn Tết từ khi nào nhưng cứ mỗi độ xuân về, ai cũng biết mỗi khi hoa đào, hoa mai khoe sắc thì già trẻ gái trai đều háo hức để đón Tết.
Bây giờ chúng ta hãy sống lại trong không gian của Tết xưa. Một điều thiêng liêng trong thâm tâm của mỗi người con đất Vệt nói chung và những ngươi dân trên mảnh đất Lý Hòa nói riêng.
Trong thâm tâm của mỗi người con xa xứ, có lẽ nổi nhớ lớn nhất chính là cái hương vị của Tết –là hương vị vô hình nhưng cũng thật hữu tình, tình thương của gia đình, của những điều rất đặc trưng làm nên cái Tết cổ truyền từ bao đời nay. Theo vòng quay của Trái Đất cứ cách 365 ngày thì cả quê hương tôi lại náo nức chuẩn bị cho một năm mới ấm cúng. Nhưng mỗi dân tộc lại có một cách chuẩn bị khác nhau. Những khác biệt đó phụ thuộc vào lịch sử hình thành, môi trường sống,…Nó đã làm nên một nét đặc trưng của mỗi bản sắc văn hóa dân tộc. Tết Việt Nam từ buổi khai thiên lập địa đến nay đã có giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ con người với thiên nhiên tươi đẹp qua bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông.Ngày Tết được coi như điểm khởi đầu cho một chương trình sản xuất mới, chương trình này bắt đầu vào mồng một âm lịch đầu năm. Theo đó, con người được hòa nhập với trời đất có nhiều lễ cúng thần linh thổ địa, sau đó đến với sản xuất đi cấy, đi cày rồi đến cuối năm và chuẩn bị năm mới. Vừa chào đón nàng xuân, cả vạn vật như được may cho một chiếc áo khoác mới vậy, tươi tắn, thơ mộng và mát mẻ. Cả làng Lý Hòa yêu thương của tôi cũng đang háo hức, tấp nập để chuẩn bị cho một cái Tết ấm no, hạnh phúc mà một năm chỉ có một lần. Gia đình nhỏ của tôi cũng thế, những chậu cây quất, cây hoa mai, hoa đào được sắm về với những lời chúc tài lộc, thịnh vượng được bọc lớp viền vàng bóng loáng.Ngày Tết chính là một dịp quan trọng trong đầu năm.Tết đến, gia đình tôi lại mở đèn thờ, lau dọn sạch sẽ, gắn đèn vào nữa, không gian thờ cúng đã trở nên tráng lệ,tôn kính và thoang thoảng hương thơm từ những que nhang thơm, đậm đà như để muốn tổ tiên về chung vui với con cháu trong dịp đặc biệt nàyThịt mỡ dưa hành
Câu đối đỏ
Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh
Kí ức ngày Tết lại ùa về trong tâm trí tôi. Hình ảnh gia đình quay quần bên nhau gói những gói bánh chưng xanh,bánh tét, tiếng cười vui vang cả xóm, nghi ngút mùi khói thơm phức từ gian bếp lửa ấm áp. Câu đối đỏ trang hoàng nhà cửa như đang muốn mặc đẹp cho ngôi nhà thân yêu. Nhà nhà đều có những cây nêu ngày Tết với lá cờ đỏ thắm phất phới giữa bầu trời bao la, làm đỏ cả một vùng trời, những cây nêu thẳng đứng dựng thẳng trước ngôi nhà như hình ảnh một chàng bộ đội bảo vệ gia đình trước những ác khí, xui xẻo đến với ngôi nhà vào ngày Tết vậy. Vào đêm giao thừa, ta lại được quây quần bên gia đình để ngắm pháo hoa rực rỡ.Giờ đây, Lý Hòa thân yêu của tôi đã ngập tràn niềm háo hức, vui sướng, dưới đường phố, những cột cờ với rải ruy bang đỏ tươi in chữ ‘‘Chúc mừng năm mới’’ được treo khắp khu phố để ai ai cũng thấy được và cảm nhận không khí Tết đã đến và những tràng pháo hoa rộn ràng náo nức làng quê. Tại Lý Hòa thân yêu có truyền thống vào mồng ba Tết âm lịch, cả làng lại kéo nhau đến song Lý Hòa thơ mộng với bề dày lịch sử để hò reo, cổ vũ cho lễ hội đua thuyền được tổ chức. Dù nắng gắt hay lúc mưa phùn kéo đến thì người dân nơi đây cũng nhiệt tình cổ vũ, tiếng hò reo nhộn nhịp hòa lẫn với những lời động lực nhau từ sự quyết tâm giành chiến thắng của hai đội. Đất trời cũng muốn chung vui với lễ hội này. Trước lễ, những chiếc thuyền đầu rồng cũng chăm chút, sửa sang lại để dành cho dịp ‘chiến đấu’. Ai ai cũng muốn một ngày Tết hoàn hảo, ấm áp, hạnh phúc. Nhưng song, cũng có những hộ gia đình khó khăn, thiếu điều kiện cho một cái Tết an lành. Nhưng họ cũng thật may mắn là những nhà từ thiện đã ủng hộ, góp phần tạo điều kiện để những gia đình được ấm no, hạnh phúc giữa cái Tết, họ đã tạo ra một mùa xuân yêu thương đúng nghĩa.Tết quê tôi là thế đấy, vẫn còn rất nhiều những điều đặc trưng ở Lý Hòa thân yêu của tôi để chào đón năm mới nhưng chỉ từng ấy thôi nó đã giúp làm nên nét đẹp cổ truyền ở Lý Hòa thơ mộng. Tết là lúc mọi người san sẻ, giúp đỡ nhau, tôi mong rằng sự ấm áp đó sẽ lan tỏa nhiều hơn nữa cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Đó cũng là sự sẻ chia, thân thiện mà nó đã nằm trong tấm lòng của người dân Lý Hòa nơi đây.
- Tết yêu thương cùng làng Lý Hòa
- Xuân Yêu Thương , Tết Quê Hương
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG[A2]
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN MANG TẾT YÊU THƯƠNG VỀ ĐÂY
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
- TẾT ẤM ÁP BÊN GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét