Học sinh lớp
6A - Trường THCS Hải Trạch
Quê
quán: Thôn Nội Hòa – xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình Gmail:
nguyentrinhtu2011@gmail.com
Sđt: 0971625522
Ngôi làng thân yêu của em – làng quê Lý
Hòa, đã gắn bó với em rất nhiều năm,
nó như một phần không thể thiếu trong
tâm trí em. Nếu nói về những cảnh đẹp, thì làng quê em không thiếu. Và tất
nhiên mỗi khi Xuân về thì làng em vốn dĩ đã
đẹp nay còn đẹp hơn nhờ sắc xuân. Khi Tết đến, ngôi làng như bị đánh thức sau một giấc ngủ dài, khi đông dần phai và
đang mỉm cười chào đón nàng tiên của mùa xuân
tràn đầy niềm vui và tiếng cười; khi cái rét se lạnh của mùa động đã đi qua, và những tia nắng bắt đầu lấp ló trên bầu
trời vốn chỉ có một màu xám xịt, nay lại trở
nên ấm áp. Tết là lúc mà mọi gia đình sum họp, quây quần đầm ấm bên
nhau, cùng ôn lại những điều vui,
chuyện tốt trong năm qua, cùng nhau đón đêm giao thừa tràn đầy hạnh phúc. Và chờ đợi một năm mới tràn
đầy những điều tốt đẹp đến với mình cùng
bao tiếng cười rộn rã. Những bông hoa chuẩn bị khoe sắc, tỏa hương mừng một mùa xuân đầy niềm vui lại đến. Hòa trong không khí Tết vui
tươi ấy và cũng không thể thiếu đám
trẻ con trong làng luôn mong chờ những phong bao lì xì đầy màu sắc.
Trong cuộc sống ai cũng sẽ có một nơi được gọi là quê hương, là nơi mình sinh ra và lớn lên. Dù ai đi xa thì mỗi khi Tết đến, Xuân về đều cố gắng về tụ họp gia đình để đón một mùa
Em thường cùng mẹ đi chợ hoa. Ngày Tết,
chợ vô cùng đông vui, tấp nập. Ai cũng
bận rộn tìm kiếm và chọn mua những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất. Chợ hoa như là xứ
sở của các loài hoa với hàng trăm màu sắc, hương thơm khác nhau. Những
bông hoa hồng đủ màu, nào đỏ, nào vàng, nào cam, kiêu hãnh khoe mình, trên cánh còn động lại vài giọt sương nhỏ
li ti; Những đóa hoa ly tỏa hương thơm thoang
thoảng. Mọi người ai cũng ưa chuộng ly như một bà hoàng, vì nó có thể cắm ở lọ hay để chơi tết đều phù hợp và rất
đẹp. Chợ hoa ngày tết để lại trong em ấn tượng
về một mùa Tết thật tươi đẹp, rộn ràng và háo hức. Đi chợ hoa cũng đã dần trở thành một nét
riêng trong truyền thống văn hóa của người Việt.
Xuân về, tiết trời trở nên ấm áp hơn, em cảm thấy không khí rộn ràng
biết bao. Những ngõ đường tấp nập vì
mọi người phải sắm đồ tết. Lúc ấy đi đâu cũng
thấy chị đào, anh mai, còn có cả chú quýt, thím cúc nữa. Phong cảnh náo
nhiệt vô cùng. Chúng khoác lên mình
những bộ dạ hội đỏ thắm cao sang, cùng vài viên kim cương làm điểm nhấn cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc
gắn liền với mùa thu trong sáng dịu
êm, những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh nghiêng theo làn gió nhẹ, khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng.
Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. Mọi người ai cũng vội vã chuẩn bị đón tết.
Em và mẹ cũng vậy, dường như chỉ cần đảo
một vòng ra chợ, gần như chúng em có
thể thấy hầu hết vầ đầy đủ thức ăn truyền thống ngày Tết. Thế nhưng, nếu không tự tay chuẩn bị, chúng ta khó có
được không khí tất bật, náo nức của những ngày
cận Tết, vốn được coi như sợi dây gắn kết các thế hệ. Và nhà em cũng vậy, cứ khi gần Tết thì nhà em lại tụ họp để gói
bánh chưng. Mọi người đều tập trung để làm
ra những chiếc bánh chưng, bánh tét tuyệt vời và nếu khi ăn nó, em cảm nhận được vị
ngon mà những cái bánh chưng ngoài
tiệm không thế sánh bằng. Chắc là do
chiếc bánh đó tự tay em làm nên
ăn có cảm giác ngon khó
tả đối với em.
Đi kèm với Tết thì không thể thiếu mâm cỗ Tết, vì nó mang nhiều ý nghĩa
tốt đẹp. Nó không chỉ là lòng thành của con cháu mà thông qua đó,
cha mẹ rèn giũa con cái vào khuôn phép. Nó chính là bài
học về cuộc sống, phép ứng xử và văn hóa truyền
thống. Nhưng mâm cơm ngày nay, nhiều món có thể mua được trên mạng hay ra cửa hàng. Món
ăn không còn giữ được cách làm truyền thống. Nhiều gia đình đơn giản đến mức chỉ cúng xôi, gà cho
có lệ. Việc chuẩn bị được tiến hành bởi người
chủ gia đình cùng con cháu. Nhà nào có điều kiện thì làm to, nhà nào kinh tế eo hẹp cũng phải có mâm cơm canh báo cáo
Tổ tiên, mời ông bà về ăn Tết. Thờ cúng
Tổ tiên là một nét đẹp, là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho cuộc sống và cũng là một phương thức dạy dỗ con cháu sống tốt đẹp.
Và những năm gần đây, đất nước ta ngày càng phát triển, kinh tế cũng
tăng theo, nên Tết thường được kéo
dài hơn một tuần lễ để có thể thuận tiện cho những người đi làm hay đi công tác xa có thể về quê sum họp bên gia
đình đón Tết lâu hơn. Tết cũng là dịp để người ta tiễn biệt những
cái cũ, những điều buồn,
không may mắn của
năm cũ, để đón những niềm vui, sự gặp gỡ đầy bất ngờ trong năm mới. Con
đường làng cũng nhộn nhịp hẳn lên bởi mọi người nghỉ hết những công việc thường ngày đổ ra đường đi sắm tết.
Những tiếng chào mời mua hàng, tiếng rao hàng, tiếng xe cộ tấp nập làm cho âm
thanh của buổi chợ Tết thêm nổi bật. Vào mỗi
dịp Tết như thế này thì việc trang trí nhà cửa luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi gia đình, không chỉ giúp xua đi những điều
xấu trong năm cũ và mở ra những khởi đầu
tốt đẹp cho năm mới, sửa soạn nhà cửa - đó còn là khoảng thời gian tuyệt vời để gắn kết thêm tình cảm với những người
thân của mình. Ở phòng khách thì nhà
em đã mua thêm một cây mai để bỏ vào,
và treo những dây tiền vàng, quả cầu đỏ hoặc
những phong bao lì xì nhỏ xinh trên những cành đào tươi thắm. Xong phòng
khách, đến lượt những phòng khác cũng được chải chuốt và trang điểm, cứ như thế ngôi nhà đã được trang trí xong.
Thời tiết ngày Xuân nên ấm áp hơn, những
cành đào đang chớm nở, đó cũng là lúc căn
nhà em được khoác lên mình chiếc áo mới./.
- Tết yêu thương cùng làng Lý Hòa
- Xuân Yêu Thương , Tết Quê Hương
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG[A2]
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN MANG TẾT YÊU THƯƠNG VỀ ĐÂY
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- XUÂN YÊU THƯƠNG – TẾT QUÊ HƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
- TẾT ẤM ÁP BÊN GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
- TẾT VỀ TRÊN LÀNG CHÀI QUÊ TÔI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét