BÀI
TUYÊN TRUYỀN BỆNH DO VÍRUS ZIKA
Hiện nay trên thế giới đang bùng nổ dịch bệnh do vius Zika gây ra.Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh do virus Zika đang diễn biến phức tạp trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh. Đến nay, có trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh do virus Zika, chủ yếu là các nước khu vực châu Mỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới đang tập trung nghiên cứu để xác định về mối liên quan của virus Zika với hội chứng não nhỏ do sự gia tăng đột biến của các trường hợp mắc bệnh.Bộ Y tế khẳng định: Việt Nam hiện nay đã ghi nhận có 2 trường hợp mắc bệnh cho virus Zika( Khánh Hòa va Hồ Chí Minh). nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập và lan rộng trong cộng đồng là hoàn toàn có thể do sự giao lưu, du lịch, thương mại, lao động rất lớn giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, đặc biệt trong dịp Tết, những ngày lễ hội… Đồng thời, nước ta đang lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes – là loại muỗi truyền virus Zika, hơn nữa virus ZIKA hiện đã xuất hiện tại một số nước Đông Nam Á. Hiện Việt Nam đang có dịch sốt huyết với số mắc tới vài chục ngàn người, nên nguy cơ virus ZIKA xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể.Điều
đáng lo ngại là hiện bệnh do virus ZIKA chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà
cũng như chưa có vaccin phòng bệnh. Chính vì vậy chúng ta phải hiểu rõ về bênh
để từ đó chủ động phòng tránh dịch bệnh do vius Zika gây teo não. Vậy dấu hiệu
của bệnh như thế nào và cách phòng chống ra sao?
- Dấu hiệu
của bệnh thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và đau cơ, nhức đầu, đau mắt..
- Người
bệnh có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ và
đau đầu.
- Hiện
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh
Bệnh do
virus ZIKA là một loại virus được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng
ZIKA của U-gan-da gây nên, sau đó tiếp tục ghi nhận ở Ni-ge-ri-a vào năm 1954
và trở thành chủng virus lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi.
Bệnh lây
truyền như thế nào? Phương thức lây truyền chủ yếu của virus ZIKA là qua
muỗi vằn ( tên khoa học là muỗi Aedes, loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết),
có một số bằng chứng có thể gợi ý virus có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ
sang con khi sinh và qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.
Bệnh do
virus ZIKA hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng
bệnh. Vì vậy, việc triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự lây truyền của bệnh
bằng cách diệt muỗi truyền bệnh và các ổ chứa của muỗi, bọ gậy là biện pháp hiệu
quả để phòng bệnh.
2. Để chủ
động phòng chống bệnh do virus ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế
khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh Zika như sau;
+ Chống
muỗi đốt: Ngủ màn ngay cả ban ngày nhất là đối với trẻ em, diệt muỗi bằng hương
muỗi, vợt điện, bình xịt thuốc cá nhân...
+ Phòng
muỗi sinh sản:
Bể chứa
nước lớn, giếng khơi: thả cá ăn bọ gậy.
Bể nước
nhỏ, lu vại: phải có nắp đậy kín, súc rữa ít nhất 1 tuần 1 lần.
Bể nước
nhà cầu: thau vét hàng ngày.
Chén kê
chân cụi: thả muối, đổ dầu nhớt cặn.
Lọ hoa,
chậu cảnh thay nước hàng tuần.
Các vật
phế thải: Vỏ dừa, vỏ đồ hộp...chân lấp tránh nước đọng.
Các hốc
chứa nước tự nhiên (hốc cây, kẻ lá...) chọc thủng hoặc lấp kín.
Các vật
dụng chứa nước khác cần kiểm tra hàng tuần, khi có bọ gậy cần tiêu diệt ngay.
Dọn dẹp
vệ sinh xung quanh nhà thật sạch sẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét