1. Những nguyên nhân thường gặp dễ dẫn đến tai nạn thương
tích:
-
Ngã: Do ngã, rơi từ
trên cao xuống hoặc ngã cầu thang do nô đùa; ngã do trơn trượt nền lát bằng
gạch không có chống trơn trượt
- Bạo lực: Hăm dọa hoặc đánh người của cá nhân hay một nhóm người gây thương tích, nặng có thể tử vong, nhẹ có thể gây tổn thương tinh thần trẻ.
-
Tai nạn thương tích do giao thông:
Là những trường hợp xảy ra do sự va chạm khi tham gia giao thông gây nên.
-
Bỏng: Gây tổn thương da
khi tiếp xúc với lửa, nước sôi, chất hóa học.
-
Ngộ độc: Là những trường hợp
do hít vào, ăn, uống vào các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc.
-
Đuối nước
-
Điện giật
-
Động vật cắn
2. Một số biện pháp
phòng, tránh:
2.1
Phòng ngã:
+ Sân chơi
cần bằng phẳng và không bị trơn trượt, mấp mô.
+ Ban
công, cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can chắc chắn.
+ Các cây cao ở sân
trường hoặc cạnh nơi ở cần chặt tỉa cành trước mùa mưa bão.
+ Nhắc nhở trẻ không
leo trèo, đùa nghịch gần cầu thang.
+ Cẩn thận khi di chuyển nền lát gạch không có chống trơn trượt
2.2
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
+ Giáo dục
ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau.
+ Không cho các
em chơi các vật sắc nhọn và đồ chơi nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su.
+ Thường xuyên quản
lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ tính đoàn kết.
2.3
Phòng ngừa tai nạn giao thông
+ Nhà trường tổ chức
các buổi sinh hoạt ngoại khoá hướng dẫn học sinh thực hiện đúng luật an
toàn giao thông.
+ Khi ở nhà, phụ
huynh không cho trẻ tự đi chơi xa bằng xe đạp; không giao xe đạp điện cho các
em sử dụng.
+ Nghiêm túc tuân thủ
Luật giao thông.
2.4
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
+ Các thiết bị đun
nấu, nước sôi không để nơi dễ va chạm, dễ đổ.
+ Để thuốc và hóa
chất ngoài tầm tay với của trẻ, không cho trẻ tự uống thuốc.
+ Không
ăn quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.
+ Thực phẩm,
nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc.
2.5
Phòng ngừa đuối nước
+ Khuyến khích trẻ
rèn luyện thể lực và dạy con biết bơi.
+ Tăng cường quản lý
con, em: Kiên quyết không cho con, em chơi gần hoặc tắm sông, hồ, ao khi không
có người lớn kèm, không tắm tại nơi có cảnh báo nguy hiểm.
+ Giếng, bể nước phải
có nắp đậy an toàn.
2.6
Phòng ngừa điện giật
+ Bảng điện, ổ điện
ở phòng học phải đảm bảo khoảng cách và an toàn, kiểm tra trang
thiết bị học online của con em mình, sạc đầy pin trước khi sử dụng.
+ Hệ thống điện
phải an toàn, các dây điện bị nứt vỏ bọc phải
được thay hoặc băng kín cách điện.
+ Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt:
như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,...
+ Không sử dụng những
thiết bị dễ cháy
nổ, rò
điện như bàn là, bếp điện, lò nướng,.. Khi
sử dụng cần có người lớn giúp đỡ.
2.6
Phòng ngừa động vật cắn
+ Không đùa nghịch, trêu chọc vật nuôi như: Chó, mèo,….
Các con vật nuôi được tiêm phòng ngừa bệnh dại.
+Kiểm soát khu vực chơi, khu vực sinh hoạt có những con vật có thể gây
nguy hiểm như: rắn, côn trùng có nọc độc; Không nghịch các con vật đó dễ gây
nguy hiểm đến tính mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét