TẠI SAO PHẢI BIẾT QUÝ TIẾC PHƯỚC BÁO CỦA MÌNH?

Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn. Với bản thân cần phải tiết kiệm để giành một phần đi cho những người đang khó khăn. 

Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều.Chúng ta phải biết những thứ mình dùng, mình sử dụng qua tay là mình đang làm tiêu giảm phước báo của mình. Còn mình đem tặng, cho, giúp cho người khác là mình đang làm tăng phước báu của mình nhé. 

Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, xem định bụng như vậy là lòng thiện.

Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.

Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.

Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.

Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.

Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của Phật và Bồ Tát chưa hẳn là thật.

Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được.

Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì.

Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp. Thế quay đầu trở lại là làm gì là gấp rút bỏ ác ,hành thiện, tu nhân tích đức, hiếu dưỡng cha, mẹ, bố thí cho chúng sanh,niệm niệm vì lợi ích của mọi người, của toàn thế giới.

                NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

(NGUỒN Nguyễn Văn Chinh sưu tầm)

Đọc thêm: 

Không có nhận xét nào: