Chẳng kể trời Hà Tĩnh mưa hay nắng, hè hay đông, trời
còn chưa sáng, mình cha lục đục dậy chuẩn bị bữa ăn sáng để kịp đi làm. Tay
bai, tay thước… rồi khoác vội bộ quần áo lao động, cứ thế, cha đi đến tối mịt mới
về. Có hôm, cha đi làm xa cả tuần mới về ăn cơm nhà một bữa…
Bao vất vả, nhọc nhằn nhưng chẳng bao giờ cha kêu mệt. Con
còn nhớ, ngày trước, cứ đi làm về, tối đến, cha lại hỏi có đứa nào học bài xong
thì ra “dạo cho cha một đường quyền”, xem đứa nào biết “đi quyền” không. Chỉ cần
nghe đến đó, 2 chị em không ai bảo ai cũng đều muốn chơi trò đường quyền, bởi
như thế là được giẫm lên lưng cha, rồi cười khanh khách. Lúc đó, con gái vẫn
còn dại khờ, chỉ coi đó là trò chơi mà chẳng biết xoa bóp cho đôi vai, hay đấm
lưng cho cha đỡ mỏi.
> CUỘC ĐỜI KẺ CHĂN TRÂU & TIẾN SĨ
>>TÌNH CHA
>>>MỘT NIỀM VUI MUỘN MÀNG
>>>>MỘT ĐỜI VÌ CON
>>>>> ÔNG GIÀ NOEL KHÔNG MẶC ĐỒ ĐỎ
>>TÌNH CHA
>>>MỘT NIỀM VUI MUỘN MÀNG
>>>>MỘT ĐỜI VÌ CON
>>>>> ÔNG GIÀ NOEL KHÔNG MẶC ĐỒ ĐỎ
Lớn hơn, mỗi khi cha đi làm về, con gái đã biết chuẩn bị cho
cha cốc nước mát lạnh hay sẵn sàng với lọ dầu trên tay để massage cho cha. Và cũng
tinh ý hơn khi nhìn thấy cha trở về với dụng cụ đi xây trong túi chưa được chùi
rửa sạch sẽ là hiểu ngày hôm đó cha mệt lắm, chỉ muốn nghỉ ngơi, yên lặng. Học
hết THPT, con vào đại học, chẳng còn được ở nhà đỡ đần cha mẹ những công việc hằng
ngày hay để “đi vài đường quyền” cho cha mỗi tối.
Ngày nhập học, chẳng có gì ngoài vài ba bộ đồ, mấy cuốn vở và
chiếc điện thoại cũ kỹ là tài sản duy nhất con có để giữ liên lạc với cả nhà.
Thế nhưng, con biết, để có chiếc điện thoại đó cho con là cả 1 tháng trời đằng đẵng
cha đi sớm về khuya, chẳng nề hà việc gì. Giữa công trường xây dựng đầy bụi bặm
và tiếng ồn, trời mùa hè oi ả hay mùa đông rét buốt, cha vẫn mặc tất cả, chỉ tập
trung vào công việc của mình. Mỗi một viên gạch cha đặt, hay mỗi xô nước đổ vào
trộn vữa, con nhìn thấy cả sự chắt chiu. Cha vẫn thường nhắc, dù có làm công việc
gì đi nữa thì cũng phải làm với tất cả tinh thần trách nhiệm và niềm yêu tha
thiết, đừng dễ dãi với bản thân trong bất cứ việc gì, cũng đừng đổ lỗi cho hoàn
cảnh khi chính con chưa cố gắng.
Bốn năm học trôi qua, cũng chừng đó thời gian công việc của
cha phải nhân đôi bởi gánh nặng học phí của con. Ngày tốt nghiệp, con gái cha được
đứng trên bục cao nhận kết quả học tập sau 4 năm miệt mài, kết quả có được từ
biết bao chuyến cha đi khuân gạch, xách vữa mà con không thể đếm nổi. Vậy mà,
cha cũng không thể kịp bắt chuyến xe ra Bắc nhận bằng tốt nghiệp cùng con. Cuộc
gọi từ xa, cha chỉ căn dặn, con phải kiên trì và nhẫn nại, không ngừng cố gắng,
bởi nhận bằng tốt nghiệp không phải là kết thúc một hành trình mà chỉ là dấu mốc
cho một chặng đường mới.
Giờ con gái cha đã đi làm, nhiều người khi gặp, câu đầu tiên
họ thường hỏi, bố mẹ làm nghề gì? Sao xin được việc vào đây? Con tự hào nói với
họ rằng, cha con là một người phụ hồ, mẹ con là một nông dân. Con biết, mình chẳng
bao giờ thấu hiểu hết nỗi nhọc nhằn, vất vả mà cha đã trải qua cùng nghề và con
cũng biết, con có một người cha vĩ đại với một công việc cao cả. Và hơn lúc nào
hết, con muốn khoe với cả thế giới, con là con gái của cha – một người phụ hồ!
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét