Trường hợp thứ nhất một kẻ sĩ nói:
- Tương lai làng Lý Hòa sẽ là nguồn lao động phổ thông cung cấp cho nước ngoài với lí do : Bây giờ học sinh rất ít chăm đèn sách vì người lớn ươm mầm gieo rắc vào lũ trẻ học xong đằng nào mày cũng đi nước ngoài. Vậy thì chúng nó cần đách gì học, cứ sáng xách cặp đi, trưa mang cặp về rồi cứ lên lớp ào ào và tốt nghiệp cấp III xong là chuẩn bị phánh, thẩm chí chưa xong cấp III cũng cho phánh luôn theo đường du học, nhưng mấy ai du học thực sự toàn sang đó rồi đi làm thêm kiếm sống và gửi tiền về quê nên đi du học chỉ là một cái võ bọc mà thôi. Trường hợp thứ hai một ngư dân đứng tuổi nói:
- Bữa nay hộ nghèo lo chi nữa, nếu khó khăn gì ra gặp cộng đồng.- Tương lai làng Lý Hòa sẽ là nguồn lao động phổ thông cung cấp cho nước ngoài với lí do : Bây giờ học sinh rất ít chăm đèn sách vì người lớn ươm mầm gieo rắc vào lũ trẻ học xong đằng nào mày cũng đi nước ngoài. Vậy thì chúng nó cần đách gì học, cứ sáng xách cặp đi, trưa mang cặp về rồi cứ lên lớp ào ào và tốt nghiệp cấp III xong là chuẩn bị phánh, thẩm chí chưa xong cấp III cũng cho phánh luôn theo đường du học, nhưng mấy ai du học thực sự toàn sang đó rồi đi làm thêm kiếm sống và gửi tiền về quê nên đi du học chỉ là một cái võ bọc mà thôi. Trường hợp thứ hai một ngư dân đứng tuổi nói:
Vô hình dung chúng ta tạo ra thói quen của con người luôn dựa dẫm người khác.
Ngẫm mà chua chát nếu mọi người không thay đổi sớm tư duy trong suy nghĩ thì rồi đây con cháu toàn đi xuất khẩu lao động hoặc chỉ biết sống dựa dẫm vào người khác.
Học từ cách làm của ông PH người mệnh danh giàu có trong làng với con cháu đứa nào học được bác đầu tư rất nhiều, những người không có việc làm thì tạo cho công ăn việc làm và trả lương bình thường như mọi người với câu nói hùng hồn " còn tay, còn chân, còn sức khỏe thì tự lao động mà ăn" Ông PH bỏ ra hàng chục tỷ giúp làng chứ đối với con cháu ông không cho tiền đó cũng là một hình thức dạy con cháu tự lập.
Thực sự có người chưa hẳn nghèo mà họ muốn nghèo ? Nhìn cảnh xô đẩy chen lấn nhau khi có một đoàn từ thiện về thấy mà buồn.
Lại có người không muốn làm giàu vì sinh đẻ vô tội vạ mặc dù các tổ chức ban ngành vận động hết sức nhưng vẫn cố ráng đẻ, trường hợp đơn cử mới nhất là chị Khương Thị D ở thôn Nội Hòa mặc dù đã có 2 con nhà rất nghèo nhưng vẫn cố tình nghén, trong quá tình mang thai mẹ thiếu ăn sức khỏe giảm lại mang thai đôi càng nguy hiểm hơn là không đi khám thai định kỳ kết quả sau sinh mẹ bị sản giật giờ đang điều trị ở BV Việt Nam Cu Ba, giá như vợ chồng chị D biết suy nghĩ dừng lại 2 con để chăm lo cuộc sống kinh tế cho gia đình thì đâu đến nỗi mang bệnh vào người đâu đến nỗi phải bắt mọi người nhủ lòng thương hại, Bây giờ nếu điều trị lành liệu 2 vợ chồng có nuôi đủ 4 đứa con ăn học đàng hoàng không hay lại trở thành gánh nặng cho xã hội
Một cụ bà gần 85 tuổi có con cháu nhưng một mực không chịu ở chung mà vẫn " muốn tự lập", con cháu giúp đỡ không nhận, người ngoài không biết thì cứ chực lưỡi tội hè...thậm chí có người ngoài làng còn hô hào vận động cả tiền mang đến cho.
Nghĩ cũng buồn cuời cho tính tự lập của bà cụ và những người không muốn làm giàu mà muốn dựa dẫm vào lòng trắc ẩn của người khác.
Mình vẫn biết dân Lý Hòa có tính thương người nhưng ta cũng đừng nhủ lòng trắc ẩn đến những tường hợp như vậy vì vô hình dung đôi khi ta tự tạo cho họ một thói quen sống ỷ lại người khác, cứ để cho họ cứ vấp ngã rồi họ sẽ đau và sẽ đứng dậy đi bằng đôi chân của mình. Viết đến đây mình nhớ cách đây 5 năm cũng có một trường hợp sinh đẻ đến con thứ 3 nhà không có ăn mọi người đến vận dộng kế hoạch nhưng vẫn không chịu kết quả rồi cứ vậy 3 năm tòi ra 2 đứa như vậy bây giờ gia đình ấy thành 1 tiểu đội tàu há mồm hằng năm vẫn được xét hộ nghèo , mình hay đùa là hộ nghèo bền vững, ăn uống đã chật vật như rứa thì con cái sao học hành nên người được.
Một xã hội tốt thì phải có những nhân tố tích cực để phát triển.
Đã làm người thì biết đau, biết nhục,biết xấu hổ, biết đứng vững và bước đi vững chắc trên đôi chân của mình.
Nên Cộng đồng ta từ nay tập trung vào 2 mảng chính:
- Bình xét trợ giúp có chất lượng bằng cách cho người nghèo cần câu chứ không nên cho con cá ( ví dụ như giúp ngư dân Phan Thắng)
- Tập trung khuyến học, khuyến tài.
Túm lại:
Đừng để con cháu có tư duy trong đầu học rồi đi xuất khẩu lao động và cũng đừng biến một con người thành tính xấu dựa dẫm vào lòng trắc ẩn thương hại của người khác.
Hạ màn :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét