Có những bài ca không phải do Nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ biểu diễn, nhưng nó đã in đậm trong tiềm thức và tình cảm của người dân một vùng quê và được lưu truyền, vọng vang từ thế hệ này đến thế hệ khác. "Lý Hòa vô sân bay" là một bài ca như vậy.
Nền nhạc bài hát này được dựa trên một làn điệu dân ca nhảy sạp quen thuộc của dân tộc Thái với những nốt nhạc mở đầu "la la rê mi rê/ rê rê rê mi rê son".
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, các cụ làng ta đi bộ đội đóng quân và chiến đấu ở vùng Tây Bắc nơi có đông đồng bào Thái sinh sống, các cụ đã thuộc làn điệu dân ca này.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954, hòa bình lập lại các cụ ra quân và không quên mang theo làn điệu dân ca trử tình này cùng với dáng hình xinh đẹp của những cô gái Thái về Lý Hòa. Và làn điệu dân ca này đã một thời vang lên rộn ràng trong những năm xây dựng phong trào Hợp tác hóa xây dựng CNXH ở miền Bắc trong những năm 1957 - 1958 của thế kỷ trước.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, các cụ làng ta đi bộ đội đóng quân và chiến đấu ở vùng Tây Bắc nơi có đông đồng bào Thái sinh sống, các cụ đã thuộc làn điệu dân ca này.Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, 1954, hòa bình lập lại các cụ ra quân và không quên mang theo làn điệu dân ca trử tình này cùng với dáng hình xinh đẹp của những cô gái Thái về Lý Hòa. Và làn điệu dân ca này đã một thời vang lên rộn ràng trong những năm xây dựng phong trào Hợp tác hóa xây dựng CNXH ở miền Bắc trong những năm 1957 - 1958 của thế kỷ trước.
Vào khoảng năm 1958, bà Phan Thị Mẹt, sinh năm 1936 ở thôn Thượng Hòa là một trong những hoa khôi của làng lúc đó hay vào Đồng Hới buôn bán. Tình cờ bà gặp ông Lê Phước Trợ (quê ở Quảng Trị) là bộ đội Trung đoàn 18, Sư đoàn 325 đóng quân ở sân bay Đồng Hới. Hai người đem lòng yêu nhau. Từ đó bà thường xuyên vào ĐH nói là để buôn bán nhưng việc chính là thăm gặp người yêu sau này là chồng bà. Lúc bấy giờ phương tiện đi lại khó khăn, chủ yếu xe của bộ đội, bà hay vẫy xe của bộ đội đi nhờ vào ĐH và việc này dần dần đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi người. Từ đó, bạn bè của bà dựa theo nền nhạc dân ca Thái nói trên mỗi người sáng tác một câu thành một bài hát hoàn chỉnh với tiêu đề "Lý Hòa vô sân bay", và bài hát đã ra đời từ ấy. Sau khi cưới nhau, ông Trợ chuyển công tác ra Bắc, mãi 3,4 năm sau mới có điều kiện về thăm vợ con, bởi thế đoạn 2 của bài hát mới có câu "Hòa bình đã ba bốn năm/ sao anh đi mãi không về..."
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông bà sống hạnh phúc cùng con cháu tại 151 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, tp HCM. Năm 2014, bà qua đời do căn bệnh hiểm nghèo tại nơi ở trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình, người thân, bạn bè.
Cũng trên nền nhạc này, nhiều lời bài hát được sáng tác để hát cho vui, nhưng có thể nói "Lý Hòa vô sân bay" là bài hát có sức sống bền bĩ, phổ biến, được mọi người yêu thích nhất và đã trở thành LÀNG CA.
60 năm đã qua đi kể từ ngày các cụ mang làn điệu dân ca Thái về làng, nhưng bài hát "Lý Hòa vô sân bay" với những ca từ mộc mạc, vui tươi trên nền nhạc đằm thắm, ngọt ngào đã đi vào tâm thức của bao thế hệ người Lý Hòa, một bài ca để đời và đáng nhớ và nó tiếp tục vang mãi với làng chài nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp bên bờ sông Lý hiền hòa , thủy chung như tình yêu đôi lứa.
Lời bài hát: 1/Lý Hòa vô sân bay/ ô tô đi hết mấy tiền/ có xe bộ đội đi qua/ ơi anh cho em đi cùng/ bộ đội hỏi chị đi đâu/ em đi thăm chồng sán bay. 2/ Hòa bình đã ba bốn năm/ sao anh đi mãi không về/ anh lấy hay là anh chê/ viết thư cho em lấy chồng/ kẻo mà kéo mà em trông/ ba bốn năm rồi anh ơi.
Ps : Câu lạc bộ "Liên thế hệ tự giúp nhau" thôn Nội Hải với "Lý Hòa vô sân bay".
Bài viết: Vinh Hạnh, video : Hương Quê
Video
Video
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét