Từ khi tôi bé tí, mẹ đã rèn cho tôi câu nói cửa
miệng là “vui lòng” và “cảm ơn” với một thái độ tôn trọng.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng một nửa dòng
máu chảy trong người tôi là Việt Nam (cha tôi người Việt). 'Người thầy' ảnh hưởng
đến tôi nhiều nhất, góp phần thành công lớn cho công việc hiện tại của tôi là mẹ.
Sống với mẹ, mẹ đã dạy tôi rất nhiều bài học để khi càng trưởng thành tôi càng thấm thía và thầm cảm ơn bà.
Sống với mẹ, mẹ đã dạy tôi rất nhiều bài học để khi càng trưởng thành tôi càng thấm thía và thầm cảm ơn bà.
Đến khi sinh con, phải dạy con những bài học làm
người, tôi lại nhớ những điều mẹ đã dạy thuở nào, những mong sau này lớn con sẽ
thành công.
1. “Uốn lưỡi chín lần trước khi nói”
Kể từ khi tôi bập bẹ tập nói, mẹ đã chỉ cho tôi
cách phát âm cho chuẩn, cách dùng từ cho chính xác, cách diễn đạt cho có đầu có
cuối. Khi bắt đầu cắp sách tới trường, mẹ bảo tôi, “Lời nói chẳng mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Và mẹ cũng không quên nhắc tôi dù có nói văn
hoa thế nào thì cũng cần coi trọng hai từ trung thực và chân thành.
2. Luôn luôn nói “vui lòng” và “cảm ơn”
Từ khi tôi bé tí, mẹ đã rèn cho tôi câu nói cửa
miệng là “vui lòng” và “cảm ơn” với một thái độ tôn trọng mọi người và lòng biết
ơn chân thành đối với những người mang lại sự giúp đỡ cho mình.
Khi mong muốn tôi làm bất kỳ việc gì, mẹ đều nhỏ
nhẹ nói 'vui lòng', ví như: "Con vui lòng lấy cho mẹ chiếc tách..."
và sau khi tôi hoàn thành sẽ nhận được nụ cười thật tươi cùng lời cảm ơn của mẹ.
Mẹ tôi thực sự là một người phụ nữ của gia đình,
không khi nào mẹ không nghĩ và dành thời gian để chăm lo cho chồng con với một
tình yêu thương dạt dào. Mẹ luôn dạy anh em chúng tôi phải hòa thuận, thương
yêu và giúp đỡ nhau. Mẹ cũng chính là sợi dây kết nối tất cả các thành viên
trong đại gia đình tôi, trong đó bao gồm cả ông bà và các cô dì, chú bác tôi với
những buổi liên hoan cuối tuần hay những lời hỏi han, động viên với những thành
viên gia đình đang ở xa.
Một thói quen nữa của mẹ mà tôi học tập được đó
là luôn giữ gìn và trân trọng những kỷ vật của gia đình bởi cho dù những đồ vật
đã cũ không còn giá trị sử dụng đi chăng nữa thì giá trị tinh thần của chúng là
không thể đong đếm được.
Theo lời kể của mẹ tôi, lúc còn nhỏ, mặc dù làm
chị nhưng tôi thường hay tranh giành và bắt nạt em. Và trong trí nhớ của tôi
thì tôi vẫn nhớ rõ những lời khuyên bảo nhẹ nhàng của mẹ để tôi cảm thấy mình
thực sự rất yêu em gái và sẵn sàng đứng ra bảo vệ em. Tôi cảm thấy rằng chính
vì tôi có một người em và có một người mẹ tuyệt vời mà tôi sớm trưởng thành và
chững chạc hơn. Cũng vì thế mà giờ đây khi là mẹ của hai đứa con nhỏ tôi thấy
việc giúp hai con luôn hòa hợp và yêu thương nhau không phải là một điều khó
khăn.
Ngay từ nhỏ mẹ đã 'huấn luyện' cho tôi tính tự lập
và tự phục vụ bản thân. Bất kỳ việc gì mẹ cũng khuyến khích tôi nỗ lực hết mình
để tự làm. Khi tôi gặp khó khăn, mẹ sẽ đưa ra gợi ý hay giúp tôi giải quyết vấn
đề. Vì thế, tôi biết nấu nướng và tự chuẩn bị bữa ăn cho mình cũng như giúp mẹ
nhiều công việc nhà từ sớm. Điều này giúp tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của
lao động và biết trân trọng giá trị đồng tiền.
Mẹ cũng dạy tôi phải làm gì để có được thứ mình
mong muốn, do đó mà ngay từ khi mới 11 tuổi, tôi đã bắt đầu tự tay kiếm được những
khoản tiền nho nhỏ. Và quan trọng hơn, mẹ còn khiến tôi trở thành một con người
bản lĩnh, không dễ dàng chịu sự tác động từ bên ngoài; tôi luôn tin tưởng rằng
con đường đi mà mình lựa chọn là đúng đắn. Tôi cảm thấy rất biết ơn mẹ khi nhận
được những lời khen ngợi từ mọi người xung quanh rằng tôi là người can đảm và độc
lập.
Cha mẹ tôi có mức thu nhập không cao. Đồng lương
của cha mẹ chỉ dư đôi chút sau khi đã chi cho những nhu cầu cơ bản trong gia
đình. Nhưng mẹ tôi luôn nói với các con rằng: nghèo không phải là lý do để ngừng
theo đuổi những giấc mơ; các con có thể khóc khi vấp ngã nhưng phải tự mình đứng
dậy và bước tiếp. Có lẽ vì thế mà tôi luôn tự nhủ: không được bỏ cuộc và có sức
mạnh vượt qua tất cả gian nan, thử thách để có tấm bằng cử nhân trong tay.
Mẹ đã dạy cho tôi hai bài học quý giá về sự lựa
chọn. Bài học đầu tiên đó là: hai phương án để lựa chọn. Đối với con trẻ, thay
vì hỏi: “Con muốn mặc bộ váy nào?”, bố mẹ hãy hỏi: “Con muốn mặc bộ váy này hay
bộ váy kia?”. Chỉ được có 3 điều không thích – là bài học thứ hai. Ví dụ đơn giản
nhất cho bài học này đó là: trong ăn uống, mẹ quy định khắt khe với tôi rằng,
tôi chỉ được lựa chọn ba trong số tất cả các loại thực phẩm để loại ra khỏi thực
đơn của mình. Chính vì thế mà tôi làm quen được với hầu hết các đồ ăn và hoàn
toàn không phải là một người kén ăn. Bây giờ, tôi cũng áp dụng phương pháp này
với con gái và hiệu quả còn vượt sự mong đợi của tôi, tôi và con gái đã cùng
nhau thử cả những món ăn trong danh sách “3 không thích” đó.
Tôi luôn ước ao rằng mình có được một nửa sự kiên
nhân của mẹ. Mẹ tôi không bao giờ giận dữ và la mắng anh em chúng tôi hay bất cứ
ai. Trong mắt mẹ không ai là người xấu hoàn toàn và mẹ khuyên chúng tôi rằng phải
biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác bởi cho dù họ có làm điều gì sai đi
chăng nữa thì họ cũng có lý do riêng và cần được cảm thông. Mẹ còn luôn mang đến
tình yêu thương và sự sẻ chia cho những người xung quanh. Chính mẹ là người khiến
tôi hiểu rằng làm việc tốt thì không cần mong báo đáp bởi cuộc sống sẽ rất công
bằng hay đơn giản mỗi lần cho đi là một lần cảm thấy vui vẻ trong lòng.
>>> Xem thêm video
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét