3.5.
Các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian
Ø Múa nhà trò
Đây là điệu múa quạt,
vừa múa vừa hát rất rộn ràng. Tốp múa có 8 – 10 người, áo màu rực rỡ, hai tay cầm
hai quạt để múa hát theo đội hình hai hàng ngang, hai hàng dọc.
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương I phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương I phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương II phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương II phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 3)
Nội dung bài hát để múa vẫn là ghi tạc công đức thần, cầu phúc cầu tài lọc cho con dân để có cuộc sống lao động thuận lợi đạt tới ấm no hạnh phúc. Điệu múa này giống tựa điệu múa sắc bùa của Khánh Hòa mà các cụ đi ghe bầu đã học được khi đỗ tại bến chùa Chụt nơi thờ Thiên Y A Na sau đó đưa về truyền dạy cho con cháu tập luyện múa hát.
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương I phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương I phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương II phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương II phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 1)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 2)
>>> Đất và người Lý Hòa (Chương III phần 3)
Nội dung bài hát để múa vẫn là ghi tạc công đức thần, cầu phúc cầu tài lọc cho con dân để có cuộc sống lao động thuận lợi đạt tới ấm no hạnh phúc. Điệu múa này giống tựa điệu múa sắc bùa của Khánh Hòa mà các cụ đi ghe bầu đã học được khi đỗ tại bến chùa Chụt nơi thờ Thiên Y A Na sau đó đưa về truyền dạy cho con cháu tập luyện múa hát.
Ø Chèo cạn
Lễ hội cầu ngư hàng
năm là một trong những nét sinh hoạt văn hóa mang đậm yếu tố tâm linh của bà
con ngư dân vùng biển nói chung
và bà con ngư dân Lý Hòa nói riêng. Đi đôi với lễ hội là chương trình chèo cạn,
một điệu dân vũ phổ biến ở các làng biển trong dịp có lễ hội của làng.
Múa bài chèo còn gọi
là chèo cạn gồm 14 – 16 cô gái chưa chồng ( con con) và hai người “cái hò” 1 nam 1 nữ hò cái (con
cái). Trang phục là áo xanh, quần trắng, đầu chít khăn màu xanh lá chuối non,
cài hoa đỏ, chân đi guốc mộc; mỗi người cầm một cây chèo dài khoảng 1.5m,
đầu tau ngang sơn đỏ còn mái sơn màu trắng, hai cổ tay cầm chèo có buộc giải đỏ.
Hai cái mặc áo màu khác với con con, đầu đội mũ khăn đóng thắt lưng màu, hai
tay cầm hai xanh tre bằng gỗ. Trước khi vào hội thì con cái phải quỳ xuống đọc
bài tế với nội đung dâng lên thần nói lên múc đích của lễ hội là lễ hội gì và
xin thần chấp nhận để con cháu được thực hiện phần lễ trong phần hội. Khi con
cái đọc đứt câu thì mọi người trong đội gục đầu cúi lạy. Khi tế xong theo hiệu
trống chầu toàn đội đang quỳ tế cầm chèo đứng dậy chuẩn bị hò chèo cạn. Trống
chầu đánh hai dùi lệnh sau đó mới đánh dài 3, lúc này con con dập chèo căn
ngang với tư thế chèo. Hai con cái đánh nhịp xanh 3 lần đến sau lần 2 hàng con
con sắp chèo theo nhịp xanh, chuẩn bị chèo. Con cái hò dứt 1 câu đánh 3 hợp
xanh lên xuống thì con con hò theo:
“Xô đi xô hò khoan hà hã hô”
Quá trình con con xô
thì con cái đánh nhịp xanh đều đặn. Con con dứt xô thì con cái tiếp tục 3 nhịp
xanh lên xuống rồi lên và bắt đầu hò câu khác, cứ như thế cho đến hết đoạn hò
chèo cạn. Các bài hò chủ yếu ca ngợi Đảng kính yêu, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi thôn
xóm đổi mới trong bài chèo cạn cầu yên đầu năm mong cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng bội thu.
“Có xuống biển Đông mới biết
con sông là nhỏ
Có lên trên rừng mới biết
núi nọ là cao
Qua đói nghèo qua cực khổ
gian lao
Nhớ ơn sâu của Đảng thấm
tình công lao Bác Hồ”
Hoạt đông văn hóa
này là món ăn tinh thần không thể thiếu trong tâm linh của con người. Đặc biệt
trong tình cảm gia đình và xã hội, việc đưa linh người quá cố không thể thiếu
những làn điệu dân vũ, đó là thể hiện tình cảm của mọi người, của xóm thôn đậm
đà, thiêng liêng và hết sức cảm động đối với người về nơi cõi vĩnh hằng.
“Cụ ra đi về nơi an nghỉ
Để lại cho con cháu bao nổi
tiếc thương
Cầu mong sao nơi chốn suối
vàng
Cụ linh thiêng che chở
Phù hộ độ trì cho cháu con”
Chèo cạn đã trở
thành một nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc, một di sản văn hóa truyền thống mà
ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ con cháu của làng hôm nay tiếp tục gìn giữ
và phát huy.
Ø Tục ngữ - ca dao
Trên mảnh đất được
coi là thiên hòa địa lợi cùng với sông biển, người Lý Hòa đã trải qua nhiều đời
gắn bó trên địa vực, được thiên nhiên ưu đãi. Cư dân Lý Hòa đã hòa nhập và tạo
nên một cuộc sống thanh bạch mang lại nhiều nét riêng biệt của một làng quê.
Gắn liền với sông nước
và phải chế ngự thiên nhiên họ đã biết đoàn kết với nhau thành sức mạnh để xây
dựng hương thôn làng mạc. Trong cuộc sống đó con người đã sáng tạo những câu tục
ngữ, ca dao, hò vè cũng như các sinh hoạt văn nghệ dân gian khác. Tất cả những
cái đó không chỉ để vui chơi giải trí mà còn góp phần nâng cao cuộc sống tinh
thần của người dân lao động. Có thể thời gian đã dần làm những giá trị này mai
một nhưng những gì còn lại vẫn nói lên được cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của
cư dân.
Nói đến Lý Hòa người
ta nghĩ tới ngay đèo, núi, sông và đáng chú ý là Đá Nhảy – một cảnh trí do
thiên nhiên tạo dựng mà khi nhắc tới Quảng Bình người ta không thể nào quên:
“Ngoài Linh Giang trong
ngàn Đá Nhảy
Cửa Lý Hòa nước chảy trong
veo
Quảng Bình phong cảnh đã
nhiều
Xem nước nước đục xem đèo
đèo cao”
Đậm đà nhất vẫn là
những câu ca về tình yêu đôi lứa, mặc dù chế độ phong kiến đã lấy đi những ước
mơ của họ nhưng tình yêu của họ vẫn mặn nồng thủy chung.
“Anh đứng ra xa nghe chày
khắc cối
Anh xích lại gần gặp hát xướng
ca
Xin anh đàn lên dây cho
đúng bực
Thiếp được giao hòa đôi câu”
Bên cạnh tình yêu nồng
thắm còn có những biểu hiện cao đẹp của lòng trung hiếu, tình mẫu tử luôn được
tôn thờ, những câu ca không phải chỉ ghi lại những gì trong sáng đẹp đẽ mà nó
còn phản ánh được những gì mà người dân làng phải nếm trải trong cuộc đời:
“Nghèo thì nghèo ba bèo
chín chữ
Tay em ôm chiếc đàn lịch sử
xàng xê
Đói nghèo nên phải làm thuê
Chớ giàu sang chi đó mà chê
em nghèo”
Hay những câu ca tố
cáo chế độ phong kiến đã đẩy họ đến bước đường cùng:
“Ru bổng ru bổng ru bông
Mẹ ru con ngủ mẹ rong lên
làng
Giật cây bánh gạo mớ lang
Ít nhiều qua bữa quày quang
qua ngày”
...
Nhìn chung tục ngữ -
ca dao ở làng Lý Hòa phần nào đó phản ánh được cuộc sống lao động của mình. Đó
là cuộc sống đa dạng, phong phú được thể hiện thành những câu ca thành vần
thành điệu, đồng thời cũng là hương vị tinh thần trong cuộc sống của họ. Nó góp
một phần nhỏ vào kho tàng văn học Việt Nam.
Ngoài ca dao – tục
ngữ thì ở làng Lý Hòa còn có rất nhiều điệu hò như hò mái dài, mái ba, mái
khoan, hò kéo lưới, hò đưa linh,... Tất cả đã tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc
trưng của vùng biển Lý Hòa.
3.6. Làng Văn hóa và xây dựng làng, thôn văn hóa
Như đã trình bày ở
trên, Lý Hòa có bề dày lịch sử hơn 300 năm và có một truyền thống vô
cùng quý báu. Lý Hòa là một trong những làng quê có nhiều phong tục tập quán
phong phú cũng như các lễ hội, được hình thành trên cơ sở các tổ chức truyền thống
trong cùng một xóm ngõ, dòng họ, đã đi sâu vào từng gia đình gồm nhiều khía cạnh
khác nhau của đời sống lao động. Văn hóa làng ra đời và phát triển cùng với sự
ra đời và phát triển của làng cho nên nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính
trị, văn hóa, xã hội, tâm linh, đạo đức, lối sống và phong tục tập
quán của làng.
Ngày nay, đất nước
ta đang trong xu thế hội nhập thế giới, các làng quê không khỏi ảnh hưởng bởi
xu thế đó. Lý Hòa cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình phát triển của
mình, Lý Hòa cũng đã tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa khác nhau, luôn cởi mở tiếp
cận những tinh hoa văn hóa bên ngoài để làm giàu văn hóa của mình. Những
năm gần đây, Lý Hòa đã có những thay đổi rõ rệt, thể hiện trong mọi khía cạnh của
cuộc sống trong đó có những thay đổi về văn hóa – đó là sự chuyển đổi từ giai
đoạn văn hóa truyền thống sang giai đoạn xây dựng và phát triển một nền văn hóa
hiện đại và việc đầu tiên là phải xây dựng làng văn hóa, thôn văn hóa ở Lý Hòa.
Trước hết cần phải
hiểu thế nào là làng Văn hóa?
Làng văn hóa là quá
trình xây dựng cuộc sống văn hóa mới theo những tiêu chuẩn nhất định theo yêu cầu
của tổ chức, của xã hội, của cộng đồng. Nội dung của nó bao gồm:
Đánh giá hết các giá
trị truyền thống, thấy được các giá trị văn hóa biến đổi cùng với sự biến đổi của
lịch sử. Tức là thừa kế có chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống của
làng, đồng thời cũng xóa các thủ tục lạc hậu.
Tiếp thu những tinh
hoa văn hóa của nhân loại, xã hội ngày càng phát triển, một nhu cầu đặt ra là
phải hòa đồng, cố kết văn hóa, phải có học hỏi những cái hay, cái tiên tiến của
bạn bè trên thế giới để bổ sung cho kho cửa tiếp nhận những văn hóa văn minh hiện
đại.
Có thể khẳng định rằng
xây dựng làng văn hóa là nhu cầu tất yếu không thể thiếu đối với mỗi làng quê
Việt Nam, nhưng cách xây dựng như thế nào và nội dung xây dựng ra sao cho phù hợp
với lối sống hiện đại mà vẫn không mất đi giá trị văn hóa truyền thống của làng
quê – đó là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Với những nhận thức
như vậy, Lý Hòa đang dần xây dựng hình ảnh về một làng quê giàu truyền thống với
nhưng nét văn hóa đặc trưng vốn có của mình. Hiện nay, ngôi nhà truyền thống
không còn là phổ biến mà thay vào đó là những ngôi nhà mái ngói, cao tầng với đầy
đủ tiện nghi phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân. Đường sá không còn là những
con đường đất sỏi ngoằn nghoèo mà thay vào đó là những con đường bê tông thẳng
tắp. Đời sống phát triển, người dân không phải mặc những bộ áo nâu như xưa nữa
mà họ quan tâm đến việc ăn mặc làm sao cho đẹp, họ tự do hơn trong việc lựa chọn
trang phục của mình. Tuy nhiên trong các lễ hội của làng thì không thể thiếu những
bộ áo dài của phụ nữ và khăn đóng áo the chủa người đàn ông lớn tuổi. Các công
trình công cộng của làng luôn được người dân trong làng tôn trọng và gìn giữ bởi
lẽ họ ý thức được rằng đây là những di sản quy báu của dân làng mà không phải
nơi đâu cũng có được. Bên cạnh đó những sinh hoạt văn hóa tinh thần cũng có nhiều
biến đổi sâu sắc. Những phong tục tập quán của làng vẫn luôn được giữ gìn, truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tuy nhiên sống trong thời kỳ đổi mới, cơ chế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên những hủ tục lạc hậu dần dần biến mất,
thay vào đó là lối sống văn minh hơn. Chẳng hạn như trong phong tục cưới hỏi
người ta không còn đòi hỏi phải đầy đủ thủ tục như xưa mà đã cắt đi những thủ tục
cầu kỳ, lứa đôi yêu nhau và đến với nhau dựa trên sự tự nguyện chứ không phải bị
ép buộc như xưa. Trong phong tục tang ma việc tang lễ tiễn đưa người chết đã có
nhiều thay đổi, một số nghi lễ rườm rà đã được loại bỏ. Tang lễ đơn giản nhưng
vẫn chu đáo và trang nghiêm, thể hiện sự thương tiếc đối với người đã khuất. Những
mối quan hệ tỏng gia đình, dòng họ cũng có nhiều chuyển biến. Tổ chức dùng họ
hiện nay đã và đang được củng cố chặt chẽ, ý thức cộng đồng dòng họ của mỗi cá
nhân với tư cách là thành viên của mỗi dòng họ có xu hướng bộc lộ ngày một rõ
nét và đang giữ vai trò quan trọng trong những sinh hoạt văn hóa của làng.
Để bảo lưu và phát huy
những giá trị văn hóa đã có ban chỉ đạo của xã đã chỉ đạo và hướng dẫn các thôn
xây dựng quy ước thôn văn hóa phù hợp với thực tế địa phương và quy định của
pháp luật. Gồm những nội dung chủ yếu sau:
Về văn hóa xã hội: quy định mọi công dân trong các thôn phải có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh
luật pháp của nhà nước, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của con cái đối với
ông bà, cha mẹ và ngược lại. Về các phong tục như cưới hỏi và tang ma phải được
tổ chức theo đúng quy định, theo lối sống mới, lành mạnh, tiết kiệm, không xa
hoa, lãng phí. Việc giữ gìn vệ sinh khu dân cư và thôn xóm và nhiệm vụ của mỗi
người dân, nếu ai vi phạm sẽ bị nhắc nhở, kiểm điểm và xử lý theo quy định của
pháp luật.
Về kinh tế: nhận thức sâu sắc đời sống kinh tế là sơ sở nền tảng để bảo đảm ổn định
xây dựng làng văn hóa. Bởi vậy trong quy ước xây dựng thôn văn hóa, xã rất chú
trọng việc phát huy mọi nguồn lực của nhân dân để phát triển kinh tế.
Về bảo vệ an ninh trật
tự: đây là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo an ninh thôn xóm,
do vậy quy ước quy định các họ tộc gia đình phải có trách nhiệm giáo dục con
cái, chống mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp,... Các gia đình phải đùm
bọc, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.
Về bảo vệ môi trường: phải tích cực hưởng ứng tham gia làm vệ sinh môi trường của thôn xóm
trong các ngày lễ lớn cũng như làm vệ sinh trong khuôn viên nhà mình. Quy ước
cũng quy định phải giữ gìn bảo vệ những nguồn lợi tự nhiên của xã, quy định rõ
việc chôn cất mồ mã như thế nào để đảm bảo môi trường.
Về tổ chức tài chính
– khen thưởng và thi hành: trong việc xây dựng thôn
văn hóa phải có ban điều hành thôn, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân
trong thôn chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
và thực hiện tốt quy ước xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa.
Với những gì đã và
đang thực hiện, văn hóa truyền thống của Lý Hòa không bị mất đi mà nó đóng vai
trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.
Chúng ta đang chứng kiến một sự dung hợp và hội nhập văn hóa lớn trong xã hội,
giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa việc duy
trì tinh thần cố kết cộng đồng và việc phát triển nhân cách tự do, giữa việc
gìn giữ bản sắc dân tộc vào ội nhập quốc tế. Người dân Lý Hòa đã xây dựng một
thiết chế, một mô hình văn hóa dựa trên kết cấu cụ thể của làng, phù hợp với những
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chứ không phục hồi một cách máy móc, rập
khuôn tất cả những gì gọi là truyền thống của làng. Ngày
nay với sự phát triển của xã hội, làng Lý Hòa không nằm ngoài sự phát triển đó
và đang chuyển mình khởi sắc hình thành nên nếp sống mới dựa trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống của vùng văn hóa, phát huy những yếu
tố tích cực của cộng đồng./.
Link Video: http://youtu.be/cvqePV6E1Ak
Liên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét