Trong các lễ hội
sinh hoạt văn hóa dân gian ở Lý Hòa đáng chú ý là lễ hội cầu mùa. Đây là lễ hội
được tổ chức vào dịp trong mùa đi biển (từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch).
Hội cầu mùa được tổ
chức ba đêm liền mà cuộc vui tập trung chủ yếu vào hò khoan, chèo cạn – là hình thức
diễn xướng dân gian bao gồm cả múa lẫn hát. Trong nghi lễ đội ngũ này không quy
định số người, càng đông người càng đẹp, nhưng phải luôn luôn là số chẵn.
Trước hết có hai hò cái, 1 nam 1 nữ, họ là những người có đạo đức và được cả làng tuyển chọn và là những người có tài năng đối đáp, biết thay đổi điệu hò một cách linh hoạt. Trang phục của nữ cái hò là quần trắng, áo dài thêu xanh lơ, đầu chít khăn hoa lý. Nam cái hò mặc quần dù xanh hoặc trắng, áo dài thêu xanh lơ, đầu chít khăn hoa lý. Cả hai người đi guốc mộc, hai tay cầm sanh bằng gỗ tròn gõ nhịp hò.
Đội ngũ chèo cạn chỉ
toàn là những cô gái mới lớn, tất cả đều mặc đồng phục quần trắng,
áo dài màu mỡ gà hoặc lụa mỏng, tóc bối gọn, chân đi đất, mỗi người cầm một
mái chèo, mái chèo được sơn màu trắng được trau chuốt rất đẹp. Khi đoàn chèo cạn
được xếp ngay ở giữa sân đình, hò con xếp quay mặt vào trong còn hò cái đứng đối
diện giữa hai hàng hò con.
Buổi lễ bắt đầu, người
hò cái nam vừa gõ nhịp sanh vừa xướng, dứt tiếng hò cả đoàn người chèo cạn đã
chèo lên phía trước
một cách nhịp nhàng và làm động tác chèo thuyền đi vừa cùng
xô, xô ni xô hố nô, xong lại về lại vị trí ban đầu.
Điệu hò chèo cạn phần
nào diễn tả được cuộc sống lao động chèo thuyền của ngư dân và nó được nâng lên
thành nghệ thuật.
Sau hò khoan chèo cạn
là múa bông, trang phục là đi chân đất, hai tay cầm hai lồng đèn hình lục giác
hoặc tứ giác. Đoàn múa khoảng 10 – 12 người có 2 người cái, người chạy đản dầu
múa gọi là chạy vĩ để xếp chữ hoặc xếp hình các con vật như cá, rồng,...
Hội cầu mùa của làng
vừa thể hiện lòng tưởng nhớ của làng đối với sự linh thiêng cùng công lao của
ngư ông đã giúp cho dân làng làm ăn thịnh vượng và đây cũng chính là một môi
trường cho các sinh hoạt văn nghệ dân gian có cơ hội để phát triển.
Ø Hội bơi thuyền
Bơi thuyền là một
trong những truyền thống của cư dân Lý Hòa. Hội bơi thuyền được tổ chức trong dịp
đầu xuân, trong lễ hội cầu mùa và trong những ngày lễ lớn của làng.
Đua thuyền là một
hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian bao gồm nhiều mặt, đua tài nghề nghiệp và
kỹ thuật. Tổng hợp của lao động biển khơi đòi hỏi về ý chí và sức dẽo dai,
thành thạo nghệ thuật bơi dàm và biễu hiện tài năng của người cầm lái.
Trước khi vào
bơi,ban hội lễ cho các ghe thụa một lần và các ghe tổ chức đưa lễ vật ra dinh –
nghề của xóm để tế lễ, sau đó tập trung cúng tại đình làng và bắt đầu vào lễ
đua, chủ lễ bưng hộp thăm ra đặt trước bàn cho 4 vị chủ của 4 thuyền rút thăm để
chọn đường đua. Sau khi cúng lễ xong, các đội bơi đều bơi ra giàn bơi, lúc này
các thuyền bơi đều nằm trong tư thế sẳn sàng. Hiệu lệnh để đua ngoài trống ra
còn có sợi dây giữ thuyền do ông đốc mọng cầm, khi tiếng trống vừa dứt cũng là
lúc sợi dây được thả ra. Lúc này các thuyền đều buông chèo khua nước cố ra sức
để giành giải. Điều này không chỉ vinh sự cho người bơi mà còn vinh dự cho xóm
chòm của mình. Đồng hành cùng thuyền đua, người xem trong tay cờ hoa, nón mũ vẫy
chào, tiếng hò reo làm huyên náo của một vùng sông nước. Đua thuyền ở Lý Hòa là
ngồi đua, các tay chèo ngồi dọc hai bên mạn thuyền trong tư thế khá gò bó,
trong lúc thuyền đua vừa to vừa nặng lại vừa đòi hỏi các tay đua phải có sức chịu
đựng dẽo dai, phân phối sức lực phù hợp mới giành được chiến thắng. Để thắng cuộc,
không chỉ cần riêng sức khỏe, sức dẽo dai của mỗi tay đua mà phải có sự ăn nhịp
giữa người cầm lái, người chấp lệnh và người ngồi đua. Người có vị trí quan trọng
nhất trong hội đua là người cầm lái ở cuối thuyền, người điều khiển cho thuyền
đi đúng hướng, đúng đường, vòng qua tiêu thế nào cho nhanh, cho gọn và phải lấy
cho được số tiêu của thuyền mình để đưa về nộp cho ban tổ chức. Người không kém
phần quan trọng nữa là người chấp lệnh phải hô đúng khẩu hiệu lệnh dứt khoát,
mang tính cổ động cao đề cổ vũ các tay đua bắt nhịp 1 cách nhịp nhàng, đồng đều
nhưng đầy sức mạnh. Khi về đích các thuyền đua được xướng danh với các giải nhất,
nhì, ba, tư. Phần thưởng cho mỗi giải không lớn nhưng đó là lộc của làng, là niềm
tự hào của các tay đua và của nhân dân cả thôn, cả xã và người xem hội trong
năm, để tiếp tục năm sau lại tham gia giải đua mới. Niềm tự hào lễ hộ đua thuyền
hàng năm còn đi theo những người xa quê hẹn năm sau trở lại để tiếp tục chia
vui cùng bà con quê nhà.
Hội đua thuyền truyền
thống làng Lý Hòa mạng đậm hồn quê, giữ nếp nhà xưa... In đậm dấu ấn văn hóa của
một vùng quê biển, trong đó thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng mang tinh thần
thượng võ, dám vươn ra biển lớn và những giá trị văn hóa, lao động tạo dựng
hàng trăm năm được tiếp tục tôn vinh.
Các lễ hội văn hóa
dân gian truyền thống là sự biểu hiện sức sống tiềm tàng của một
làng quê. Là tinh hoa của văn hóa dân tộc. Chỉ những dân tộc sống trong môi trường
trong tình yêu chuộng thiên nhiên và khát khao hòa bình mới có những lễ hội
mang đậm tính nhân văn như ở Lý Hòa.
3.4.
Truyền thống khoa bảng và tình hình giáo dục của làng hiện nay.
Mặc dù ra đời muộn,
khi mà chế độ phong kiến suy tàn, tư tưởng nho giáo đang ở vào chặng đường cuối.
Thế nhưng mà Nguyễn lúc bây giờ vẫn níu kéo nho giáo dể củng cố địa vị thống trị
của mình. Vì thế làng Lý Hòa cũng chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng nho giáo đã trở
thành lực lượng thống trị trong đời sống tinh thần của làng.
Ở làng Lý Hòa nho
giáo đã in đậm dấu vết vào phong tục tập quán và nếp sống của những thành viên
trong làng, nó chi phối cái qui phạm đạo đức đối với các hành vi của con người;
cũng có thể tác động trực tiếp đến những quy định về lễ nghi đối với đời sống (
biểu hiện rõ trong mối quan hệ hôn nhân gia đình).
Nếu nho giáo đã góp phần củng cố các tôn ti trật tự trong
gia đình thì nó cũng tăng cường sự phân biệt giai cấp và đẳng cấp trong xã
thôn. Nó có tác dụng củng cố trật tự của chế độ phong kiến và đề cao vai trò của
hệ tư tưởng thống trị mà nó sống rất dai dẳng. Vào thời kỳ này nho giáo thâm nhập
vào làng Lý Hòa rất mạnh mẽ, đặc biệt là chế độ nho học thịnh hành. Theo các cụ
kể lại rằng ngày trước trong làng không có trường dạy chữ nho nào nhưng vi muốn
con cái học hành, các nhà giàu trong làng bỏ tiền ra mời thầy từ các làng khác
về dạy hoặc cho con em đi đến các thầy nho nổi tiếng như Huế, Roòn, Đồng Hới để
học. Sau khi đã học thành tài các nho sinh này sẽ tham gia vào các kỳ thi do
triều đình tổ chức. Những người nào đổ đạt thì làm quan còn những người thi rớt
thì trở về làng mở trường dạy học, mỗi lớp như thế có khoảng 30 - 40 nho sinh. Trong làng có các thầy giáo nổi tiếng là Hồ Đại, Đặng Gia Nại,
Hoàng Tiêu, Hoàng Duy Bổng, Hồ Phuowg, Nguyễn Giao,...; các thầy phù thủy ( thầy
cúng) cũng là các thầy dạy chữ nho: Hoàng Tác, Hoàng Xằng,...ngay đến các thầy
chùa cũng tham gia dạy, xóm nào cũng có thầy và chính những trường lớp này đã sản
sinh ra một tầng lớp nho sĩ trí thức vừa phục vụ đắc lực cho triều đình phong
kiến vừa làm cho làng nổi tiếng về khoa cử.
Về học phí mỗi mùa học
sinh phải đóng từ 4 – 5 quan tiền và trong mỗi năm đóng từ 8 – 12 quan tiền. Ngoài
ra trong những ngày lễ tết đều có quà kính biếu thầy và thường xuyên giúp việc
nhà cho thầy.
Nho sinh đi học phải
bận áo dài đen, quần trắng, khăn nhiễu 7 lớp hoặc 9 lớp chữ nhân hoặc khăn nhiễu
Tam giang, chân đi guốc hoặc giày,...thường là quần đáy chéo, áo ngắn 5 thân. Nho
sinh đến lớp rất nghiêm túc và chấp hành một cách tuyệt đối nội quy của thầy đề
ra. Điều tâm niệm trước tiên là “tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quy tắc
bất định mà mỗi nho sinh đều lấy làm gốc.
Thành phần tham gia
học không nhất thiết là người giàu có, nhân dân lao động ai cũng có thể cho con
mình đi học, với suy nghĩ học để bằng người. Đó là nét rất tiến bộ, là tiền đề
được dân làng hun đúc cho truyền thống khoa bảng sau này. Nếu một lúc nào đó họ
không đủ sức để theo đuổi nghiệp văn chương đành bỏ dở nửa chừng nghiêng bút
thì họ quay về làm thầy: “Tấn vi quan thất vi sư” ở nhà mở lớp dăm bảy học trò
xếp bàng trên phản nhà để kiếm cơm qua ngày.
Ngoài việc tổ chức học
hành, vào năm Minh Mạng thứ 8 tức là vào năm 1828 (Mậu Tý) có đạo du ra cho các
xã lập đền thờ để thờ đức “Khổng Tử”. Lúc bấy giờ nho học đã hình thành ở làng
Lý Hòa. Do vậy thầy nho cùng dân làng lập ở trung tâm làng một ngôi đền gọi là “đến
Văn Thánh” để thờ Khổng Tử. Trong đền ngoài việc thờ Khổng Tử còn thờ 72 học vị
giỏi nhất trong nho học gọi là thất thập nhị hiền.
Để phát huy tài đức
và nhắc nhở con cháu kế tục truyền thống hiếu học của cha ông, dân làng đã lập
2 cái đền thờ hai vị có công lao trong việc dạy dỗ và xây dựng truyền thống học
vấn của làng. đó là khai khoa thờ cố nho Đại và đền phát khoa thờ cố Nguyễn Duy
Cần. Hai đền này được dựng vào năm Tân Mão (1926). Đồng thời các nho sĩ làng Lý
Hòa đã thành lập hội khai văn vào năm Nhâm Thân (1932) hội ra đời vào ngày 15 –
9 – 1932. Và để gây một ảnh hưởng tốt trong dân làng hàng năm cứ vào ngày 15 –
9 các nho sĩ tập trung đi tảo mộ hai cụ tổ “khai khoa và phát khoa”. Khi tảo mộ
xong các nho sĩ về đặt hương hoa làm lễ và bình văn thơ. Những dòng thơ thắm
tình đầy kiêu hãnh được lưu truyền:
“Nho sĩ Lý Hòa vui truyền thống
Cháu con rạng mặt đẹp non sông”
“Lý hữu đa nhân địa linh sinh hào kiệt
Hòa vi đại quý thiên ứng xuất anh tài”
“Tiên tổ thảo hiền quy lộc cháu con vui tổ ấm
Lý Hòa đức độ lưu truyền vinh hiển công rồng tiên”
Năm tháng trôi đi
nhưng những câu thơ ấy vẫn còn nhắc nhở một niềm tự hào huyết thống hiếu học của
làng Lý Hòa. Trong giới khoa cử thời trước, khi nói đến làng Lý Hòa không ai
không biết đến dòng họ Nguyễn Duy, một dòng họ trong nhiều đời kế tục nổi tiếng
học giỏi, làm quan to và rất được kính trọng.
Theo gia phả họ Nguyễn
Duy ở làng Lý Hòa có ghi rõ: “đời thứ 5 có Nguyễn Văn Khâm (con cố luật). Ngài
làm thầy thuốc bắc hạng quan viên phụ, kỵ ngày 23 – 9, vốn là một thầy thuốc nổi
tiếng, được mời vào triều làm thuốc, chữa bệnh và dạy học, do có nhiều tài đức
trong công việc nên khi chết đi được truy tặng Thị Giảng học sĩ. Khi người con
trai của ông với bà Phan Thị Kệ là Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Duy Đức có điều kiện
học hành tử tế và chính Nguyễn Duy cần là người mở đầu thời kỳ đổ đạt vinh hiển
cho dòng họ mình. Cụ Nguyễn Duy Cần sinh với hai vợ được 4 con trai, 6 con gái
trong đó người con trai thứ 2 là Nguyễn Duy Miễn vốn có tư chất thông minh sắc
sảo, ham học, ông Miễn sinh năm Giáp Thìn (1844) tự là Hành Chi, hiệu là Bình
Hòa, đậu cử nhân khoa Mậu Dầu (1870) niên hiệu Tự đức thứ 31 được bổ làm quan tế
tửu, sau thăng đến chức tham tri bộ lễ, khi chết được truy thọ thượng thư, thọ
69 tuổi. Nguyễn Duy Miễn lấy 2 vợ sinh được 6 con trai, 4 con gái; với bà vợ đầu
là 6 trai, 3 gái với bà thứ hai là 1 gái. Ngài có năm
người con trưởng thành đều thi đậu đại khoa và đều được làm quan. Người đời
khen cả năm cành quế tốt thơm, trong 8 vị đỗ đại của huyện Bố Trạch thì dòng họ
này có tới 5 người”.
Bảng
danh sách những người đỗ đại khoa dòng họ Nguyễn Duy
STT
|
Họ tên
|
Năm sinh
|
Thế hệ
|
Năm thi hương đậu
|
Năm thi hội đậu học vị
|
1.
|
Nguyễn Duy Cần
|
1817
|
Đời thứ 6
|
Cử nhân 1841
|
T.S Thiệu Trị 1842
|
2
|
Nguyễn Duy Thắng
|
1872
|
Đời thứ 8
|
Ấm sinh, tú tài 1891
|
P.bảng Thành Thái 1898
|
3.
|
Nguyễn Duy Tích
|
1879
|
Đời thứ 8
|
Cử nhân 1900
|
T.S Thành thái 1901
|
4
|
Nguyễn Duy Phên
|
1885
|
Đời thứ 8
|
Cử nhân 1903
|
Hoàng Giáp Th.Thái 1907
|
5
|
Nguyễn Duy Thiệu
|
1886
|
Đời thứ 8
|
Ấm sinh, tú tài
|
P.bảng Duy tân 1910
|
Nguyễn Duy Thắng sinh ngày 13/9 Nhâm Thân (1872) thi đỗ cử nhân 27 tuổi, thi hội khoa Mậu Tuất
(1898) niên hiệu Thành Thái thứ 10 đậu phó bảng. Giữ các chức thừa chỉ. Đốc học
kinh kỳ trưởng kinh đô, sát viên chưởng ấm. Truy thọ thái tục tự khanh.
Nguyễn Duy Đồng tự Thành Chi, hiệu Quang Lý, sinh năm Ất Hợi )1875) ẩn sinh ở trường Giám.
Đậu cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) giữ chức Hàn lâm viện điện tịch, hậu bổ tỉnh
Hà Tinh. Ông vốn là người khí khái, trung thực, liêm chính, sau từ quan hề nhà.
Theo chuyện kể của các cụ già trong làng ông Đồng là chỗ thân thiết với cụ Phan
Bội Châu vì cụ Phan đã 2 lần đến Lý Hòa ở tại nhà Cụ.
Nguyễn Duy Tích ( con thứ 3 của cụ Miễn) tự lập chi
hiệu Hòa Giang, sinh tháng 2 năm Kỷ Mão (1897), 22 tuổi thi hương đậu cử
nhân khoa Canh Tý, 23 tuổi thi hội trong tam giáp đông tiến sĩ khoa Tân Sửu
(1901) niên hiệu Thành Thái thứ 13, từng giữ chức tri phủ, đốc giáo bộ chánh,
sau về kinh thăng tham tri bộ binh, khi chết được truy thọ lễ bộ thượng thư (chết
lúc 43 tuổi) ông có 3 người con cũng đỗ đạt người đời gọi là “Tam hòe”.
Nguyễn Duy Phiên sinh tháng 7 Ất Dậu (1885) tự Hiệu Chi, hiệu Mai Khê. 19 tuổi đậu cử nhân
khoa Quý Mão (1903), 23 tuổi đậu đình nguyên khoa Đình Mùi (1907) niên hiệu
Thành Thái thứ 17 giữ các chức quan: tri phủ, thị độc, thị lang, khoa tri bộ lại,
truy họ thượng thư bộ lễ, chết lúc 46 tuổi.
Người con út là Nguyễn
Duy Thiệu, tự Tá Chi, hiệu Hòa Trạch sinh tháng 2 năm Kỷ Sửu (1889) thuộc
loại Hương Lạng ấm sinh được hưởng Hàn điển tịch, đậu cử nhân, 25 tuổi thi đậu
khoa Canh Tuất (1910) niên hiệu Duy Tân thứ 4 đậu phó bảng. Giữ các chức quan
tri huyện, chủ sự viên ngoại Lang Trung chưởng ấm.
Với một dòng họ như
vậy góp phần đáng kể hình thành truyền thống hiếu học, học giỏi của cả làng Lý
Hòa. Nó trở thành
một di sản cho con cháu đời sau.
Ngoài họ Nguyễn Duy
trong làng Lý Hòa có nhiều dòng họ tuy không đạt được như vậy cũng có ít nhiều
đóng góp xây dựng truyền thống quý báu như họ Hồ, họ Hoàng... đậu cử nhân của
Huyện Bố Trạch có 25 vị, làng Lý Hòa có 8 vị:
Danh
sách bảng mục thi hương học vị cử nhân làng Lý Hòa.
TT
|
Họ tên
|
Làng xã
|
Năm thi hương đậu
|
Niên hiệu vua
|
1
|
Hồ Văn Thăng
|
Lý Hòa
|
Ất Dậu 1825
|
Minh Mệnh 6
|
2
|
Nguyễn Sỹ Long
|
Lý Hòa
|
Canh Tý 1840
|
Minh Mệnh 21
|
3
|
Nguyễn Duy Cần
|
Lý Hòa
|
Tân Sửu 1841
|
Thiệu Trị thứ 1
|
4
|
Hồ Dương Huy
|
Lý Hòa
|
Canh Tuất 1850
|
Tự Đức thứ 3
|
5
|
Nguyễn Duy Miễn
|
Lý Hòa
|
Mậu Dần 1878
|
Tự Đức 31
|
6
|
Nguyễn Duy Đồng
|
Lý Hòa
|
Đinh Dậu 1897
|
Thành Thái 9
|
7
|
Nguyễn Duy Tích
|
Lý Hòa
|
Canh tý 1900
|
Thành thái 12
|
8
|
Nguyễn Duy Phiên
|
Lý Hòa
|
Quý Mão 1903
|
Thành Thái 15
|
Tóm lại, ở làng Lý
Hòa trước đây nho học đã trở thành một sức mạnh tác động không những vào đời sống
mà cả trong học vấn của làng, tạo nên nề nếp gia phong nho giáo và truyền thống
hiếu học của cả làng. ngày nay làng vẫn lấy nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, các
dòng họ trong làng luôn khuyến khích con em của mình học tập để xứng với những
gì mà ông cha đã dày công vun đắp truyền thống hiếu học và trọng tri thức đó là
vốn quý mà các thế hệ người dân Lý Hòa hôm nay được thừa hưởng và đang tiếp tục
phát huy. Toàn xã đã phổ cập tiểu học, con em trong làng từ 6 tuổi trở lên đều được
đến trường. Chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất trường học được nâng lên. Năm
học 2009 – 2010 toàn xã có toàn bộ 1524 học sinh,trong đó mầm non có 333 cháu
chia thành 10 lớp, trường tiểu học có 726 học sinh, trường THCS Hải Trạch có
465 học sinh. Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục lãnh đạo xã đã đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất cho 3 cấp nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy và học, phấn đấu
thành những trường đạt chuẩn quốc gia và trường tiên tiến. Bên cạnh đó cũng chú
trọng chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, tăng cường giáo dục đạo
dức, nhân cách học sinh, quan tâm đến an ninh trường học, ngăn chặn bạo lực học
đường. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục.
Một nét nổi bật
không chỉ có ở làng Lý Hòa tồn tại từ xưa đến nay là có quỹ Khuyến học giành
cho người đỗ đạt. Ngày xưa những người đỗ đạt cao được làng coi trọng bằng cách
thưởng tiền và hiện vật, được bầu làm quan viên chức sắc của làng khi đã cáo
quan về quê. Còn bây giờ xã đã thành lập ra hội khuyến học để động viên con em
trong làng sau những nổ lực miệt mài đèn sách. Không chỉ xã có quỹ khuyến học
mà mỗi họ đều lập quỹ khuyến học cho họ mình. Mặc dù điều kiện vật chất còn khó
khăn nhưng đây là món quà tinh thần quý báu động viên cho con em trong làng cố
gắng học tập. Họ nào có con em học giỏi, đỗ đạt nhiều thì rất tự hào.
Như vậy, từ bao đời
truyền thống hiếu học của con em làng Lý Hòa vẫn giữ gìn và phát huy mặc dù có
những thay đổi. Nhìn chung nó đã thể hiện được sự quan tâm của chính quyền địa
phương trong việc chăm lo học tập của con em trong làng. tiếp nối truyền thống
đi trước hiện nay trong làng có nhiều người đỗ đạt cao. Đặc biệt là con em của
dòng họ Nguyễn Duy – dòng họ có tiếng trong khoa bảng của làng với 5 người có
trình độ tiến sĩ, thạc sĩ có khoảng 15 người, cử nhân có khoảng hơn 60
người...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét