Ở
Bố Trạch xưa thường truyền tụng câu ca: “ Nằm đêm nghe trống Kẻ Đòi/ Nghe chuông Kẻ
Hạc / Nghe còi Kẻ Lau…” Trống Kẻ
Đòi: Tức là trống chầu tuồng của làng hát bội của xóm Hát thôn Đông Duyệt xã Phú Trạch ngày
nay.
Khi nghe tiếng trống này, mọi người trong vùng ai cũng biết là có buổi biểu diễn tuồng đang diễn ra.
Khi nghe tiếng trống này, mọi người trong vùng ai cũng biết là có buổi biểu diễn tuồng đang diễn ra.
Bà Phạm Thị Tơn năm nay 80 tuổi, là ả
Đào trong tuồng Bội xưa ở xã Phú Trạch, là một trong số ít người còn sót lại
của đoàn tuồng bội vang bóng một thời.
Vừa
qua bà vinh dự được Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tỉnh Quảng Bình, chứng nhận
Nghệ nhân dân gian tiêu biểu năm 2012 - 2013.
Cụ
Hoạt 90 tuổi đánh trống, cho bà Tơn 80 tuổi đang diễn tuồng.
Ảnh
Cảnh Giang
|
Tôi
được cán bộ xã dẫn tôi tới thăm Bà và được dịp chứng kiến tài năng của Bà. Mặc
dù đã tuổi 80 nhưng bà còn nhanh nhẹn khỏe mạnh và hồn nhiên vui tươi như thuở
nào. Tôi bắt chuyện vừa rồi bà đi dự Hội nghị các nghệ nhân tiêu biểu tỉnh
Quảng Bình, tại thành phố Đồng Hới, nghe nói Bà đã được giới thiệu trình bài
Tuồng Bội mới hay lắm, bà hát lại cho cháu nghe được không ?
Nhận lời bà vui vẽ đứng lên giữa nhà
vừa Múa vừa hát: Tuồng mới: “Nhớ ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình”. Bà hát say
sưa i, a theo làn điệu của Tuồng, vừa hát bà vừa múa đôi tay đưa lên hạ xuống,
chân nhún nhảy theo nội dung ca từ.
“Ngày Bác Hồ về thăm 50 năm trước /
Khi cả Quảng Bình cùng cả nước thi đua / Xây dựng quê nhà cấy lúa trồng
ngô / Vào tổ đổi công hợp tác mở cờ đi lên / Mở cờ đi lên làm theo lời Bác dạy
/ Bảo vệ hòa bình hàn gắn chiến tranh
/ Quảng Bình cùng với Vĩnh Linh / Quyết
dàn thế trận để dành chiến công/ Đánh trận đầu để báo công với Bác / Giặc Mỹ
điên cuồng dẫn xác tới đây / Quân dân giăng lưới bủa vây / Lưới trời cháy đỏ
đêm ngày hả hê…”
Giọng bà cùng với làn điệu quyện lại
lòng đầy cảm xúc lưu luyến tiếc thương:
“ Nhớ đêm hè Bác về với biển / Sóng thì thầm
lưu luyến nhớ nhung / Lòng thì thầm lưu
luyến nhớ nhung . ”
Tôi thầm cảm phục, một con người tuy
tuổi đã già mà tinh thần vẫn hăng hái, trí nhớ vẫn minh mẫn, giọng ca vẫn ngọt ngào truyền cảm, tay múa
vẫn dẽo, chân múa theo làn điệu uyển chuyển nhịp nhàng….
Bà cười vui vẽ nói, tôi hát ở Hội
trường trong tỉnh mà mọi người vỗ tay rầm rộ,
đề nghị hát nữa… Tôi nghĩ: Làn
điệu Tuồng Bội xưa khó hát vậy, mà các cụ vẫn say sưa. Bà nói: “ Mỗi lần tiếng trống chầu vang lên là trong
lòng rạo rực, nôn nao không chịu được, hầu như nó đam mê từ trong máu thịt…”
Bà tâm sự: “ Tuồng Bội làng Kẻ Đòi chúng tôi có từ lâu,
từ đời ông nội bà đã truyền cho cha là ông Phạm Lãnh, khi bà mới 8,9 tuổi đã cùng anh trai là ông Phạm Hoạt, chị
gái Phạm Thị Lơn cùng gánh hát của xóm đi biểu diễn và truyền dạy cho các xã
trong huyện như Cự Nẫm, Khương Hà, Kẻ Thạng. Có khi đoàn của cha đi phục vụ
biễu diễn tuồng bội cho các quan Huyện ở Huyện đường Hoàn Lão Bố Trạch thời còn
giặc Pháp. Ở quê xưa các Vai Kép như Cụ Phạm Lãnh, cụ Trần Hựu, Trần Uyển, Phạm
Xướng, các Đào như Phạm Thị Điệu, Phạm Thị Lơn, Nguyễn Thị Thúi… với các tuồng
cổ như tuồng Lâm Quốc Sỹ, tuồng Lê Lợi, tuồng Nguyễn Trãi…
Bà kể: “ Chị Gái
tôi là bà Phạm Thị Lơn, hát hay múa dẽo hơn tôi nhiều, chị thường đóng vai Đào
kép đóng các vai tuồng áo quần lộng lẫy, khăn mũ đàng hoàng, tiếc là chị đã mất
sớm…”
Khi tôi hỏi Bà về ông chồng có biết hát Tuồng không?
Bà trầm ngâm kể:
“ Thời
tôi 16, 17 tuổi, ông đã mê Tuồng Bội tôi
hát, khi thành vợ thành chồng, ông theo việc xã, làm xã đội phó rồi xã đội trưởng sau này lên Bí thư Đảng ủy,
Ông vẫn luôn động viên tôi, bà cố gắng
gìn giữ nghề tuồng Bội của Ông cha để lại, tiếc là lúc đi biệt phái miền Nam
hơn 10 năm về thì ông bị tai nạn mất lúc ông 78 tuổi.”
Bà nói : “ Tôi
có 4 đứa con gái, đứa nào cũng hát hay múa giỏi, nhưng ba đứa đi lấy chồng xa,
chỉ có con gái đầu là Phạm Thị Lĩnh cùng chồng là Hạnh còn phát huy được và tham gia các Hội diễn của Thôn của xã…
”
Bà kể: “ Thời
chiến tranh: Bà đã cùng chị em trong xóm Hát đã đi biễu diễn cho các đơn vị bộ
đội xem để động viên chiến sĩ, trong hòa bình dựng xây quê hương đổi mới, bà
cũng được mời về phục vụ các kỳ đại hội Đảng, đại hội Người Cao tuổi, đại hội
phụ nữ xã… Khi có Hội diễn dân ca ở
Huyện ở Tỉnh là bà và Ông anh là cụ Phạm Hoạt nhiệt tình tập luyện cho các cháu…”
Bà có tài tự ứng tác nhanh các nội dung cho phù hợp với chủ đề, bà thuộc các làn
điệu của Xuân Nữ, Xuân Nam, các tuồng Bội cũ và mới, hầu như bà đã thuộc làu
thành kỷ năng kỷ xảo rồi, cho nên giới thiệu phục vụ bất cứ nơi nào bà cũng có
sẵn trong đầu để Hát múa hết mình đầy
truyền cảm, làm xúc động người nghe…
Bà buồn rầu nói:
“ Cho đến nay cha và các cụ đã quá cố các thế hệ sau còn lại Cụ Phạm Hoạt, cụ
Hùng, Cụ Trâm, cụ Hộ, cụ Đáp, bà Phùng, và tôi nay cũng đã trên dưới 80 tuổi cả
rồi… … Năm ngoái xã có thành lập Câu Lạc
bộ Đàn và hát Dân ca Tuồng Bội, có nộp Quỹ, có ban chủ nhiệm, nhưng chẳng ai
nhắc nhở rồi cũng lắng luôn; Lứa tuổi 35- 50 con cháu trong gia đình được
truyền nối thì chưa được chính quyền quan tâm lắm nên sợ sẽ mai một, lớp con
cháu trong các nhà trường nếu không truyện dạy Tuồng, Bội thì chắc chắn Tuồng
bội Xóm Hát một di sản của ông cha để lại sẽ bị mất hẳn…”
Cụ
Phạm Hoạt anh trai của bà Tơn nay gần 90 tuổi cho biết thêm: “Trước
đây xóm Hát hàng năm thường có ngày giổ
tổ hát tuồng, có gia phả, có bức tượng của ông tổ Tuồng bội bằng gỗ trong nhà
thờ, nhưng năm 1947 khi Pháp đổ bộ từ Lý Hòa lên đã đốt phá xóm làng, nên nhà
thờ gia phả và bức tượng ông Tổ cũng bị cháy luôn.”…
Gặp đồng chí
Nguyễn Xuân Thịnh một trong những hậu duệ của gánh hát tuồng ngày xưa, nay là
bí thư Đảng bộ xã Phú Trạch cho biết:… “Gánh hát tuồng của Kẻ Đòi ngày xưa, nay
thuộc thôn Đông Duyệt xã Phú Trạch. Trong thời kỳ chống Pháp, chiến tranh gian khổ vậy nhưng gánh hát tuồng
bội của xóm Hát vẫn được mời đi biểu diễn nhiều nơi, những tuồng bội cũ được bà
con trong huyện rất ngưỡng mộ. Chính vậy mà tuồng bội Khương Hà ( Hưng Trạch)
cũng đã mời cụ tổ hát tuồng của Kẻ Đòi lên truyền dạy; rồi tuồng bội ở một số
nơi như tuồng bội Kẻ Nầm ( Cự Nẫm) tuồng bội Kẻ Thạng ( Mỹ Trạch) cũng có gốc
tích từ tuồng bội Kẻ Đòi Phú Trạch…”
Sau ngày thống nhất đất nước, mặc dù tuổi đã cao,
nhưng bà Phạm Thị Tơn cùng anh trai là cụ Phạm Hoạt đã tích cực truyền nghề cho
con cháu trong gia đình và trong xóm. Tuồng Bội được hồi sinh phục vụ cho các
ngày Lễ Tết, khi Huyện tỉnh tổ chức Hội diễn Dân ca thì đội tuồng xóm Hát (
Đông Duyệt) đều có mặt và thường đạt giải cao .
Thời Bình Trị Thiên, Tuồng Bội xã Phú Trạch được tham
gia biễu diễn tại thành phố Huế. Hồi đó
đội ra đi chỉ có 6 người vừa Kép vừa Đào vừa nhạc cụ, gồm cụ Phạm Hối, Trần
Hữu, Trần Uyển, Phạm Xướng, cụ Nguyễn Giảng và bà Phạm Thị Tơn, nay các ông lần lượt ra đi, giờ chỉ còn lại một mình bà.
Rằm tháng 3 Minh Hóa mấy năm trước, tỉnh Quảng Bình tổ
chức hội diễn các làng Văn hóa cấp Tỉnh. Xã Phú Trạch đại diện huyện Bố Trạch
tham gia Tuồng bội và các làn điệu dân ca.
Trong dịp kỷ niệm 410 năm hình thành tỉnh Quảng Bình
(1604- 2014), Liên hoan các làng Văn hóa tiêu biểu Huyện Bố Trạch, con cháu Bà
Tơn, Cụ Hoạt đã đạt giải nhất toàn đoàn về các tiết mục Dân ca và Tuồng Bội mới
tháng 6/ 2014.
Hội diễn Dân ca
các tỉnh Bắc miền Trung tại thành phố
Huế năm 2014 vừa qua, đơn vị xã Phú
Trạch đã đạt 3 Huy chương bạc cho 3 tiết mục Dân ca Tuồng Bội, đó là niềm vinh
dự tự hào của Tỉnh Quảng Bình chúng ta.
Bà Phạm Thị Tơn Nghệ nhân dân gian về Tuồng Bội, nhưng
bà cảm thấy day dứt vì bà chưa làm được gì nhiều để gìn giữ và phát huy nền di
sản quý báu mà Ông cha để lại. Bà và cụ Phạm Hoạt tuổi đã cao cả rồi, các cụ mong muốn Đảng và chính quyền địa phương nên tổ chức
cho Câu lạc bộ Dân ca và Tuồng Bội xã nhà hoạt động có hiệu quả hơn, đặc biệt
nên đưa chương trình Dân ca truyền dạy cho cháu con trong các tiết học chính
khóa ở các nhà trường. Có như vậy mới mong giữ gìn và phát huy được Tuồng Bội
nền Di sản quý giá của Ông cha để lại.
Cảnh giang
BỐ TRẠCH MIỀN DI SẢN
1 nhận xét:
ông mất rồi còn đau nữa
Đăng nhận xét