II* PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở LÝ HÒA TRONG CUỘC KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN THÁNG 8 – 1945.
1- Xây dựng lực lượng cho cuộc tổng khởi
nghĩa giành chính quyền.
>> Lý Hòa - Phong trào yêu nước giai đoạn 1930 - 1946 (phần I)
Cuối
năm 1939, thực hiện dã tâm tiêu diệt nhà nước liên bang Xô-Viết, ngọn cờ đầu của
phong trào cách mạng Xã hội chủ nghĩa thế giới và âm mưu chia lại thị trường
thế giới. Các nước đế quốc Đức-Ý-Nhật ráo riết đẩy mạnh các hoạt động bành
trướng thế lực, tìm mọi cách gây chiến tranh thế giới. Ngày 1-9-1939, phát xít
Đức tấn công Ba Lan, mỡ đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, đẩy loài người
vào thảm họa hủy diệt chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Ngày
3-9-1939, chính phủ Pháp tuyên chiến với phát xít Đức. Chính quyền tư sản Pháp
chủ trương phát xít hóa bộ máy, thẳng tay đàn áp phong tào cách mạng trong nước
và ở các nước thuộc địa.
Ở Việt Nam, để phục vụ cho cuộc
chiến tranh, thực dân Pháp thi hành chính sách “ kinh tế thời chiến” với những
thủ đoạn bóc lột hết sức nặng nề và tàn nhẫn. Chúng tập trung quân đội bắt
người, vơ vét của cải ném vào cuộc chiến tranh, nhiều thanh niên, nông dân,
công nhân bị bắt đi lính đưa sang Pháp đánh thuê. Nhà cửa, thuyền bè, lương
thực bị trưng thu, trưng mua phục vụ chiến tranh tại chổ. Chúng thực hiện chính
sách tăng thuế một cách vô lý làm cho giá cả nhiều mặt hàng tăng cao, làm đồng
bạc mất giá. Mặt khác nạn hạn hán, bão lụt xảy ra thường xuyên làm cho mùa màng
thất bát, mất mùa liên tục. Việc thực
dân Pháp thực hiện chính sách “ kinh tế thời chiến”vơ vét các tài nguyên,
khoáng sản, bắt phu, bắt lính đã đẩy người lao động vốn đói khổ ngày càng lâm vào
cảnh bần cùng, cơ hàn và cũng từ đó gây nên lòng căm phẫn đế quốc Pháp ngày
càng sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân ta.
Song song với chính sách khai thác
thuộc địa vơ vét về kinh tế. thực dân Pháp điên cuồng cấu kết với chính phủ bù
nhìn Bảo Đại thẳng tay đàn áp Đảng cộng sản, phong trào cách mạng, thủ tiêu các
quyền tự do, dân chủ mà nhân dân ta đã giành được trong thời kỳ phong trào Mặt
trận dân chủ 1936-1939.
Lý Hòa một làng biển của huyện Bố
Trạch, mặc dầu từ năm 1930 là một trong những địa phương đầu tiên ở Quảng Bình
có cơ sở cách mạng, có đảng viên trong chi bộ Đảng cộng sản “ga Kẻ Rẩy”, có tổ
chức “ Nông hội đỏ” đầu tiên trên đất Quảng Bình nhưng cũng phải chịu đựng
những hậu quả nặng nề do thực dân Pháp gây ra.
Thực
dân Pháp tập trung củng cố, kiện toàn và tăng cường bộ máy chính quyền Lý hương
của làng. Chúng chọn lựa, đưa những người tâm phúc và có nhiều công trạng giúp
Pháp kiểm soát, quản lý mọi hoạt động trong xã hội bổ sung vào chính quyền và
hội đồng của làng. Chúng đặt ra hội đồng Hào mục, hội đồng Tộc biểu gồm các địa
chủ, tổng lý, cường hào gian ác và các trưởng tộc... để kiểm soát, quản lý,
không chế các hoạt động hội họp, sinh hoạt, làm ăn của nhân dân trong làng và
người thân trong dòng tộc...
Trước tình hình thế giới và trong
nước có nhiều diễn biến phức tạp, để kịp thời chuyển hướng cách mạng, Trung
ương Đảng họp hội nghị lần thứ 6 trong ba ngày 6,7,8-11-1939 tai Bà Điểm ( Gia
Định ). Qua phân tích, đánh giá tình hình, Hội nghị xác định mục tiêu chiến
lước trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giãi
phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hội nghị
chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho
Mặt trận dân chủ nhằm tập hợp nhân dân ba nước Đông Dương, xây dựng lực lượng
chính trị, lực lượng vũ trang tiến tới làm cuộc cách mạng giãi phóng dân tộc.
Về phương pháp cách mạng, Hội nghị chủ trương chuyển hướng về tổ chức, vừa xây
dựng những tổ chức hợp pháp, đơn giản rộng rãi, vừa xây dựng các đoàn thể quần
chúng cách mạng bí mật. Một năm sau vào ngày 6-11-1940, tại Đình Bảng ( Bắc
Ninh ) Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 7 tiếp tục khẳng định
lại mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ giãi phóng dân tộc do Hội nghị Trung ương
lần thứ 6 đưa ra là đúng đắn và nhấn mạnh: “ Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy sứ
mệnh thiêng liêng lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động
giành lấy chính quyền tự do, độc lập”.
Trong lúc phong trào cách mạng ở
các địa phương trong cả nước phát triển mạnh mẽ thì ở Quảng Bình thời gian này
vẫn có một số địa phương chưa có tổ chức Đảng, đảng viên sau khi mãn hạn tù về
tiếp tục hoạt động đơn tuyến và trong toàn tỉnh chưa có tổ chức Đảng lãnh đạo
thống nhất. Mối liên lạc giữa Trung ương, xứ ủy với các tổ chức Đảng ở Quảng
Bình bị gián đoạn, các nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 6 và 7 không đến được
với Quảng Bình. Trong khi đó kẻ thù lại thường xuyên theo dõi, kiểm soát, khủng
bố gắt gao, do đó phong trào cách mạng ở Quảng Bình gặp rất nhiều khó khăn,
lúng túng và bế tắc. Tuy vậy các tổ chức Đảng và đảng viên đã căn cứ vào thông
tin ngoài xã hội và tình hình cụ thể ở địa phương mà trao đổi, bàn bạc tìm
phương thức hoạt động thích hợp nhằm củng cố cơ sở, vận động, tập hợp lực lượng
quần chúng.
Ở Bố Trạch, lúc này hai đồng chí
Dương Đình Dư, Quách Tuân và các cơ sở vừa cùng nhau tìm hướng hoạt động, củng
cố phong trào, phát triển lực lượng và tìm cách bắt liên lạc với các cơ sở Đảng
ở các địa phương khác. Chính từ tinh thần cách mạng không ngừng tiến công của
người Đảng viên cộng sản mặc dù trong hoạt động đơn tuyến, không có sự chỉ đạo
của Trung ương và xứ ủy nhưng các đồng chí đảng viên Bố Trạch đã nhạy bén, biết
căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để tìm ra được phương pháp hoạt động
phù hợp. nhờ vậy tuy phong trào cách mạng ở Bố Trạch phát triển không mạnh mẽ,
tổ chức Đảng không mạnh nhưng vẫn nắm
được quần chúng, từng bước củng cố lại phong trào và xây dựng được lực lượng
chính trị chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới.
Sau 30 năm bôn ba hải ngoại, ngày
8-2-1941 đồng chí Nguyễn Ái Quốc bí mật trở về nước trực tiếp chỉ đạo phong
trào cách mạng. vào thời gian này, chiến tranh thế giới thứ 2 ngày càng phát
triển và lan rộng. Tháng 6-1940, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức.Tháng 10-
1941, chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương
ngày càng đông. Nhân dân ta lúc này sống trong cảnh “ Một cổ hai tròng”. Ngay
sau khi vào Việt Nam ,
phát xít Nhật dùng thuyết “ Đại Đông Á” để lừ bịp nhân dân ta về chính trị.
Chúng còn thẳng tay vơ vét của cải, tịch thu nhà cửa, thuyền bè, bắt dân đi phu
làm đường, sửa chửa cầu cống để phục vụ
quân đội Nhật và các âm mưu xâm lược các nước Đông Dương của chúng.
Bên cạnh những âm mưu , thủ đoạn
xâm lược của phát xít Nhật; thực dân Pháp cũng thi hành chính sách hai mặt: vừa
cấu kết với Nhật chống phá cách mạng Việt Nam, vừa ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng
chống lại Nhật. Thực dân Pháp đưa ra khẩu hiệu “ Pháp-Việt đề huề”, “ cần lao
gia đình tổ quốc”, chúng còn lập “ liên đoàn thóc gạo”, “hội đồng hòa giãi” để
mỵ dân nhằm che đậy thủ đoạn cấu kết giữa Pháp và Nhật và các âm mưu phục vụ
cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.
Sau khi có Nghị quyết 6 và 7 của
Trung ương và trước những âm mưu thủ đoạn tàn bạo của Nhật – Pháp, nhân dân ta
khắp nơi trong cả nước đã đứng lên đấu tranh chống Nhật – pháp. Để kịp thời
lãnh đạo đưa phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ, đúng
hướng. Ngày 10-5-1941, tai Pắc Bó ( Cao Bằng), dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hánh Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 8. Trên
cơ sở phân tích một cách sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị đã
phát triển và hoàn thiện các nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6 và 7 về
vấn đề giãi phóng đân tộc. Hội nghị khẳng định: “ Trong lúc này nếu không giãi
quyết được vấn đề dân tộc giãi phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa
trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp vạn năm cũng không thể đòi lại được”
Căn cứ vào mục tiêu đề ra, Hội nghị đư ra chủ trương thành lập “ Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt minh và tiến hành xây dựng căn cứ địa
cách mạng, chuẩn bị lực lượng và mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền.
Do Quảng Bình mất liên lạc với
Trung ương và Xứ ủy, tháng 3-1942 tỉnh ủy Quảng Trị cử đồng chí Bùi Quang Lập
ra truyền đạt tinh thần nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 cho chi bộ Mỹ
Thổ - Trung Lực ( Lệ Thủy) và các đồng chí trong ban cán sự Đảng của Phủ ủy Quảng
Trạch. Cuối năm 1943, đồng chí Dương Đình Dư bắt được liên lạc với đồng chí
Hoàng Văn Diệm chủ hiệu thuốc bắc ở thị xã Đồng Hới. Thông qua đồng chí Hoàng
Văn Diệm, nghị quyết Trung ương 8 đã đến được với phong trào cách mạnh Bố
Trạch. Sau bao năm hoạt động trong điều kiện thiếu sự chỉ đạo của Trung ương và
Xứ ủy với biết bao khó khăn, lúng túng đến lúc này những đảng viên cộng sản và
phong trào cách mạng ở huyện Bố Trạch có được phương hướng hoạt động đúng đắn,
thoát ra khỏi sự bế tắc về nhận thức mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu
tranh.
Trong thời kỳ này do được tiếp thu
sớm Nghị quyết 8 của Trung ương, Phủ ủy Quảng Trạch một mặt tập trung cung cố,
phát triển cơ sở Đảng, phong trào,xây dựng lực lương chính trị quần chúng mặt
khác cử một số đảng viên vào hoạt động ở Bố Trạch. Các đồng chí đảng viên Quảng
Trạch tập trung hoạt động ở các làng Hòa
Duyệt, vùng Tróc, Trung Nẫm, Lý Hòa, Cao Lao Hạ, Cao Lao Trung, Thanh Lăng, Phú
Kinh, Phú Hữu nhằm xây dựng cơ sở cách mạng và tìm bắt liên lạc với các đảng
viên Bố Trạch. Do hoạt động trong điều kiện bí mật, không được sự giới thiệu
của tổ chức Đảng cấp trên, mặt khác kẻ địch đang tìm mọi phương sách để phát
hiện các hoạt động của Đảng cộng sản. Do vậy, các đồng chí đảng viên phủ ủy
Quảng Trạch chỉ xây dựng được một số cơ sở ở Tróc, Trung Nẫm, Lý Hòa, Cao Lao
Hạ, Cao Lao Trung, Phú Hữu, việc tìm bắt liên lạc với các đảng viên Bố Trạch
không thực hiện được.
Sau khi tiếp nhận được Nghị quyết 8 của Trung ương, hoạt
động của các đảng viên, cơ sở cách mạng và phong trào quần chúng cách mạng ở Bố
Trạch có bước phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Căn cứ vào chủ trương của Trung
ương và Xứ ủy các đồng chí đảng viên và cơ sở cách mạng đẩy mạnh các hoạt động
tuyên truyền, vận động quần chúng. Thông qua các ngày lể, tết, hội làng, kỵ
giổ...các đồng chí đảng viên và cơ sở tổ chức nói chuyện tình hình trong nước,
phân tích tội ác của thực dân pháp và bọn phong kiến tay sai, về vai trò của
Mặt trận Việt Minh, vận động nhân dân đi theo Việt minh đánh Pháp giành lại độc
lập cho dân tộc. Chính từ đó chủ trương của Đảng, chính cương, điều lệ của của
Mặt trận Việt Minh được phổ biến ngày càng sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Tháng 10-1943, đứng trước phong trào cách mạng ở Bố Trạch ngày càng phát triển
và có xu hướng lan rộng, để mua chuộc lòng dân, thực dân pháp ở Quảng Bình giở
trò mỵ dân, chúng cho nhà tư sản thương nghiệp Thuận Long ở Đồng Hới đem 240
kiện vãi ra bán cho nhân dân Bố Trạch. Nhận rõ âm mưu của kẻ địch và thấy đây
là cơ hội tốt để vận động, tập hợp quần chúng đi theo Việt Minh đấu tranh chông
lại âm mưu, thủ đoạn của địch. Các đồng chí đảng viên và cơ sở Việt Minh đã vận
động quần chúng đi mưa vãi. Hàng trăm người dân các làng quanh vùng Hoàn lão và
người đi chợ đã kéo về Huyện đường “ mua vãi”. Nhìn dòng người khắp nơi ùn ùn
kéo về, tri huyện Bố Trạch và bọn quan lại hoảng loạn vội vàng cho tay chân ra
xe đánh cướp 7 kiện vãi đem vào nhà cất giữ để chia nhau. Trước hành động ăn
cướp trắng trợn ngay giữa ban ngày, các đồng chí đảng viên lập tức phát động
quần chúng đấu tranh. Hàng trăm người hò reo, xông vào giằng co cùng bọn quan
lại, kiên quyết giành lại các kiện vãi bị cướp và số vãi còn ở trên xe. Bất ngờ
trước hành động của những người biểu tình, tri huyện Bố Trạch vội vã điện báo
cho quan công sứ Pháp ở Đồng Hới ra trấn an. Tận mắt nhìn thấy hành động bỉ ổi
cử đám quan lại tay sai ở Bố Trạch, biết không thể giãi quyết bán được số vãi,
chúng tuyên bố: Dân Bố Trạch làm loạn, chính quyền phạt không bán vãi cho dân
Bố Trạch, số vãi đó chuyển ra bán cho dân Quảng Trạch. Hành động lật lộng và đe
dọa đó như “ đổ dầu vào lửa” của kẻ địch lập tức gây nên sự căm phẩn mạnh mẽ
trong đoàn người biểu tình. Từ trong đám đông, đồng chí Dương Đình Dư nói to:
Việc lộn xộn mà là do các quan gây nên, các người cướp vãi của dân buộc chúng
tôi phải đấu tranh. Việc xảy ra tang vật còn đó, dân chúng tôi đâu có làm loạn.
Trước lý lẽ đanh thép và chứng cứ rõ ràng và trước áp lực đấu tranh của quần
chúng, quan công sứ phó mặc cho bọn quan lại tay sai giãi quyết , còn mình vội
vàng lên xe chuồn về Đồng Hới. Có thể nói đây là cuộc đấu tranh công khai, thu
hút hàng trăm người tham gia và có quy mô lớn nhất của nhân dân Bố Trạch từ sau
khi tiếp nhận được nghị quyết 8 của Trung ương. Trong thời gian này, tên Lê
Tích từ Quảng Trị ra Bố Trạch mộ phu vào làm việc ở đồn điền cao su Phú Riềng (
nam Bộ). Nhận rõ âm mưu của Tích, các đồng chí đảng viên và cơ sở Việt Minh đã
về các địa phương trong tổng Hoàn Lão, Liên Phương phân tích, vận động mọi
người thấy rõ âm mưu, thủ đoạn vơ vét tài nguyên đất nước, bóc lột nhân dân ta
của thực dân Pháp, kêu gọi mọi người không đi phu vào làm tại đồn điền cao su
Phu Riềng. Nhìn chung phong trào cách mạng ở Bố Trạch sau khi có Nghị quyết 8
của Trung ương đã được củng cố một bước. các đồng chí đảng viên và cơ sở Việt
Minh đã biết căn cứ vào Nghị quyết cử Trung ương và tình hình thực tiễn của địa
phương dã kịp thời đề ra chủ trương lãnh đạo quần chúng đấu tranh, khơi dậy
ngọn lửa cách mạng trong lòng quần chúng nhân dân.
Tại làng Lý Hòa, sau vụ thực dân
Pháp ở Quảng Bình tổ chức khủng bố lùng
bắt các đồng chí đảng viên chi bộ đảng “ ga Kẻ Rấy” và khủng bố, đánh phá phong
trào cách mạng. Các đồng chí đảng viên, hội viên Nông hội đỏ làng Lý Hòa bị mất
liên lạc với tổ chức Đảng cấp trên, nên không tiếp tục xác định được phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động, dẫn đến không giữ vững được cơ sở Đảng, cơ
sở cách mạng và phong trào. Do đó, phong trào cách mạng ở Lý Hòa tạm thời lắng
xuống trong suốt thời gian dài từ năm 1932 đến năm 1943.
Sau
khi Nghị quyết 8 của Trung ương đến với
Quảng Bình, cũng như các địa phương khác trong toàn tỉnh, phong trào cách mạng
ở Lý Hòa lúc này như nắng hạn lâu ngày gặp mưa, lòng yêu nước và tinh thần cách
mạng trong quần chúng nhân nhất là trong tầng lớp thanh niên lần nữa được khơi
dậy mạnh mẽ, nhanh chống bắt kịp sự phát triển phong trào của cả tỉnh. Với bản chất của người
Lý Hòa luôn “ Nhìn ra biển lớn”, năng động, linh hoạt, sáng tạo, nhanh nhạy
trong nắm bắt những tư tưởng và việc làm mới; lúc này đã có nhiều thanh niên
như chị Nguyễn Thị Hường, Phan Khắc Diến, Đặng Gia Hy tìm đến với Việt Minh.
Chị Nguyễn Thị Hường một cô gái nhỏ nhắn,
hằng ngày gánh cá, nước mắm...đi đến các làng, thôn nông nghiệp Hoàn
Lão, Hoàn Phúc, Vạn Lộc...bán mua. Từ trong cuộc sống mưu sinh đó, chi Hường đã
được đồng chí Dương Đình Dư đảng viên cộng sản năm 1930, móc nối, giáo dục về
lòng yêu nước, tuyên truyền về điều lệ, chính cương của Mặt trận Việt Minh, từ
đó chị Hường đã trỡ thành cơ sở cách mạng của Việt Minh huyện Bố Trạch.* ( lịch sử Đảng bộ huyện Bố Trạch – 1930 –
1954 và bản tự thuật của đồng chí Nguyễn Thị Hường- lưu trử tại Ban tuyên giáo
huyện ủy Bố Trạch )
Trong thời gian này tại thị xã Đồng
Hới, anh Phan Khắc Diến một chủ ghe bầu chuyên chở hàng thuê từ Quảng Bình đi
Hải Phòng, Nam Định và Sài Gòn – Gia Định, từ những chuyến đi đó, anh Diến đã
được tiếp cận phong trào cách mạng của các địa phương nơi đoàn ghe bầu đến trả
hàng. Sau nhiều lần ghe cập bến nhận và trả hàng tại thị xã Đồng Hới, do có mối
quen thân từ trước của gia đình, anh Diến gặp anh Ngô Xuân Thiều qua anh Thiều
gặp được anh Hoàng Văn Diệm chủ hiệu thuốc Bắc và anh Phi Văn Lưu chủ hiệu ảnh
là cơ sở Việt Minh ở thị xã Đồng Hới. Được chính các anh Ngô Xuân Thiều, Hoàng
Văn Diệm và Phi Văn Lưu tuyên truyền, giáo dục cách mạng, anh Phan Khắc Diến
trở thành cơ sở cách mạng của Việt Minh thị xã Đồng Hới.
Sau
cao trào cách mạng Mặt trận dân chủ (1936 – 1939), đứng trước tình hình phong
trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh ta hoạt động độc lập, thiếu sự lãnh
đạo, chỉ đạo thống nhất chung từ một tổ chức Đảng thống nhất. Để tạo lập mối
liên lạc và phối hợp hành động chung, cuối năm 1941 Phủ ủy Quảng Trạch đã cử
các đồng chí Vũ Văn Giáo, Phạm Thành và đồng chí Hiệu vào Bố Trạch dạy học tại
các làng Hòa Duyệt, Trung Nẫm, Khương Hà, Chánh Hòa, Phúc tự. Tại những nơi đến
dạy học, các đồng chí đảng viên Phủ ủy Quảng Trạch vừa làm nhiệm vụ dạy học vừa
tìm cách móc nối bắt liên lạc với đống chí Dương Đình Dư và vừa xây dựng cở sở cách
mạng trong thanh niên, học sinh và nông dân. Sau một thời gian vào dạy học, để
có điều kiện hơn trong việc đi lại tìm hiểu nắm bắt tình hình, được sự đồng ý
của Phủ ủy Quảng Trạch, đồng chí Phạm Thành chuyển về Lý Hòa dạy học cho cháu
của bà Thượng vợ quan Thượng thư của triều đình Huế. (* tự thuật của đồng chí Phạm Thành quê xã Quảng Trung – Quảng Trạch
cung cấp ngày 14-5-1986, đồng chí Nguyễn Sỹ Hùng cán bộ lịch sử Đảng huyện ủy
Bố Trạch ghi – tài liệu viết tay lưu trữ tại
Ban tuyên giáo huyện ủy Bố Trạch). Về dạy học tại Lý Hòa, sau một
thời gian tìm hiểu tình hình địa phương, tình cảnh làm ăn, sinh hoạt của người
dân, đồng chí Phạm Thành đã tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ cách mạng và đưa
các anh Đặng Gia Hy, Nguyễn Bá và chi Đệm tham gia vào tổ chức Việt Minh ( một phụ nữ bị liệt cả hai chân, sinh sống và
bán cau trầu ở gần nhà bà Thượng). Để thuận tiện cho việc liên lạc, gặp gỡ trao
đổi công tác và tránh sự theo giỏi của kẻ địch, đồng chí Thành và các cơ sở
Việt Minh Lý Hòa chọn nhà chị Đệm làm điểm liên lạc của cả nhóm.
Trước sự phát
triển ngày càng mạnh mẽ của phong trào cách mạng ở tỉnh ta sau khi có Nghị
quyết Trung ương 8; bằng nhiều con đường tiếp cận khác nhau nhiều thanh niên Lý
Hòa đã tìm đến với cách mạng, đến với Mặt trận Việt Minh. Như vậy đến cuối năm
1943, trên đất Lý Hòa đã có cơ sở Việt Minh. Năm 1930, các đảng viên cộng sản
chi bộ “ga Kẻ Rấy” chọn Lý Hòa gieo hạt giống đỏ của Đảng và cơ sở cách mạng để
gần 15 năm sau Đảng ta lại về Lý Hòa gieo mầm xây dựng cơ sở Việt Minh chuẩn bị
cho một cuộc cách mạng mới. Sau sự kiện chi bộ “ ga Kẻ Rấy” bị kẻ địch khủng
bố, suốt gần hơn 10 năm (1931-1943) phong trào cách mạng ở Lý Hòa tạm thời lắng
xuống nhưng lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của người Lý Hòa không bao giờ
lắng dịu, nó vẫn âm ỷ cháy trong lòng mỗi người dân để đến lúc này khi được Đảng
ta, Mặt trận Việt Minh về xây dựng cơ sở, người dân Lý Hòa đã không do dự,
quyết chí đi theo Đảng, Mặt trận Việt Minh làm cách mạng đánh đổ thực dân đế
quốc và bọn tay sai giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Năm 1944, phát xít Nhật và thực dân Pháp thực hiện chính
sách trưng mua lương thực, chúng tập trung lực lượng vơ vét thóc gạo phục vụ
cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, trong lúc đó vụ lúa mùa mất mùa nặng.
Địch họa, thiên tai dồn dập ập đến cùng một lúc dẫn tới nạn đói năm Ất Dậu cuối
năm 1944 đầu năm 1945 diễn ra vô cùng khốc liệt, hoàn hành từ nông thôn đến
thành thị, nặng nề nhất là các làng, xã vùng ven sông, ven biển. Nhiều làng mạc
sầm uất, giàu có như Cao Lao Hạ, Thanh Khê, Lý Hòa, Quy Đức, An Náu, Hoàn Lão,
Phúc Tự, Trung Nẫm...giờ trở nên ảm đạm, tiêu điều, xác xơ.
“ Năm bốn mươi lăm
Người
ăn xin chợ Đón
Kẻ
chết đói chợ Đồn
Người
vô Quảng Trị
Kẻ
vượt Trường Sơn sang Lào...”
Để cứu lấy mạng sống, mọi người tận dụng hết các loại cây củ ăn được
trên rừng, trong vườn, dưới biển để cứu đói, nhiều gia đình phải dùng củ khúc,
củ nghèn, củ nâu (* một loại củ rừng được
đào về giã mịn vắt lấy nước để nhuộm áo quần, ở vùng biển ngư dân dùng làm
thước nhuộm lưới hoặc vãi làm buồm chạy thuyền) để ăn miển là không chết vì
đói. Có gia đình không còn có cái gì để ăn đành phải dắt díu nhau bỏ lại nhà
cửa, làng mạc kéo nhau ra đường tha hương đi ăn xin nơi đầu đường, xó chợ. Trên
các nẽo đường cửa Bố Trạch, từng đoàn người gầy guộc, đói, rách kéo nhau đi xin
ăn, rãi rác trên các đườn đi, trong các thôn, xóm người ăn xin chết đói nằm co
quắp, có bà mẹ nằm chết mà đứa côn nhỏ đang bú vẫn còn day vú mẹ...Người nghèo
đói và chết vì đói mà đến cả người giàu có cũng xiêu điêu vì nạn đói.
Làng
Lý Hòa lúc này cũng không thoát khỏi nạn đói chung của nước. là một làng sống
bằng nghề đánh bắt cá biển, cuộc sống của người ngư dân từ kẻ làm thuê đến chủ
thuyền tuy lao động có vất vả, nguy hiểm nguồn cá tôm đánh bắt được hàng ngày
phụ thuộc nhiều vào biển cả. Tuy vậy, cuộc sống của người dân Lý Hòa dù sao so
với người nông dân chân lấm tay bùn ngoài đồng ruộng thì có phần nào đỡ vất vã
hơn chưa nói làng Lý Hòa là một làng giàu có nỗi tiếng ở Quảng Bình. Mặc dù
vậy, khi nạn đói năm Ất Dậu xảy ra người dân Lý Hòa từ chủ ghe bầu, thuyền câu
đến người ngư dân đi làm thuê cũng không thoát khỏi cái đói. Cá, tôm...đánh bắt
được đưa lên các làng nông nghiệp bán, trao đổi thóc, gạo, khoai, sắn...nhung
lúc này nông dân cũng bị đói nặng không có lấy lúa gạo để mua bán, trao đổi.
Nhiều gia đình không có cái ăn phải lấy củ nâu dùng để nhuộm vãi may buồm để ăn
mong cứu lấy mạng sống, nhiều người không chịu nỗi cái đói đã phải bỏ làng đi
vào Mũi Né ( Phan Thiết), Nam Bộ làm thuê kiếm sống. Trước
tình cảnh thê lương, ảm đạm đói khổ, tính mạng con người bị đe đọa trước nạn
đói khủng khiếp đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Tại thị xã Đồng Hới và ở nhiểu
huyện trong tỉnh ta, các tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh và những người có tâm
huyết, yêu nước, thương nòi đã đứng ra thành lập Ban vận động kêu gọi mọi người
cùng nhau chung tay, chung tiền bạc, của cải, thóc gạo ra cứu đói. Tại Bố
Trạch, các đồng chí đảng viên Dương Đình Dư và cán bộ Việt Minh huyện, Mai
Trọng Nguyên, Quách Xuân Kỳ, Phan Khắc Hy, Nguyễn Thừa Hạ...đã đứng ra thành
lập Ban vận động cứu đói, bàn bạc nhiều biện pháp tổ chức thành lập ban vận
đông các làng, xã và vận động, kêu gọi nhân dân hổ trợ, giúp nhau cứu đói.
Thực
hiện lời kêu gọi của Ban vận động cứu đói huyện, tại Lý hòa các cơ sở Việt Minh
và một số gia đình giàu có, chủ ghe bầu, vạn chài có cảm tình với cách mạng,
nặng lòng với quê hương đã tập hợp nhau lại thành lập ban vận động cứu đói của
làng. Bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động kêu gọi mọi người dân trong
các thôn tự giúp đỡ nhau với tinh thần “ một miếng khi đói bằng một gói khi
no”, “ lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”...Vận độn những người
giàu, người có điều kiện kinh tế bỏ tiền mua gạo, đống góp gao, ngô, khoai,
sắn...để nấu cháo phát chẩn cho người đói. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban vận
động cứu đói, mọi người dân trong làng với tình cảm “tình làng, nghĩa
nước”,”của ít, lòng nhiều” ai có thứ gì ăn được đều đem ra cho làng cứu đói.
Tại chợ Lý Hòa, chị em phụ nữ dựng nhiều bếp lò nấu cháo phát cho người đói
trong làng và cả những người đói, từ các nơi đến đây ăn xin...
Cuộc
đấu tranh chống đói ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ nói chung, ở làng Lý Hòa nói riêng là
một mời lữa bùng phát đúng lúc, đáp ứng kịp thời nguyện vọng bấy lâu nay của
các từng lớp nhân dân, giãi quyết đúng mâu thuẫn xãy ra trong đời sống xã hội.
Cuộc đấu tranh chốn đói không chỉ không chỉ có ý nghĩa về mặt đời sống kinh tế
mà còn mang một nội dung chính trị sâu sắc. Qua phong trào đấu tranh chống đó,
quần chúng nhân dân càng nhận rõ hơn bản chất và nguyên nhân của nạn đói là do
chính sách, thủ đoạn thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít
Nhật gây ra. Tội ác trời không dung, đất không tha của chúng, nhân dân ta không
bao giờ tha thứ, qua nạn đói này mọi người cùng nhau đoàn kết một lòng đi theo
Việt Minh đánh Pháp, đuổi Nhật giành lại độc lập, tự do, cơm no, áo ấm.
Đầu
năm 1944, các cơ sở Việt Minh ở làng Lý Hòa được thiết lập, mặc dù chưa thành
lập được một tổ chức có sự lãnh đạo thống nhất nhưng trên tinh thần Nghị quyết
VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng và đứng trước nạn đói đang diễn ra. Các
cơ sở Việt Minh làng Lý Hòa đã kịp thời
nắm bắt chủ trương của cấp trên, chủ động , sáng tạo đề ra các biện pháp thích
hợp vận động, kêu gọi, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia phong trào cứu đói.
Hoạt động này bước đầu hình thành nên một lực lượng chính trị, tạo tiền đề để
khi có thời cơ cách mạng đến thì phát động toàn dân đứng lên khởi nghĩa giành
chính quyền.
Ngay
từ năm 1940, sau khi phát xít Nhật nhảy vào Việt Nam , Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã có nhận định: “ hai con chó
không thể ăn chung một miếng mồi”. Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và phát xít
Nhật ngày càng diễn ra gay gắt, phát xít Nhật ráo riết chuẩn bị hất cẳng Pháp
để độc chiếm Đông Dương.
Đêm
9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, chỉ chưa đầy một ngày nỗ súng quân pháp đã quỳ
gối đầu hàng. Ở Quảng Bình, sau vài loạt súng tấn công của quân Nhật, đại bộ
phận quân Pháp ở Đồng Hới kéo nhau bỏ chạy theo đường tỉnh lộ 2 lên trốn ở vùng
núi Khe Gát nhưng chỉ được ít ngày sau đó cũng phải hạ vũ khí đầu hàng quân
Nhật.
Sau
khi chiếm được toàn cỏi Việt Nam ,
ngày 17-4-1945 phát xít Nhật dựng lên chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim do Bảo
Đại làm quốc trưởng. Để tập hợp lực lượng thanh niên, Bộ thanh niên trong chính
phủ Trần Trọng Kim cho thành lập tổ chức thanh niên Việt Nam do luật sư Phan
Anh đứng đầu (* gọi tắt là lực lượng
thanh niên Phan Anh), có cơ sở từ Trung ương đến huyện, làng, xã thu hút
một số thanh niên có tinh thần yêu nước nhưng chưa có được một ý thức rõ rệt về
chính trị tham gia. Đồng thời phát xít Nhật cho ban bố một số quyền tự do dân
chủ mà trước đây thực dân Pháp cấm đoán.
Trong
lúc tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, tình hình cách mạng nước ta
có những chuyển biến mau lẹ, thì ở Quảng Bình các tổ chức Đảng ở các địa phương
vẫn hoạt động độc lập, chưa bắt được liên lạc với Trung ương và xứ ủy và chưa
có cơ quan lãnh đạo thống nhất trong toàn tỉnh. Do đó, việc tập hợp lực lượng
và phong trào cách mạng ở các địa phương trong tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, phong trào không phát triển lên được.
Để
đưa phong trào cách mạng ở Quảng Bình chấm dứt tình trạng phân tán, hoạt động
thiếu sự lãnh đạo thống nhất, tiến kịp cùng phong trào chung của cả nước. Tháng
6-1945, Ủy ban thống nhất Trung Kỳ cử các đồng chí Hồng Xích Tâm, Chu Văn Biên
vào trực tiếp chỉ đạo phong trào ở Quảng
Bình; đồng chí Hồng Xích Tâm đã đến huyện Lệ Thủy gặp với các đồng chí Võ Hồng
Thanh và Võ Văn Quyết họp bàn biện pháp tổ chức, thống nhất lực lượng, thống
nhất sự lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong toàn tỉnh và phân công cán bộ về
các địa phương củng cố các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của quần chúng.
Sau
khi tiếp nhận được chỉ thị “ Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” hoạt
động của Việt Minh và phong trào cách mạng ở Bố Trạch có nhiều chuyển biến tích
cực. Các đồng chí đảng viên và cán bộ Việt Minh: Dương Đình Dư, Quách Xuân Kỳ,
Phan Khắc Hy, Mai Trọng Nguyên, Phan Khắc Diến, Nguyễn Thị Hường, Ngô Tán, Hà
Thuyên, Nguyễn Thừa Hạ...được phân công về các địa phương đẩy mạnh việc xây
dựng cơ sở Việt Minh, tập hợp lực lượng quần chúng sẵn sàng đứng dậy khởi nghĩa
khi có lệnh; các đồng chí Dương Đình Dư, Quách Tuân thường xuyên giữ liên lạc
với đồng chí Hoàng Văn Diệm và các cơ sở Việt Minh ở Thị xã Đồng Hới để cùng
phối hợp hoạt động. Được sự hướng dẫn ủa cán bộ Việt Minh, tại các làng, xã
Khương Hà, Cự Nẫm, Hoàn Lão, Hòa Duyệt, Lý Hòa, Thanh Khê, Ba Đề, Cao Lao Hạ,
Cao Lao Trung... hàng loạt cuộc mít tin tuyên truyền chương trình, điều lệ Việt
Minh, kêu gọi quần chúng nhân dân cùng nhau đoàn kết đứng lên đánh đổ phát xít
Nhật, thực dân Pháp và bọn tay sai được tổ chức. Trong các làng, xã và quần
chúng một không khí cách mạng sục sôi bao trùm lên mọi hoạt động, cuộc sống
thương ngày. Mặt trận Việt Minh nhanh chóng trở thành chổ dựa, niềm tin cử quần
chúng nhân dân lao động. Đối với tổ chức “ Thanh niên Phan Anh”, Việt minh
huyện có chủ trương bố trí các cán bộ Việt minh, cơ sở trung kiên vào nắm gữi
các chức vụ lãnh đạo (* tổ chức Thanh
niên Phan Anh ở Bố Trạch do đồng chí Nguyển Thừa Hạ làm thủ lĩnh). Thông
qua các cán bộ Việt Minh và cơ sở của ta tiến hành đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền các chính sách của Mặt trận Việt Minh trong lực lượng Thanh niên Phan
Anh. Qua đó đã dần cảm hóa, lôi kéo một bộ phận lớn thanh niên do thiếu hiểu
biết về chính trị đã tham gia vào tổ chức Thanh niên do chính phủ Trần Trọng
Kim lập ra nay hiểu rõ hơn về cách mạng, từ đó chuyển ý thức hệ, tham gia ngày
càng tích cực vào phong trào cách mạng do Việt Minh tổ chức. Chính từ việc nắm
vững đường lối cách mạng của Đảng, vận dụng sáng tạo, kịp thời vào thực tiển,
chúng ta đã chuyển hóa một tổ chức chính trị của chính quyền tay sai của Nhật
thành một lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng, đây là cơ sở đảm bảo cho
cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sau đó.
Đầu tháng 6-1945, được cơ sở Việt
Minh ở Đồng Hới báo tin Lê Như Quyến, thủ lĩnh “ Thanh niên Phan Anh” ở Quảng
Bình sẻ tổ chức đêm đốt lữa trại cho thanh niên Đồng Hới và Bố Trạch tại sân
vận động Hoàn Lão. Nhận thấy đây là một cơ hội tốt để Việt Minh đẩy mạnh hoạt
động tuyên truyền cách mạng trong thanh niên. Các đồng chí Dương Đình Dư, Hoàng
Văn Diệm, các cơ sở Việt Minh hai địa phương Bố Trạch và Đồng Hới gặp nhau họp
bàn phối hợp hành động chống lại âm mưu của địch và qua đó mở rộng ảnh hưởng
của Việt Minh trong quần chúng nhân dân đặc biệt là từng lớp thanh niên. Các
đồng chí đã quyết định đưa lực lượng Thanh niên Cứu quốc vào tham gia đốt lữa
trại với “Thanh niên Phan Anh”.
Tại đêm lữa trại, gần 500 thanh
niên Cứu quốc của Bố Trạch và Đồng Hới do đồng chí Dương Đình Dư và Hoàng Văn
Diệm lãnh đạo kéo về sân vận động Hoàn Lão hòa lẫn vào trong các nhóm “Thanh
niên Phan Anh” cùng vui chơi, ca hát, nghe diễn thuyết...cuộc vui lữa trại của
thanh niên đã lôi cuốn cả quan tri huyện Võ Bá Hộ và bọn quan lại, lính lệ cùng
tham gia. Sau những lời diễn thuyết của thủ lĩnh Thanh niên Phan Anh, được bố
trí trước đồng chí Nguyễn Thưởng (* đồng
chí Nguyễn Thưởng liên lạc viên của Xứ ủy đang hoạt động ở Đông Hới và Bố Trạch)
nhảy lên tố cáo tội ác của Nhật-Pháp và bọn tay sai Nam triều; vạch trần trò hề
ca ngợi phát xít Nhật, cổ vũ, ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim, quốc trưởng Bảo
Đại, cổ súy lực lượng Thanh niên Phan Anh; đồng chí kêu gọi tất thảy thanh niên
đã là người Việt Nam hãy tập hợp nhau lại tham gia cách mạng, tham gia Việt
Minh đánh Nhật cứu nước...Giữa hàng trăm cặp mắt đang đổ dồn nhìn về mình, đồng
chí Nguyễn Thưởng thọc tay vào ngực rút ngay lá cờ đỏ sao vàng phát cao. Dưới ánh sáng lung linh của ánh lữa, lần đầu tiên nhìn thấy cờ đỏ sao vàng, cả biển
người đứng yên bổng chốc ào ào náo động hô vang “ Đã đảo Bảo Đại” “ Đã đảo
chính phủ Trần Trong Kim”, “Đã đảo phát xít Nhật”, “ Việt Minh muôn năm”
...Đứng trước hành động đầy quả cảm của cán bộ Việt Minh và trước khí thế hừng
hực cách mạng của hàng trăm thanh niên, bọn địch ở Bố Trạch im lặng không dám
có hành động phản kháng.
Sau thắng lợi của đêm lữa trại, tại
nhà đồng chí Nguyễn Thừa Hạ, Hội nghị cán bộ Việt Minh toàn huyện được triệu
tập, tham dự có các đồng chí Dương Đình Dư, Quách Xuân Kỳ, Mai Trọng Nguyên,
Phan Khắc Hy, Phan Khắc Diến, Ngô Tán, Nguyễn Thừa Hạ...và đồng chí Phạm Thành (* đồng chí Phạm Thành là đảng viên của Phủ
ủy Quảng Trạch hoạt dộng ở Bố Trạch thời kỳ 1943-1944, lúc này được Phủ ủy Quảng
Trạch cử vào chuyển giao các cơ sở Việt minh Bố Trạch do các đảng viên Quảng
Trạch xây dựng trước đó) cán bộ của Phủ ủy Quảng Trạch. Hội nghị đã tiếp
nhận các cơ sở Việt Minh do các đồng chí đảng viên của Phủ ủy Quảng Trạch xây
dựng ở Cự Nẫm, Lý Hòa, Ba Đề, Cao Lao Hạ, Cao Lao Trung cho Bố Trạch. (* ở Cự Nẫm có anh Nhím, Nguyễn Trung,
Nguyễn Phỉ, anh Xoán, Chị Lê; ở Lý Hòa có anh Đặng Gia Hy, Hoàng Đống, chị Đệm;
ở Ba Đề có anh Ân, anh Hoàn, ở Cao lao Trung có anh Nguyễn Thiềng; ở Cao Lao Hạ có anh Lưu Quý Ngữ, anh Lưu Trọng Xô...)
Hội nghị căn cứ vào chỉ thị “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
của Trung ương Đảng, bàn các biện pháp tổ chức phát triển lực lượng chính trị,
vũ trang, phát động quần chúng đấu tranh và chuẩn bị cho cuộc khỡi nghĩa giành
chính quyền. Hội nghị thống nhất các lực lượng cách mạng hiện có mặt trên địa
bàn huyện được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Việt Minh huyện Bố Trạch. Để
có nguồn tài chính trong hoạt động, Hội nghị chủ trương xây dựng quỷ Việt Minh.
Hội nghị bầu Ủy ban lâm thời Việt Minh huyện Bố Trạch gồm có các đồng chí:
Dương Đình Dư, Quách Tuân, Mai Trọng Nguyên, Phan Khắc Diến, Nguyễn Thị Hường,
Nguyễn Thừa Hạ, Nguyễn Thưởng...do đồng chí Dương Đình Dư là chủ tịch. Hội nghị
cử đồng chí Dương Đình Dư đi dự Hội nghị cán bộ Đảng và cán bộ Việt Minh toàn
tỉnh.
Việc
triệu tập Hội nghị Việt Minh toàn huyện và bầu ra Ủy ban lâm thời Việt Minh, cơ
quan lãnh đạo cao nhất của Huyện đánh dấu một bước phát triển mới về chất của
phong trào cách mạng ở Bố Trạch. Sau hội nghị này, Mặt trận Việt Minh trở thành
nơi tụ nghĩa, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia cuộc đấu tranh chống Nhật
– Pháp, giành độc lập dân tộc.
Thực
hiện chủ trương của Ủy ban Việt Minh huyện, cán bộ Việt Minh về các địa phương,
các vùng đông dân cư hoạt động bắt mối, xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển
lực lượng, nơi nào có điều kiện thì phát động quần chúng đấu tranh. Tại Làng Lý
Hòa, lúc này có ba cơ sở Việt Minh do Việt Minh Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch
xây dựng, các cơ sở hoạt động độc lập, thiếu sự lãnh đạo thống nhất. Trước tình
hình đó để sớm đưa phong trào cách mạng ở Lý Hòa phát triển nhanh và mạnh mẽ
hơn, việc trước hết là phải nhanh chóng thống nhất về tổ chức và lực lượng Việt
Minh hiện có tại địa phương. Ủy ban lâm thời Việt Minh huyện đã cử đồng chí
Đoàn Bá Thừa (* đồng chí Đoàn Bá Thừa
người làng Triệu Thành, huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị, cán bộ Xứ ủy được cử Trạch về hoạt động ở Quảng Bình,
trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Bố) về Lý Hòa trực tiếp chỉ đạo thống nhất tổ chức Việt Minh, phát
triển cơ sở cách mạng trong quần chúng,xây dựng lực lượng chuẩn bị cho các cuộc
đấu tranh sắp tới. Hạ tuần tháng 6-1945, tại nhà bà Tiêm ở thôn Trung Hòa, dưới
sự chủ trì của đồng chí Đoàn Bá Thừa, Hội nghị Việt Minh của làng được triệu
tập, về dự có cán bộ của ba cơ sở Việt Minh gồm Phan Khắc Diến, Nguyễn Thị
Hường, Đặng Gia Hy, Hoàng Đống...Hội nghị đã nghe phổ biến chủ trương của Ủy
ban lâm thời Việt Minh huyện; bàn việc thống nhất các cơ sở Việt Minh thành một
tổ chức thống nhất; đẩy mạnh việc phát triển cơ sở cách mạng trong quần chúng
nhân dân; vận động quần chúng tham gia Mặt trận Việt Minh...qua phân tích, đánh
giá tình hình phong trào cách mạng của làng nhận thấy là một địa phương sớm có
cơ sở Việt Minh nhưng do thiếu sự thống nhất trong lãnh đạo... nên phong trào
phát triển không mạnh; các cơ sở Việt Minh đã đi đến thống nhất về tổ chức. Hội
nghị chủ trương đẩy mạnh việc vận động ngư dân, thương gia tham gia vào Mặt
trận Việt Minh, thành lập các hội đoàn để cho mọi người vào sinh hoạt ................Hội
nghị bầu Ủy ban lâm thời Việt Minh của Làng do đồng chí Phan Khắc Diến làm chủ
tịch. Sau hội nghị, cán bộ Việt Minh đi về các thôn, đến từng vạn chài, chủ ghe
bầu tìm gặp những người bạn tâm giao cùng chí hướng tuyên truyền chính cương,
điều lệ Mặt trận Việt Minh, vận động tham gia Việt minh. Chỉ sau một thời gian
ngắn được tuyên truyền, giáo dục các anh Phạm Chân, Nguyễn Duy Châu, Hồ Đoan,
Hồ Phượi, Lê Hà, Nguyễn Đệ, Phan Khắc Huyến, Nguyễn Duy Sò, Hoàng Đống, Đặng
Gia Ủy, Đặng quang Tuấn, Phạm Thăng, Phan uẩn, Hồ Xê, Hồ Hậu, Nguyễn Đổng, Hoàng
Bang, Phạm Bá...Được kết nạp vào Việt Minh.
Cuối tháng 6-1945, tại bãi biển xóm Đá (* xã Đức Trạch) huyện đoàn thanh niên
Cứu quốc, tổ chức đêm lửa trại nhằm qua đó tuyên truyền kêu gọi thanh niên tham
gia vào Đoàn thanh niên Cứu quốc, tham gia Việt Minh đánh Nhật đuổi Tây giãi
phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của kẻ ngoại bang. Trong lúc cuộc vui đốt lữa trại
dang diễn ra sôi nỗi thì nhận được tin Nguyễn Thơ, tỉnh trưởng Quảng Bình ra thị
sát tình hình Bố Trạch đang dừng lại diễn thuyết ở Làng Lý Hòa. Nhận thấy đây
là dịp tốt đưa lực lượn thanh niên ra đấu tranh với địch. Ủy ban lâm thời Việt
Minh huyện quyết định hoãn cuộc lữa trại, huy động toàn bộ thanh niên và những
người tham gia đốt lữa trại chia thành hai hướng: hướng thứ nhất dùng thuyền
của ngư dân Quy Đức vượt sông sang Lý Hòa; hướng thứ hai băng qua động cát Đồng
Cao, theo đường quốc lộ 1A tiến về Lý Hòa. Trên đường đi các hướng vận động
quần chúng dọc hai bên đường cùng tham gia. Được tin báo, Việt Minh các làng:
Hoàn Lão, Đồng Cao, Quy Đức, Thuận Phú, Thiện Yên vận động hàng trăm người kèo
về Lý Hòa. Tại làng Lý Hòa, Ủy ban lâm thời Việt Minh làng cử cán bộ về các
thôn kêu gọi, vận động mọi người đi nghe quan tỉnh trưởng diễn thuyết. Từ lâu,
người ngư dân, tiểu thương Lý Hòa sống trong cảnh bị chính quyền thực dân,
phong kiến thống trị, bóc lột tàn bạo cuộc sống vô cùng cơ cực, đói khổ...khi
được nghe cán bộ Việt Minh phát động đã kéo nhau về sân trường Lý Hòa. Tại sân trường
tiểu học LÝ Hòa, trước hàng trăm người tỉnh trưởng Nguyễn Thơ hênh hoang nói về
Nhật Hoàng vị vua của nước Nhật; về thuyết “ Đại Đông Á”, về việc quân Nhật
sang giúp Việt Nam
đánh Pháp giành lại độc lập và kêu gọi mọi người đóng thóc nuôi quân đội Nhật.
Sự căm hờn chất chứa bấy lâu nén chặt trong lòng mỗi người khi nghe đến những
lời diễn thuyết của Nguyễn Thơ bỗng chốc vỡ òa, hàng trăm tiếng la ó cùng lúc
nỗi lên. Quần chúng hô vang “ Đã đảo Bảo Đại”, “ Đã đảo chính phủ Trần Trọng
Kim”, “ Đã đảo phát xít Nhật”. Thay mặt những người biểu tình, đồng chí Dương
Đình Dư nói lên ý nguyện của quần chúng: “ Bố Trạch là một huyện ít lúa, nhiều
khoai, sắn; một năm phải ăn độn 8 đến 9 tháng liền lấy đâu ra thóc đóng cho
quân đội Nhật thì còn đâu thóc giống chu vụ sau. Yêu cầu Ông ra lệnh đình chỉ
việc bắt dân chúng tôi đóng thóc.” Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ cử những
người biểu tình, Nguyễn Thơ buộc phải bỏ dỡ cuộc diễn thuyết lên xe chạy về
Đồng Hới. Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống lại âm mưu kêu gọi nông dân bán thóc
cho Nhật của tỉnh trưởng Nguyễn Thơ là một đòn giáng mạnh vào uy thế của tên
tỉnh trưởng về thuyết Đại đông á của Nhật; khẳng định sức mạnh và sự phát triển
của phong trào cách mạng Bố Trạch dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông
Dương.
Trước tình hình phát triển nhanh
chóng của phong trào cách mạng trong cả nước. Tại các tỉnh miền Trung, để thông
nhất tổ chức Đảng, chấm dứt trình trạng phân tán diễn ra sau nhiều đợt khủng bố
của địch, sự phá hoại của bọn A-B đoàn và nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở
các tỉnh này phát triển tiến kịp các
tỉnh khác. Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng đối với những người cộng
sản miên Trung: “ Dưới lá cờ chói lọi của Đảng, tụ tập chung quanh Ban chấp
hành Trung ương Đảng chuẩn bị lãnh đạo một cuộc chiến đấu quyết liệt, tống cổ
giặc Nhật ra khỏi nước, đánh đổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, giành lấy độc
lập, tư. Do, hạnh phúc cho dân tộc.” Ngày 2-7-1945, một cuộc Hội nghị thành lập
Ban vận động thống nhất tổ chức Đảng ở Quảng Bình được triệu tập tại chùa An Xá
( Lệ Thủy), tại Hội nghị này có đồng chí Dương Đình Dư đại diện cho tổ chức
Đảng huyện Bố Trạch đã tham dự đóng góp ý kiến và lĩnh hội các chủ trương quan
trọng do hôị nghị đề ra: Củng cố tổ chức Đảng; thống nhất lực lượng Việt Minh
toàn tỉnh; chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền... Tiếp
sau đó ngày 4-7-1945, hội nghị Việt Minh toàn tỉnh được triệu tập tại trại sản
xuất An Sinh ( xã Trường Thủy, Lệ Thủy), tại hội nghị này đại diện Việt Minh Bố
Trạch có đồng chí Dương Đình Dư tham gia tiếp nhận các chủ trương về thông nhất
lực lượng Việt Minh; thành lập các hội đoàn thể cứu quốc; tổ chức lực lượng tự
vệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xung phong vân đông nhân dân tham gia Việt
Minh...
Sau hội nghị cán bộ Đảng và cán bộ
Việt Minh toàn tỉnh, trung tuần tháng 7-1945 Ủy ban lâm thời Việt minh huyện
triệu tập cán bộ Việt minh toàn huyện tại thôn Võ Thuận. Hội nghị nghe đồng chí
Dương Đình Dư triển khai chủ trương của Ban vận động thống nhất Đảng và của Ban
chấp hành Việt Minh tỉnh Quảng Bình. Hội nghị thảo luận và đi đến thống nhất đề
ra chủ trương: - Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, phổ biến chương trình điều
lệ Việt minh rộng rãi trong mọi từng lớp nhân dân.
-
Tổ chức tự vệ chiến đấu ở các địa phương.
- Phát triển các tổ chức quần chúng nhân dân
trong Mặt trận Việt Minh
-Đẩy
mạnh phong trào chống Nhật, xây dựng lực lượng chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền.
Hội
nghị bầu Ban chấp hành Việt Minh huyện gồm : đồng chí Dương Đình Dư, Quách Tuân,
Quách Xuân Kỳ, Phan khắc Hy, Nguyễn Thưởng, Ngô Tán, Nguyễn Thừa Hạ, Phan Khắc
Diến, Mai Trọng Nguyên, Nguyễn Thị Hường... do đồng chí Dương Đình Dư làm chủ
tịch.
Sau hội nghị, các đồng chí cán bộ
trong Ban chấp hành được phân công về các thôn, xã phối hợp cùng cán bộ Việt
Minh huyện địa phương đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, vận động quần chúng
tham gia Việt Minh. Các đội tuyên truyền xung phong của huyện và các địa phương
được gấp rút thành lập đi vào hoạt động. Nhiều cuộc mít tin được tổ chức, các
đội tự vệ thành lập bí mật tập luyện cuốn hút đông đảo mọi người nhất là từng
lớp thanh niên.
Căn
cứ vào chủ trương của Ban chấp hành Việt Minh huyện, Ủy ban Việt Minh làng Lý
Hòa họp triển khai chủ trương của Ban chấp hành Việt minh huyện, trong đó phân
công các cán bộ Việt minh vào hoạt đông trong các nghiệp đoàn: Hội thương nhân
có Phạm chân, Nguyễn Duy Châu, Hồ Đoan, Hồ Phượi, Lê Hà, Nguyễn Duy Đệ, Nguyễn
Duy Châu...Thanh niên cứu quốc có Phan Khắc Huyến, Nguyễn Duy Sò, Phạm Bá,
Hoàng Đống, Đặng Gia Hy, Đặng Quang Tuấn, Phạm Thăng, Phạm Uẩn, Hồ Xê, Hồ Hậu,
Nguyễn Đổng, Hoàng Bang, Đặng Gia Ủy............ cuộc họp đã bầu Ban chấp hành
Việt Minh do đồng chí Phan Khắc Diến làm chủ tịch.
Cùng với phong
trào chung của cả huyện, Ủy ban Việt Minh làng Lý Hòa đã tập trung vận động phụ
nữ không bán bạc trắng và đồng, nhôm vụn cho Nhật; cuộc vận động đã cuốn hút
hàng trăm phụ nữ tham gia, nhiều chị em nhất la chị em phụ nữ các gia đình khá
giã, giàu có đã kiên quyết không bán hàng cho bọn gian thương
Chỉ
sau một thời gian ngắn từ khi hội nghị cán bộ Đảng và cán bộ Việt Minh toàn
tỉnh họp ở An Xá và An Sinh đến đầu tháng 8-1945, dưới ánh sáng Nghị quyết của
Đảng và các chủ trương đúng đắn, sáng tạo của Việt Minh, phong trào cách mạng
của nhân dân Bố Trạch nói chung, của Làng Lý Hòa nói riêng phát triễn mạnh mẽ
Ban chấp hành Việt Minh làng được thành lập, lực lượng hội vên Việt Minh phát
triển mạnh mẽ trỡ thành một lực lượng chính trị nồng cốt, hùng hậu của cách
mạng. Nhân dân làng Lý Hòa sẵn sàng chờ đón mệnh lệnh của Đảng vùng lên cùng
nhân dân cả nước khởi nghĩa đánh đổ bọn thực dân, phát xít xâm lược và bè lũ
tay sai Nam
triều giành lại nền độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
2- Chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền
Ngày 16-4-1945, quân đội Xô Viết mở
chiến dịch tiến công vào Béc Linh- sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức; ngày
30-4 lá cờ chiến thắng của Hồng quân Liên Xô phấp phới tung bay trên nóc trụ sở
quốc hội Đức. ngày 9-5, Đức ký hiệp ước đầu hàng Liên Xô và phe đồng minh không
điều kiện. Trên mặt trận Thái Bình Dương, ngày 9-8-1945 Liên Xô tuyên chiến với
phát xít Nhật, chỉ trong vòng một tuần, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt hoàn toàn
đội quân Quan Đông của Nhật, buộc chính phủ Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.
Tin nhật đầu hàng được truyền đi khắp nước ta đã thổi bùng ngọn lữa cách mạng
lên cao chưa từng có. Thời cơ đã đến với
cách mạng Việt Nam :
“ Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi... Quân lính Nhật tan
rã, mất tinh thần, hàng ngũ chỉ huy nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, bọn
việt gian thân Nhậy hoảng sợ, toàn dân tộc ta đang sôi nổi đợi chờ giờ khởi
nghĩa giành độc lập” (* Nghị quyết toàn
quốc hội nghị Đảng cộng sản Đông Dương- văn kiện Đảng 1930-1945- tập III- Ban
nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương H 1977-trg413)
Tại Quảng Bình, ngày 17-8-1945 cuộc
họp cán bộ Việt Minh toán tỉnh được triệu tập tại thị xã Đồng Hới để tiếp nhận
lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương do đồng chí Tố Hữu truyền đạt. Tại hội nghị
này, đồng chí Đoàn Bá Thừa đại diện Việt Minh Bố Trạch tham dự. Hội nghị đã
phân tích tình hình trong nước, trong tỉnh và đi đến thống nhất các biện pháp
hành động và quyết định thời gian tổng khởi nghĩa chung cho toàn tỉnh vào ngày
23-8-1945.
Chấp
hành lệnh tổng khởi nghĩa của tỉnh bộ Việt Minh, tại Bố Trạch vào tối ngày
21-8-1945 Ban chấp hành Việt Minh huyện triệu tập hội nghị Việt Minh toàn huyện
ở ga Kẻ Rấy. Sau khi nghe đồng chí Đoàn Bá Thừa truyền đạt chủ trương, kế hoạch
và lệnh tổng khởi nghĩa của tổng bộ Việt Minh tỉnh. Hội nghị bàn bạc và thống
nhất kế hoạch hành động: Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện đường
Hoàn Lão và Thanh Khê; huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia; lấy lực lượng
tự vệ và các đội tuyên truyền xung phong làm nồng cốt. Đối với lực lương ngụy
quân, ngụy quyền ở tổng, xã, thôn, Ủy ban khởi nghĩa địa phương cử người trực
tiếp gặp yêu cầu họ chuyển giao chính quyền cho Việt Minh. Hội nghị quyết định
phát lệnh khởi nghĩa chung toàn huyện vào lúc 5 giờ sáng ngày 23-8-1945 và bầu
Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện do đồng chí Dương
Đình Dư làm chủ tịch.
Ngay sau Hội nghị cán bộ Việt Minh
huyện, tin chuẩn bị khởi nghĩa nhanh chóng được chuyển về Lý Hòa và các địa
phương khác trong huyện. Ngay trong đêm 21-8-1945, Ủy ban Việt Minh Lý Hòa
triệu tập cán bộ và các cơ sở Việt Minh của làng họp triển khai kế hoạch và bàn
biện pháp tổ chức lực lượng tham gia khởi nghĩa cùng Huyện tại Hoàn Lão và tại
Lý Hòa. Trên tinh thần hết sức khẩn trương sau khi tiếp nhận kế hoạch khởi
nghĩa của huyện, hội nghị bàn bạc, thống nhất đưa ra ba việc cần tập trung làm
ngay:
-
Chọn những thanh niên trung kiên, có sức khỏe, gan dạ trong lực lượng thanh
niên cứu quốc, được trang bị đại đao, mã tấu thành lập đội tự vệ xung kích, đi
vào luyện tập, sẵn sàng chờ lệnh
-
tuyên truyền, vận động quần chúng chuẩn bị tham gia khởi nghĩa
-
Các công tác chuẩn bị trên phải được tổ chức chặt chẽ, phân công công việc rõ
ràng đảm bảo khi có lệnh là lên đường tham gia khởi nghĩa ở Hoàn Lão và tại Lý
Hòa đúng theo kế hoạch huyện giao. Hội nghị bầu Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban
nhân dân cách mạng lâm thời gồm có: đồng chí Đặng Gia Ủy, Phan Táo, Phan Thăng,
Phan Khắc Huyến... và ông Hồ Khang để tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong làng
tham gia khởi nghĩa, hội nghị bầu ông Hồ Khang làm chủ tịch (* Lúc này ông Hồ Khang làm lý trưởng của
làng)
Ngày
22-8-1945,lúc này mặc dù mọi công tác chuẩn bị hết sức bí mật nhưng trong cán
bộ Việt Minh đến quần chúng nhân dân đi đến đâu cũng thấy một không khí hết sức
khẩn trương, trên mỗi khuôn mặt của mọi người đều lộ rõ sự phấn khởi, những nụ
cười rạng rỡ ánh lên trên khuôn mặt mọi người. Theo chủ trương của Ủy ban khởi
nghĩa, đội tự vệ xung kích nhanh chóng được thành lập gồm có: anh Sò, Đống, Bá, Thăng làm nồng cốt và
các đội viên Ủy, Xoa, Tá, Tửu, Chân, Uẩn, Ớt, Luyến, Hữu, Ngưỡng...Đội tự vệ
lấy xủng Đá Bụt để huấn luyện dưới sự hướng dẫn của hai anh Tá và Tửu (* anh
Tá và anh Tửu quê ở Soóc Trăng được trên phái về Lý Hòa). Cùng với việc thành lập đội tự vệ xung
kich, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được đẩy mạnh, nhiều cuộc mít
tin được tổ chức. Để cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hoàn Lão và Lý Hòa
diễn ra đúng kế hoạch và thắng lợi triệt để; Ủy ban khởi nghĩa của làng đã phân
công ba đồng chí: Sò, Đống, Bá, Huyến đội viên tự vệ đi khảo sát đường đi từ Lý
Hòa lên Hoàn Lão và liên lạc với Ủy ban khởi nghĩa của huyệ đồng thời giao
nhiệm vụ cho các đồng chí: Nguyễn Duy Châu, Đặng Gia Hy, Phan Châu và các thành
viên còn lại trong Ủy ban khởi nghĩa có nhiệm vụ tuyên truyền, vậ động quần
chúng nhân dân khởi nghĩa tại chổ. Tối ngày 22-8-1945, trong buổi lễ của các
chức sắc và các trưởng dòng họ “ Bái vọng âm hồn” tại nhà Nghĩa chỉ và Dinh cá
ông ( * ở ngoài bờ biển thôn Nội Hòa )
đồng chí Phan Khắc Diến đã có buổi diển thuyết về chủ trương của Việt Minh kêu
gọi nhân dân Lý Hòa đứng lên cùng nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa đánh đổ ách
thống trị của thực dân, phát xít giành chính quyền về tay nhân dân. Trong các
thôn Hội phụ nữ cứu quốc huy động chị em may cờ đỏ sao vàng cung cấp cho lực
lượng tham gia khởi nghĩa. Để đảm bảo cho cuộc khởi nghĩa thắng lợi, không có
đổ máu; tối ngày 22-8-1945 đồng chí Phạm Chân và các đồng chí trong Ủy ban khởi
nghĩa đã mời lý trưởng của làng ra nhà Hội nghe thông báo của Ủy ban khởi nghĩa
về việc thu nộp đồng Triện (* con dấu) và chấm dứt mọi hoạt động của chính
quyền tay sai Nam triều.
Sau
hội nghị tiếp nhận lệnh khởi nghĩa của huyện, cả làng Lý Hòa bừng bừng khí thế cách mạng trào dâng khắp mọi
đường thôn, ngõ xóm, trong mỗi người dân
từ gìa đến trẻ. Cách mạng đang chuyển mình mạnh mẽ, một cuộc đổi đời không chỉ
trong mơ ước mà đang sắp trở thành hiện thực. Chính quyền tay sai Nam
triều bị khống chế không còn hoạt động. Sau hàng trăm năm chờ đợi lúc này thời
cơ cách mạng đã đến, nhân dân Lý Hòa sẵn sàng vùng dậy quật đổ bọn cướp nước và
bè lủ bán nước, xóa bỏ kiếp ngựa trâu để xây dựng một cuộc sống mới trong độc
lập, tự do và hạnh phúc.
Đêm
22 rạng sáng ngày 23-8-1945, cùng với nhân dân cả tỉnh Quảng Bình, nhân dân Lý
Hòa không ngủ, lúc này mọi người từ già đến trẻ, gái đến trai hừng hực khí thế
quyết đứng dậy “ Đem sức ta, giãi phóng cho ta”. Đội tự vệ xung kích làng Lý
Hòa gồm 16 người do đồng chí Phan Khắc Diến chỉ huy đi theo sự dẫn đường của
hai anh Tá và Tửu vượt gần 6km đường tập kết tại khu vực nghĩa địa làng Hoàn
Lão chờ lệnh.
Trước
khí thế cách mạng soi sục của quần chúng, Ủy ban khởi nghĩa của huyện quyết định
giờ khởi nghĩa sớm hơn kế hoạch 4 giờ. Đúng 1 giờ sáng, ngày 23-8-1945 lệnh
khởi nghĩa được phát đi. Theo kế hoạch và nhiệm vụ được giao, tự vệ xung kích
từ các hướng tiến về trung tâm huyện đường Hoàn Lão.bao vây các trụ sở cơ quan
hành chính và quân sự của bộ máy nhà nước phong kiến Nam triều.
Nguyễn Sỹ Hùng
1 nhận xét:
Hello, i believe that i saw you visited my site
so i got here to return the desire?.I'm attempting
to to find things to improve my website!I assume its ok to use a few of your ideas!!
Here is my weblog - best rowing machine
Đăng nhận xét