Trước đây gần 5000 năm người Việt đã cho rằng tạo Thiên lập Địa
bởi âm dương hòa hiệp, sanh hóa muôn loài cũng bởi một chữ Hòa. Vì thế người Việt có tính ngưỡng thờ Trời, được cho là đấng tối cao đã sinh ra vũ trụ muôn loài. Người Việt thường nói “Mẹ tròn, con vuông” nghĩa là Trời tròn, Đất vuông hay mọi sự hoàn hảo
tốt đẹp.
Người Việt còn tin rằng “thác là thể phác, còn là tinh anh”nên
có tục thờ cúng Ông, Bà, Cha, Mẹ và các đấng anh hùng hào kiệt có công với nước.
Cho đến khoảng hơn 2000 năm trước, lần lượt các tôn giáo mới
xuất hiện gồm: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Người Việt đã tiếp thu chuyển
hóa các tôn giáo đó cho hòa hợp với văn hóa bản địa, tạo thành một quan điểm độc
đáo đó là’Tam giáo đồng nguyên’ hay “Tam giáo nhất lý”.
Tam giáo tuy hình thức ở đời có khác nhau nhưng lại hỗ trợ
cho nhau trong công việc giáo hóa cho dân chúng – Tam giáo như cái vọc ba chân,
là cái thế vững chăc cho tâm hồn, là kim chỉ nan cho cuộc sống trong các mối
quan hệ rang buộc cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế.
Tư tưởng chủ đạo hình thành đường nét chính của chùa Vĩnh Phước là chân lý của sự hòa hợp: Thiên, Địa, Nhân, ( Trời, Đất, Người)
Ý nghĩa một số đường nét chính |
1, Chữ Nhân 人: Con người là chủ thể chính mà đức Phật Thích Ca đã đề cập đến trong giáo lý của Người. Đức Phật khẳng định “mỗi người là một vị Phật sẽ thành”
Bốn chữ nhân ở bốn mặt tiền của chùa tạo thành mái chùa có mặt bằng hình vuông, biểu tượng cho tứ đại “Đất, Nước, Lữa, Gió” là bốn yếu tố cũa hòa hợp thành mọi sự vật hữu hình. Mỗi mặt có một cửa kính hình tròn, biểu tượng cho chữ “Không” (Tứ Đại là Không nên trông đừng chấp !).
-
Hai cạnh cao của mái chùa cắt nhau thành hình chữ thập của chữ Vạn 卐 Biểu tượng của Phật Pháp – Chữ Vạn như cái chong chóng có thể quay theo
chiều kim đồng hồ hay quay ngược lại nhưng tâm của nó không đổi. Cái tâm này gọi
là Trung Đạo.
Trung là nguồn cội nhân sanh
Không chênh, không đảo,
chung quanh quy về.
-
Ngay giữa tâm mái nhà là tháp nhọn có chín đĩa tròn biểu tượng cho chín tầng trời. Trên cùng là 1 bóng đèn tròn biểu tượng cho
ngọn Tâm Đăng của người đắc đạo thấu suốt các tầng trời.
Đây là mái bằng chính của chùa. Cả
hệ mái của chùa được chống đỡ bởi tám tụ cột tròn
Bề ngoài tam giáo tuy có nhiều điểm
khác biệt, nhưng về cốt tủy ba nền tôn giáo này chẳng khác nhau
-
Nho giáo nói: Chấp trung quán nhất
-
Lão giáo nói: Thủ trung đắc nhất
-
Phật giáo nói: Bảo trung quý nhất
Đó là Tam giáo nhất lý, chân lý nhất tâm –
các vị đắc đạo đã nói:
-
“Hiểu Một thì rõ hàng ngàn, lầm một thì sai hàng vạn. Nếu có ai nắm giữ được Một này thì xem như đã giải quyết xong tất cả. Đây
chính là diệu thuật ngộ đạo vậy”.
-
“Con người giữ được cái đạo trung thì lĩnh tâm mới
thuần nhất mà soi sáng lòng mình hầu dìu độ đến chỗ vận thiên tận mỹ”
-
“Tự thấy nhất tâm là cội góc của niết bàn, là yếu
môn vào đạo, là tông của 12 bộ kinh, là tổ của chư Phật ba đời”.
-
“Vạn lý giai do đắc nhất thành”.
3. Nền Đất (Địa) : Cửa chùa được nâng cao bởi ba lớp bồn hoa,
biểu tượng cho ba tinh hoa BI, TRÍ, DŨNG của người Phật tử.
Nền Đất (Địa) |
- Có bốn
lối lên chùa biểu tượng cho TỨ VÔ LƯỢNG TÂM: TỪ, BI, HỶ, XẢ.
- Ở lối lên có tám bóng đèn tròn biểu tượng
cho cái tâm viên giác của các vị Phật Tổ
ở bốn, phương, tám hướng đã qua đang soi đường cho các nhân sanh bước đi đến chỗ
an vui, hạnh phúc.
Ba lớp bồn hoa BI, TRÍ, DŨNG 4. Tám cột tụ chính: Liên kết tam tài (Thiên, Địa Nhân) biểu tượng cho BÁT CHÁNH ĐẠO, là yếu lý của Phật giáo: |
1-
Chánh Kiến 2- Chánh Tư Duy
3-
Chánh Ngữ 4- Chánh Nghiệp
5-
Chánh Mạng 6- Chánh Tinh Tấn
Chính những
công phu chuyên cần thực hành bát chánh đạo mà hành giả đạt đến mức chí thiện,
chí mỹ chứ không phải nhờ vào vái van, cầu nguyện hay cúng khiếng một năng lực
ngoại lai nào.
5. Cửa Không: Cửa vào chính có hình vuông biểu tượng cho Đất,
trong là hình tròn biểu tượng cho Trời, ở giữa là tay nắm tròn biểu tượng cái
tâm trống Không của Người – Nơi đây nói lên “Lý Hòa” sự hòa hiệp của Tam Tài:
Thiên, Địa, Nhân.
- Thấy được tâm Không là trông thấy
Phật
- Bước vào cửa Không hết trông thấy
khổ
6. Hình tròn một mắt, một tai: Ở hai bên lối vào chính biểu tượng cho pháp hành cốt tủy của Phật đạo
" Nhất tâm nghe, thấy, ngay đấy thấy Phật"
" Nhất tâm nghe, thấy, ngay đấy thấy Phật"
Đạo Phật là một triết học thực dụng,
áp dụng trong đời sống hằng ngày. Muốn xã hội tốt đẹp thì chính mỗi người phải
tự chỉnh sửa mình thành tốt đẹp trước.
Hình tròn một tai |
Hình tròn một mắt |
Phật dạy tu thân để phát triển cái
thiện tính có sẵn trong lòng mình thì mới có cuộc sống hạnh phúc. Khi mỗi con
người có sự hòa hợp của Tam Bửu: Tinh, Khí, Thần (Lý Hòa) sẽ đưa đến gia đình
hòa thuận, xã hội đoàn kết, thương yêu, chia sẻ (Bố Trạch), quốc gia ổn định,
phát triển, thế giới hòa bình an vui lâu dài (Quảng Bình). Đó là Cực Lạc hay Niết
Bàn tại thế này vậy!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét