Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông

 “Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông” (Héraclite).
Dòng nước đã trôi qua. Dòng đời đã trôi qua. Tuổi trẻ cũng đã trôi qua.Ta có thể tắm lại dòng sông của thời tuổi trẻ?!
Tuổi trẻ, nhìn lại, thật nhiều sức sống, nhiều hoài bão, ước mơ ! Đi tới, chẵng sợ gian nguy, sống chân thật, liều thân sống không hề so đo, tính toán và trước mắt cả một bầu trời cao rộng đầy hoa và trăng, sao…
Tuổi trẻ, qua rồi và nhìn lại! Ôi, biết bao cái ngu ngơ, khờ dại, nông nổi, non nớt, nóng vội, cả tin… – “Nếu” !? Nhưng dòng sông kia nước cứ trôi, dòng thời gian cứ chảy, đá cũng phải mòn…đâu có “nếu”!
Nếu “ là do ta ở thời hiện tại mà nhìn về quá khứ; nếu biết như như hiện tại thì đâu có chuyện ngày xưa … Nhưng “nếu” không có ngu ngơ, khờ dại , nông nổi, cả tin như cái ngày xưa ấy thì sao gọi là …tuổi trẻ(!) Chỉ vì yêu, một bóng hồng thôi mà…cháy bỏng cả tương lai huống gì là cả một lý tưởng, hoài bão, ước mơ; chọn một cái nghề thôi tưởng rằng sẽ “nhất nghệ tinh..”, có thể sống trọn cả cuộc đời nhưng rồi cái “thiên đàng” không mong đợi trong thoáng chốc bỗng ập đến làm cho cả xã hội cứ “tự do” lặn ngụp như trong cõi a tỳ, địa ngục; ước mơ, lý tưởng một thời cũng vỡ tan. Trải qua cuộc bể dâu, trắng mắt nhìn đời thấy cách đối xử với kẻ sống mà cảm thấy may cho mình đã không làm “anh hùng, liệt sỹ”… ! Vinh đó mà nhục đó; sang đó mà hèn đó; anh hùng đó mà khiếp nhược đó; cao cả đó mà thấp hèn, vị kỷ, không còn cả đạo đức, lương tri. .. Biết bao nhiêu người với tấm lòng chân thật, trong sáng, vô tư nhưng nhẹ dạ, cả tin… đã chết đứng như Từ Hải, hoặc chết mòn trên đường mong thực sống để làm người (!). Hoa đâu không thấy sao chỉ đầy rác rưởi, tanh hôi…

Nếu” tiếc duyên xưa để mà tiếc vì duyên có mà không; ”cái chi chi” ấy ở một thời nay mãi còn trong tâm tưởng thì hoa xưa cũng đã nở ! Ta đã gieo trồng từ cái nhân duyên xưa nên hôm nay mới có quả hiện tại với những sắc màu đậm, nhạt trong tâm hồn khi bước chân đã trải qua dòng sống tình đời – ” Nếu”(!) Nhưng cái “hiện tại” nay nó cũng đang trở thành quá khứ, “già lão” cả rồi. Cả cuộc đời, mới đó, nay tóc chẵng còn xanh, nhìn lại, cả một chuổi thời gian dài đằng đẳng nhưng như vừa chớp mắt mà “nồi kê chữa chín”; cái tương lai trước mặt là vách núi chứ chẵng phải là chân trời xa, cao, rộng; Cả tương lai đã tung tóe thành bọt nước khi tắm trên dòng sông xưa còn đâu nữa mà mơ với mộng. Với cái thân giả tạm này giờ da đã nhăn, mắt mờ, lưng còng, gối mỏi, có cố ngước đầu lên bầu trời cao rộng kia mà than, mà trách “phận má hồng ” thì dòng sống cuộc đời cũng chẵng chịu quay lui…
Nhân ta tự gieo trồng, có như vậy hôm nay ta mới nhận quả, xứng đáng hay không ta tự biết lấy mình . Nhân duyên cuộc đời, con người với số phận do mình tạo ra nay đã thành quả, cứ nhận thôi. Qủa đó cũng là nhân cùng với duyên cuộc đời sẽ là hành trang cho ta tay chống gậy bước tiếp trên con đường còn lại. Đối với những người sống bồng bềnh, cố bơi trong dòng kênh màu nước đen, không gieo nhưng muốn gặt; không trồng nhưng cố tranh nhau hái rồi khen, chê trái ngọt, đắng, chua, cay, bản thân không thấm vị mặn của giọt mồ hôi, máu và nước mắt để cho cây đời có nhiều hương vị thì cứ việc bơi, cứ việc trèo cây và hái quả !

Với lẽ vô thường, dòng nước cứ chảy trôi, thời gian không ngừng nghỉ! Muốn tắm lại dòng sông xưa để cuôc đời ta hôm nay có thể khác đi, nghĩ khác đi, sống khác đi nhưng làm sao có thể Nhân ta gieo trong cái duyên xưa, nay muốn tìm duyên xưa cũng chẵng được! Đã thấu lẽ vô thường thì vui buồn gì chuyện đã qua. Tương lai luôn ở trong hiện tại. Có ngẩng cao đầu hoặc cúi đầu trước được, mất, buồn vui thì quá khứ cũng đã khép lại. Cái tâm của mỗi con người vô cùng lớn rộng, đầy ắp lòng yêu thương, bao dung sao không tự mở lòng ra !. .Mùa Thu lá rụng, đông đã gần kề, tuổi xuân của mỗi đời người có cũng chỉ một mùa thôi !
Hãy tắm đi trong dòng sông hiện tại, sống thực sống, cảm nhận cho đủ đầy thân tâm ta với dòng nước trong từng phút giây để sau này khỏi hối tiếc , bâng khuâng…
-Đâu có ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông!

4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chân Đất: kết cái câu "Không ai tắm hai lần trong cùng một dòng sông" của Êraclit, một triết gia vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, là cha đẻ của quy luật "dòng chảy".
hồi cấp 3 nghe cô giáo nói về cái luận điểm này thì ai cũng nói có, tắm đầu sông xong chạy ra cữa biển tắm nữa là được tắm 2 lần trên 1 dòng sông rồi

https://www.lyhoa.vn/ nói...

Bài viết rất hay, triết lý và sâu sắc

Hồ Nôốc nói...

hay lại càng hay

Nặc danh nói...

LÀM SAO CÓ THỂ HAI LẦN TẮM
TRÊN MỘT DÒNG SÔNG ĐỂ TIẾC THƯƠNG