Làng
Lý hòa châu Bố chánh xưa, xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình ngày
nay được nhà bác học Lê Quý Đôn thời nhà Lê chép trong phủ biên tạp lục:"
Làng Lý Hòa giàu có nhất nhì Tỉnh Quảng Bình, làng ấy còn là làng văn
vật".
Làng
có hệ thống Đền chùa, miếu vụ thờ cúng thần linh và nhân thần với 32 đền miếu ở
khắp nơi trong địa phận làng quản lý. Trong đó có Chùa Phật Vĩnh Phước được xây
dựng rất sớm. Chùa được làm năm Mậu Ngọ(1738) thời vua Lê Y Tông niên hiệu Vĩnh
Hựu thứ tư, làm bằng gỗ, lợp tranh. Đến năm Mậu Tuất (1802) Thời vua Gia Long
niên hiệu thứ nhất chùa được xây gạch, lợp bằng ngói vảy, 3 gian 2 chái rộng
lớn nhất trong vùng. Chứng tỏ Phật giáo đã hình thành sớm ở Lý hòa.
Khuôn
viên chùa rộng trên 10.000m vuông. Phần nội chùa có thành bao quanh rộng 2.000m
vuông, có cổng chùa cao, một cửa ra vào, trên bình quan cổng có đắp 3 chử nổi:
VĨNH PHƯỚC TỰ bằng tiếng Phạn Ấn độ.
Trước
mặt chùa có 3 đám ruộng gọi là ruộng chùa hay là ruộng Tam bảo do Ngài Tiên
Hiền khai khẩn Duyệt hòa hầu Nguyễn Duy Duyệt và vợ là bà Hoàng Thị Lý bỏ ra
130 quan tiền khai phá canh tác thu huê lợi để hương khói cho chùa và nuôi sư
sãi. Khi ông bà mất được lập bài vị thờ trong chùa.
Sau
lưng chùa có khu Đại viên rộng 2.000m vuông, trồng nhiều loại cây ăn quả và hoa
phượng phật, hoa hồng nhạt. Bên phải( phía Tây chùa) có hồ sen rộng 1.000m
vuông. Bên trái( phía đông chùa) có một giếng gọi là giếng chùa do người Chăm
xây trên 800 năm bằng các phiến đá 20cm x 120 cm. Giếng có hình vuông được xếp,
ghép bằng các phiến đá đẽo. Đây là một vật cổ lộ thiên vô cùng quý giá cần được
giữ gìn cẩn thận.
Chùa
có một chuông chùa làm bằng đồng thau nặng trên 100kg được đúc năm Kỷ Mão(
1819) thời vua Gia Long niên hiệu thứ 18. Trên đỉnh chuông có ghi 4 chử Hán “
Lý hòa chuông tự”, xung quanh mặt chuông có ghi nhiều sự tích về chùa và ghi
danh các phật tử và những người đóng góp tiền bạc đúc chuông. Do chiến tranh
chuông bị hư hỏng nặng, nay được thay thế bằng chuông mới nặng 400kg. Chuông cũ
là một vật cổ có giá trị lịch sử văn hóa lâu đời, sẽ được lưu giữ bảo tồn cùng
cổng chùa( phục chế lại) tại khuôn viên giếng chùa cũ.
Sự
thờ phụng trong chùa theo Phật Điển truyền thống các chùa phương đông. Đây là
nơi nhân dân Lý Hòa các nơi đến niệm phật hướng thiện vào ngày mồng một và ngày
rằm hàng tháng. Hàng năm chùa có tổ chức làm “Lễ vía” vào ngày mồng 2 tháng 2
và ngày Lễ Phật đản mồng 8 tháng tư( nay đổi lại 15 tháng tư), Cứ 3 năm tổ chức
lập đàn chay cầu siêu một lần, đây là các lễ hội lớn của chùa Phật Vĩnh Phước
Lý Hòa được nhân dân và phật tử trong làng và các nơi đến dự lễ rất đông.
Ngoài
việc thờ phật hướng thiện ,năm 1938 nhà chùa và làng có xây thêm một đền thờ
bên trong nội chùa để thờ 3 vị: Quan Vân Trường,Châu Xương, Quan Bình gọi là
chùa thánh, chùa ông với mong ước của mọi người được các vị thánh ban phước
lành cho dân.
Sư
trụ trì chùa lúc đầu do chùa Bảo Quốc Huế cử ra tu hành và trong coi chùa. Sau
một thời gian do sư người làng Lý hòa trụ trì. Trước Cách Mạng tháng Tám( 1945)
do sư thầy Hoàng Duy Ổi- Thường gọi là thầy Kiểm Ổi trụ trì lâu năm rồi qua
đời, được an táng trong khu Đại Viên chùa, mộ được xây bằng tháp lục giác rất
cao.Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỷ do thầy Đặng Gia Khiêm trụ trì.
Trong
chiến tranh phá hoại, chùa bị máy bay Mỷ bắn phá hư hỏng nặng chỉ còn lại cổng
chùa nhưng cũng bị nứt rạn khó tồn tại lâu dài. Sư Thầy Đặng Gia Khiêm đã thỉnh
toàn bộ tượng phật trong chùa Vĩnh Phước về chùa phật Đức Trạch và tu hành tại
đó đến khi qua đời, linh cửu được an táng tại quê nhà Lý Hòa.
Đất
chùa và ruộng chùa bị dân lấn chiếm làm nhà ở, chỉ còn lại nội chùa 1400m
vuông.
Thật
phúc đức cho làng, được phật linh thiêng phù hộ độ trì, có vợ chồng ông Phan
Hải và bà Phạm Thị Dung đang cư trú làm ăn tại thành phố Hồ Chí Minh là 2 người
con tâm huyết của làng Lý Hòa đã và đang bỏ ra hàng chục tỷ đồng xây dựng cho
làng nhiều công trình dân sinh và tâm linh.
Tháng
11 năm 2011 ông bà tiến hành xây dựng chùa Vĩnh phước trong khuôn viên còn lại
của chùa cũ 1400m vuông, kiến trúc chùa hoàn toàn khác chùa cũ. Hiện đại, uy
nghi, cao ráo, thoáng đãng, cây xanh cao to đã trồng bao quanh sân chùa tôn
thêm vẻ đẹp uy nghi cho chùa. Bài trí thờ phụng trong chùa cơ bản như phật
điển, có thay đổi chút ít do khuôn viên chùa chật hẹp. Nhưng điều quan trọng:
Triết lý ĐẠO PHẬT không thay đổi, thỏa mãn tâm nguyện ước vọng của nhân dân Lý
Hòa và trong vùng: Đã có chùa để NIỆM PHẬT; HƯỚNG THIỆN.
Trong
một thời gian ngắn nữa chùa sẽ được hoàn thiện để kịp đưa vào thờ Phật, nhân
dân sẽ có nơi thắp hương niệm phật.
Hiện
nay, Tượng Đức Phật Thích Ca to cao mạ vàng đã được đưa về thỉnh lên đại điện
cùng giàn đèn chùm 8 cánh sen mạ vàng tỏa ánh hào quang làm cho nội thất chùa
nguy nga tráng lệ tôn nghiêm.
Tết
nguyên Đán Quý Tỵ 2013 nhân dân Hải trạch và các nơi lân cận có một niềm vui
lớn: Được đi chùa niệm Phật – Hướng thiện.
Bài viết của tác giả Nguyễn Duy Ánh
Liên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét