Như đã đưa tin, ngày 5/10/2012, Hàn Quốc đã có văn bản thông báo với Bộ LĐ – TB&XH về việc không ký tiếp thỏa thuận cấp phép việc làm cho lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Điều này khiến cho rất nhiều người lao động lo lắng khi họ muốn sang đất nước này lao động. Trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, Bộ trưởng Bộ LĐ – TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền đã trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Trả lời câu hỏi của người dân lo lắng và không hiểu do dâu tạm dừng thỏa thuận cùng những cơ hội được sang Hàn Quốc làm việc sau này và thời gian chờ đợi, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói: “Thứ nhất là tình hình lao động của ta với Hàn Quốc thì từ năm 2004 đã ký Bản ghi nhớ về lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, số lao động của chúng ta thực hiện lao động tại Hàn Quốc là 70.000. Gần đây, tình trạng người lao động đã hết hạn hợp đồng (trước đây là 3 năm, sau 2007 đã gia hạn là 1 năm 10 tháng nữa tức là đã hết 4 năm 10 tháng, người lao động phải về nước theo hợp đồng) không về mà ở lại là trên 5% số lao động phải về.
Chính vì vậy, phía Hàn Quốc cho rằng số lao động bất hợp pháp ở lại Hàn Quốc đông nên họ đề nghị tạm hoãn việc gia hạn hợp đồng lao động sang Hàn Quốc để tìm các giải pháp tích cực để đưa người lao động của Việt Nam về nước theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc. Và với mức số lao động ở lại thấp thì họ sẽ cho lao động của Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc”.
Khi được hỏi về những biện pháp cụ thể và tích cực nào để hạn chế tình trạng lao động Việt Nam không về nước theo hợp đồng lao động, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: “Ngay từ cuối năm 2011, chúng tôi đã biết được xu thế phía bạn đã thông báo là số lao động của chúng ta ở lại đông. Và tôi đã làm việc với các địa phương, yêu cầu các địa phương tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và nhắc nhở các gia đình có người lao động bảo con em họ về theo đúng hạn để thỏa thuận hợp tác giữa hai nước được thực hiện tốt.
Thứ hai là chúng tôi đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức hội nghị và mời các tỉnh có số người lao động đông đến để bàn các giải pháp làm thế nào để đưa số lượng hết hạn hợp đồng về nước, giảm tỷ lệ ở lại quá đông. Sau đó thì có ký hợp tác với 3 cơ quan là TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh và Hội Nông dân Việt Nam để cùng làm công tác, vận động thuyết phục các gia đình có con em đi lao động từ Hàn Quốc trở về. Cùng với những giải pháp đó thì chúng tôi cũng yêu cầu giảm chỉ tiêu trong các đợt tuyển lao động đối với các địa phương có số lao động đông ở lại sau hợp đồng. Đó là những giải pháp mà chúng tôi nghĩ là cần”.
Tôi giải thích vấn đề này như sau: Chi phí cho một người lao động sang Hàn Quốc chỉ có 630 đô la trong đó có cả tiền tập huấn, hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ, tiền visa và tiền vé máy bay. Khi người lao động đi sang Hàn Quốc thì mang theo 500 đô la để nộp quỹ bảo hiểm thân thể, bảo hiểm rủi ro cho mình. Khi người lao động hết hạn thì tiền này được hoàn trả. Như vậy, một số người nói mất tiền lớn nên vì thế mà ở lại thì không hẳn.
Cá biệt có thể có người do không biết mà đã thông qua một bộ phận gọi là đường dây đưa người đi xuất khẩu lao động bất hợp pháp ở nước ngoài. Có thể họ đã bị lừa. Chúng tôi rất muốn người lao động nào phát hiện ra trường hợp thông qua việc đi của mình phải tốn kém qua tổ chức nào thì phản ánh để chúng tôi kịp thời xem xét và chắc chắn là xử lý. Không những là giảm hại cho người lao động mà cái chính là ngăn chặn những người làm ăn phi pháp”.
Nói về thực trạng đưa người dân đi xuất khẩu lao động một cách bất hợp pháp gây nhức nhối mà vụ 14 người dân thiệt mạng trong 1 vụ hỏa hoạn ở Nga hồi tháng 9 vừa qua là một ví dụ, bà Chuyền chia sẻ: “Tôi rất chia sẻ với những người lao động bị nạn hồi tháng 9 vừa qua bên Nga. Từ thực tế đó tôi thấy số lao động bên Nga hiện nay chủ yếu là thông qua thân quen và thông qua môi giới chứ không thông qua tổ chức được cấp phép của Việt Nam. Chính vì vậy mà họ rất là thiệt thòi về quyền lợi và đặc biệt là quyền của người lao động. Tôi cảnh báo là tất cả những người có nhu cầu sang Nga lao động là phải tìm hiểu ký tổ chức nào được đưa thì mới thực hiện không thì dễ rơi vào đường dây bất hợp pháp”.
Đồng thời, theo vị Bộ trưởng này, một bài học thấm thía nhất đối với chúng ta là giáo dục ý thức cho người lao động: ý thức công dân, ý thức tự trọng và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Và mỗi người lao động trước khi đi thì phải được huấn luyện kỹ hơn nữa. Bản thân gia đình các lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục, động viên người thân của mình.
Trả lời câu hỏi của người dân lo lắng và không hiểu do dâu tạm dừng thỏa thuận cùng những cơ hội được sang Hàn Quốc làm việc sau này và thời gian chờ đợi, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền nói: “Thứ nhất là tình hình lao động của ta với Hàn Quốc thì từ năm 2004 đã ký Bản ghi nhớ về lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc. Từ đó đến nay, số lao động của chúng ta thực hiện lao động tại Hàn Quốc là 70.000. Gần đây, tình trạng người lao động đã hết hạn hợp đồng (trước đây là 3 năm, sau 2007 đã gia hạn là 1 năm 10 tháng nữa tức là đã hết 4 năm 10 tháng, người lao động phải về nước theo hợp đồng) không về mà ở lại là trên 5% số lao động phải về.
Chính vì vậy, phía Hàn Quốc cho rằng số lao động bất hợp pháp ở lại Hàn Quốc đông nên họ đề nghị tạm hoãn việc gia hạn hợp đồng lao động sang Hàn Quốc để tìm các giải pháp tích cực để đưa người lao động của Việt Nam về nước theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Hàn Quốc. Và với mức số lao động ở lại thấp thì họ sẽ cho lao động của Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc”.
Khi được hỏi về những biện pháp cụ thể và tích cực nào để hạn chế tình trạng lao động Việt Nam không về nước theo hợp đồng lao động, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: “Ngay từ cuối năm 2011, chúng tôi đã biết được xu thế phía bạn đã thông báo là số lao động của chúng ta ở lại đông. Và tôi đã làm việc với các địa phương, yêu cầu các địa phương tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và nhắc nhở các gia đình có người lao động bảo con em họ về theo đúng hạn để thỏa thuận hợp tác giữa hai nước được thực hiện tốt.
Thứ hai là chúng tôi đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức hội nghị và mời các tỉnh có số người lao động đông đến để bàn các giải pháp làm thế nào để đưa số lượng hết hạn hợp đồng về nước, giảm tỷ lệ ở lại quá đông. Sau đó thì có ký hợp tác với 3 cơ quan là TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh và Hội Nông dân Việt Nam để cùng làm công tác, vận động thuyết phục các gia đình có con em đi lao động từ Hàn Quốc trở về. Cùng với những giải pháp đó thì chúng tôi cũng yêu cầu giảm chỉ tiêu trong các đợt tuyển lao động đối với các địa phương có số lao động đông ở lại sau hợp đồng. Đó là những giải pháp mà chúng tôi nghĩ là cần”.
Một lớp học tiếng Hàn tại Bắc Giang
Trước ý kiến cho biết việc đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc quá tốn kém và khi hết hạn hợp đồng thì thu nhập của những người lao động chỉ vừa đủ trả cho chi phí ban đầu thôi và họ buộc phải trốn ra ngoài làm để nuôi sống gia đình, bà Chuyền cho rằng: “Tôi không đồng tình với lý do đó. Đó là một sự biện bạch để họ ở lại Hàn Quốc. Còn đó cũng có thể là một nguyên nhân nếu người đi lao động không thực hiện đúng hướng dẫn của cơ quan chức năng.Tôi giải thích vấn đề này như sau: Chi phí cho một người lao động sang Hàn Quốc chỉ có 630 đô la trong đó có cả tiền tập huấn, hướng dẫn, chuẩn bị hồ sơ, tiền visa và tiền vé máy bay. Khi người lao động đi sang Hàn Quốc thì mang theo 500 đô la để nộp quỹ bảo hiểm thân thể, bảo hiểm rủi ro cho mình. Khi người lao động hết hạn thì tiền này được hoàn trả. Như vậy, một số người nói mất tiền lớn nên vì thế mà ở lại thì không hẳn.
Cá biệt có thể có người do không biết mà đã thông qua một bộ phận gọi là đường dây đưa người đi xuất khẩu lao động bất hợp pháp ở nước ngoài. Có thể họ đã bị lừa. Chúng tôi rất muốn người lao động nào phát hiện ra trường hợp thông qua việc đi của mình phải tốn kém qua tổ chức nào thì phản ánh để chúng tôi kịp thời xem xét và chắc chắn là xử lý. Không những là giảm hại cho người lao động mà cái chính là ngăn chặn những người làm ăn phi pháp”.
Nói về thực trạng đưa người dân đi xuất khẩu lao động một cách bất hợp pháp gây nhức nhối mà vụ 14 người dân thiệt mạng trong 1 vụ hỏa hoạn ở Nga hồi tháng 9 vừa qua là một ví dụ, bà Chuyền chia sẻ: “Tôi rất chia sẻ với những người lao động bị nạn hồi tháng 9 vừa qua bên Nga. Từ thực tế đó tôi thấy số lao động bên Nga hiện nay chủ yếu là thông qua thân quen và thông qua môi giới chứ không thông qua tổ chức được cấp phép của Việt Nam. Chính vì vậy mà họ rất là thiệt thòi về quyền lợi và đặc biệt là quyền của người lao động. Tôi cảnh báo là tất cả những người có nhu cầu sang Nga lao động là phải tìm hiểu ký tổ chức nào được đưa thì mới thực hiện không thì dễ rơi vào đường dây bất hợp pháp”.
Đồng thời, theo vị Bộ trưởng này, một bài học thấm thía nhất đối với chúng ta là giáo dục ý thức cho người lao động: ý thức công dân, ý thức tự trọng và đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật. Và mỗi người lao động trước khi đi thì phải được huấn luyện kỹ hơn nữa. Bản thân gia đình các lao động cũng phải có trách nhiệm giáo dục, động viên người thân của mình.
Lệ Vân (Khampha.vn)
Liên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét