Đọc bài thơ “NGHE BA KỂ”, nhớ việc học ngày xưa


Tôi có ý định viết một bài bàn về việc học xưa và nay đưa lên trang mạng Lyhoa.vn để mọi người cùng đàm đạo cho vui, chỉ cho vui thôi. Nhưng hôm 26/6/2012 trên trang mạng đăng tải bài thơ “ Nghe ba kể” của Hồ Nôốc và sau đó là bài thơ phản hồi của tác giả ngoctanHo. Thật là tâm đầu ý hợp.

 Nghe ba kể” là một bài thơ mang giọng chất quê với dòng thơ tự sự. Đó là những câu Chuyện cổ tích mà ông cha thế hệ 5X kể lại cho con cháu nghe vào những buổi trưa hè. 

 Tâm lý, bản năng của thế hệ đi trước là vậy. Tôi không nói đó là những chuyện cổ tích, mà chỉ mượn lời của con trẻ đó thôi.Mọi người ai cũng được ông bà, cha mẹ kể cho nghe những chuyện cổ tích, chuyện nào cũng xuất hiện những ông tiên,ông bụt, đó là những nhân vật cứu tinh thần kỳ làm cho tạo hóa trở lại cân bằng hơn và đem lại công bằng cho xã hội. Nếu như những chuyện trong “nghe ba kể” là những chuyện cổ tích, thì chúng ta ( thế hệ 5X) đều là những ông tiên , ông bụt. Nếu được vậy thì có gì bằng, thích thật!

Ngày xưa, thưở ấy hoặc ngày ấy, nói vậy thì xa xôi quá, mà chỉ cách đây 4,5 thập kỷ thôi,việc học của chúng ta là những câu chuyện không những cổ tích mà còn thần kỳ nữa. Tuy ngày ấy trường không ra trường, lớp không ra lớp nhưng thầy ra thầy, trò ra trò. Lớp học trú ngụ dưới lòng đất,phía trên là những dàn cây lòng bông đan dày để chắn đỡ đạn bom.Hạt mồng tơi pha nước thay cho mực Cửu long. Những cục đá thạch cao nho nhỏ thay cho phấn viết. Lề báo, trang sách củ phai chử đều được tận dụng để làm vỡ học. Tiếng bom đạn,tiếng gầm rú của máy bay giặc át cả tiếng giảng bài của thầy cô giáo. Thế đấy, nhưng chất lượng học tập của chúng ta đâu có tồi, năm nào cũng có bạn dự thi học sinh giỏi văn, toán toàn miền Bắc ( cũng là toàn quốc) và đều đạt giải. Không rõ mấy chục năm qua, học sinh làng ta có bạn nào dự thi học sinh giỏi toàn quốc không ?Thiếu thốn là vậy, gian khổ là vậy, nhưng không làm nhụt ý chí và lòng tin của chúng ta vào tương lai tươi sáng của ngày mai. Khi vào lớp, tất cả bao giờ cũng bắt đầu từ những bài ca sục sôi, cháy bổng và tràn đầy lạc quan:

Tiếng hát rộn vang từ miền quê ta
Từ mái tranh, gốc dừa tiếng hát chan hòa
Nơi đây đầu sóng anh dũng kiên cường chiến đấu
Ta giữ yên cho miền quê đẹp giàu.
(lời bài hát Quảng Bình chiến thắng )

Ngày ấy những phong trào của trên đều được chúng ta thực hiện triệt để. Không như bây giờ, học sinh đi học màn màn, lớp lớp, xe máy, xe đạp chở ba, chở tư, dàn hàng ba, hàng tư mà đi, lạng lách thoải mái. Còn chúng ta “ đi ba, về ba là ta thắng Mỹ”. Ngày ấy, ước mơ được mang chiếc áo trắng đến trường mà không được, vì “ ngày xưa áo trắng anh yêu/ ngày nay áo trắng mục tiêu quân thù”. Còn bây giờ, thấy cô nhắc bọn trẻ khi đến trường phải mang đồng phục áo trắng, nhưng chúng nó bảo quê quá, lổi thời quá. Ngày ấy, kỳ nghỉ hè đến bồi hồi , quyến luyến, nhưng đâu có hoa phượng để tặng nhau, mà chỉ là những bông hoa mua, hoa sim của một ít cây còn sống sót lại trên đồi đá, mang sắc tím yêu thương và đầy ắp tình người. Bọn trẻ hỏi : thời ấy chưa có giống phượng hay sao? Xin thưa : cây phượng vĩ đã có từ bao đời nay rồi, nhưng ngày ấy, người còn chui xuống âm phủ để mà sống, chứ làm gì có đất lành để phượng đâm chồi nảy lộc và ra hoa.

Nhớ về ngày ấy bao nhiêu, càng thương càng nhớ bấy nhiêu và biết ơn vô cùng về mảnh đất và con người Phú trạch, vùng quê ấy đã cưu mang, đùm bọc và chở che cho chúng ta trong những năm tháng khốc liệt của cuộc chiến tranh. Nhiều gia đình nhường khoai, chia sắn cho chúng ta khi chưa đến ngày nhận gạo tháng của nhà nước. Xóm Ngang, xóm Hát, xóm Cồn, Nạp nương dành cho chúng ta hàng trăm héc ta đất canh tác để làm nhà, đào hầm trú ẩn. Ngay cả bây giờ họ cũng đang cho ta mượn đất để an cư và lập nghiệp đó ao! Nghĩa tình quá. Nhắc đến chuyện này tôi lại ngẩm nghĩ đến bài thơ Nghe ba kể . Tuy bài thơ này theo tôi không thuộc diện liệt vào những bài thơ đọc rồi để quên, nhưng khi đọc đến câu: “Rứa mà còn hơn tụi Phú Trạch chăn bò/Toàn sắn khoai, có mấy khi được ăn cơm độn” mà cảm thấy chạnh lòng. Chắc ai không phải là người Lý Hòa đọc những câu này cũng không vui.Biết rằng HN đã viết lở tay, vì vậy anh anh có sửa sai bằng hai câu sau để châm chế , để nâng đỡ hai câu trước, nhưng cũng chẳng gỡ gạc được là bao. “Lý Hòa, Kẻ Đòi sống chung lẫn lộn/ Cá câu về đem đi đổi lúa khoai” , Giá như…

Việc học xưa là vậy, còn việc học nay đã có ngoctanHo nói rồi. Chán thật, bây giờ nói thật, viết thật mà ai cũng bảo nói bậy viết bậy! ngoctanHo,không rõ bạn có vị thế gì không mà mạnh mồm thế. Còn nhớ, ngày ấy bạn học cô giáo đã dạy: Từ nay về sau, nếu em nào viết văn, làm thơ thì phải theo phương pháp hiện thưc XHCN.Thế mà đến thế kỷ 21 rồi mà ngoctanHo làm thơ vẫn dùng phương pháp hiện thực phê phán! Nếu Nguyễn Khuyến, Tú Xương mà sống đến bây giờ chắc các cụ sẽ mắng cho một trận ra trò, tại vì ăn cắp dòng thơ của các cụ mà không xin phép.

Chúng ta đều biết, hiện nay ngành giáo dục đang phát động và đẩy mạnh phong trào “hai không” một cách quyết liệt. Sắp tới đây, tiếp tục sẽ có các phong trào ba không, bốn không và nhiều không nữa. Chắc chắn trong tương lai gần, với phong trào nhiều không như vậy, việc học của bọn trẻ nếu không có gì thay thì ít nhất cũng phải đổi. ngoctanHo, đừng có bi quan, hảy lạc quan và vững lòng tin như thời chúng ta ngày ấy vậy.

Nói việc học ngày xưa thì viết mãi sao cho hết. Tiếc rằng bọn trẻ bây giờ đâu có cảm nhận được những chuyện của chúng ta ngày ấy. Mà cũng đúng thôi, vì đó là những chuyện cổ tích, mà đã chuyện cổ tích thì làm gì có tính truyền thống và tính lịch sử để mà gìn giữ mà phát huy.

Nhưng dù sao, chúng ta thế hệ 5x và cả các thế hệ trước chúng ta nữa vẫn có quyền tự hào về một thời quá khứ oanh liệt và hào hùng. Tinh thần và cốt cách của chúng ta ngày ấy là thế đó. Chúng ta, ông cha chúng ta đã đồng hành cùng dân tộc làm nên một chuyện động trời: đánh Mỹ và thắng Mỹ.

                                                                         Hạnh Vinh






Liên hệ với Admin

4 nhận xét:

Quê hương nói...

( Bài thơ" Nghe ba kể” là một bài thơ mang giọng chất quê với dòng thơ tự sự. Đó là những câu Chuyện cổ tích mà ông cha thế hệ 5X kể lại cho con cháu nghe vào những buổi trưa hè). Bài bình của ngoctanHo mang tính hiện thực mô tả, bài luận (Đọc bài thơ “NGHE BA KỂ”, nhớ việc học ngày xưa) càng sắc sảo lột tả được ý tứ của bài thơ lẫn bài bình. Có cái gì đó mà theo ý tôi Hạnh Vinh đã hơi thiên vị tác giả bài thơ Nghe Ba kể. Không ai phủ nhận quá khứ, cái hiện thực càng không nên che đậy, dù có đau buồn nhưng mọi người cũng nên nhìn thẳng vào đó để điều chỉnh lại bản thân. Cảm ơn Hạnh Vinh đã đưa ra những nhận xét rất hay và rất sắc sảo.

Unknown nói...

Thiết nghĩ không có gì để bàn về lời bình rất sắc sảo và rất tế nhị của Hạnh Vinh, Chỉ có những con người của thế hệ 5x mới cảm nhận và có lời bình sâu sắc như vậy. Tôi xin mượn bài thơ của NN để nhớ về 1 thời của thế hệ 5x trên quê hương Lý Hòa để tặng Hạnh Vinh :

QUÊ HƯƠNG THỜI KHÓI LỬA


Tôi quay về chốn sơ tán ngày thơ
Nạp Nương bây giờ chỉ còn sỏi đá
Cây dai lưa thưa không nhà không cửa
Lũ bạn ấu thơ phiêu bạt đâu rồi.

Nhớ một thời gian khổ trên quê tôi
Giặc Mỹ phá cầu, Lý Hòa tan nát
Mẹ dắt tay con, bà bồng bế cháu
Lên Phú Trạch tránh bom đạn quân thù

Nạp Nương, Khai Hoang, Xóm Cồn, Xóm Đá
Những địa danh quyen thuộc một thời
Người làng biển sống trên vùng hoang hóa
Theo Đảng chỉ đường sỏi đá biến thành cơm

Lũ trẻ chúng tôi có một thời đạn bom
Mang trong lòng ước mơ cháy bỏng
Mau lớn khôn để thành anh giải phóng
Vào miền nam đánh giặc giữ quê hương

Chúng tôi lớn lên phiêu bạt trăm đường
Vẫn giữ trọn tình thương thời thơ ấu
Cũng có đứa được vào nam chiến đấu
Giải phóng miền nam không thấy trở về

Bom đạn hết rồi trở lại quê hương
Làng biển Lý Hòa như bãi chiến trường
Chiếc cầu thân yêu giờ đâu còn nữa
Đình, Chùa linh thiêng bom Mỹ phá tan rồi

Nhà cửa xác xơ, trơ bức tường loang lỗ
Vết đạn, hố bom cày xới bao phen
Bao đau thương mất mát vẫn còn nguyên
Người làng biển tưởng chừng gục ngã

Nén nổi đau thương mất mát vào lòng
Người Lý Hòa lại vùng lên xây dựng
Như đoàn quân tiên phong thời đổi mới
Để Lý Hòa thành phố biển hôm nay./.

Hồ Nôốc nói...

nghe Hạnh Vinh dạo này sao năng động và tìm về nhiều kỷ niệm thế.bài viết đi theo năm tháng của một thời đạn lữa ở sơ tán làm thổn thức quá khứ được sống lại cùng chúng ta. cho tôi xin hỏi: bạn có nhớ đứa nào bị rắn cắn mà chết, ở dưới hầm không?(xóm Cồn).chúc cho Hanh Vinh
viết càng hay! Chúc cho NN cùng đồng cảnh những bài thơ về vùng sơ tán năm nào.

Hồ Nôốc nói...

Hạnh Vinh kỳ này viết có năng suất hơn. còn NN thì có tài phản biện vô cùng hấp dẫn .các chuyên gia mạng luôn theo giỏi và đều viết về một thời trong ký ức không quên .

NHỚ MÃI
-Nhớ dạo ấy bộ đội đi B
-Họ ghé qua Nạp Nương,xóm Cồn vùng sơ tán
-Tình quân dân, cá nước sao vô hạn
-Thôi thúc mình chống lớn được theo chân

-Được vài tuần các anh lệnh hành quân
-Bí mật ra đi không kịp lời tạm biệt
-Sáng thức dậy thì tôi mới biết
-lòng bâng khuâng da diết nhớ từng anh.

-Sau ngày về đã hết chiến tranh
-Các anh đi đâu về đâu mà chẳng rõ
-Còn riêng tôi những kỷ vật còn đó
-Bộ áo quần biêng biếc vải Tô-Châu

-Chiếc đàn nhị cứ ngân mãi những đêm thâu
-Các anh tặng cho bố tôi từ dạo ấy
-nếu lúc buồn tôi đem ra kéo vậy
-nghe nhói lòng các anh đã vời xa

-Chiến tranh không còn vẫn vọng mãi trong ta
-Tình cá nước sao ngày xưa đẹp rứa
-Mẫu lương khô chia đều cho một nữa
-Để hôm nay thổn thức mãi nhớ đời

hô nôốc
-