Nấm tràm có ở nhiều nơi và được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau..... Còn với những người Lý Hòa, nấm tràm được chế biến thành món canh rất dân dã nhưng mang đậm hương vị quê. Chỉ cần một ít nấm, một ít đọt rau khoai, rau muống, một ít ruốc và đặc biệt không thể thiếu lá lốt, thế là có thể làm nên một nồi canh nấm tràm ngon tuyệt.
Nấm Tràm được mua hoặc hái hái về được cắt bỏ phần chân, chọn nấm cũng rất kỳ công, nấm phải tươi, cánh nấm chưa xòe nhiều, dùng dao cạo (dùng cật tre càng tốt) nhẹ lớp màng ngoài của nấm để giảm bớt độ đắng. Công đoạn này phải khéo léo vì lớp màng ngoài rất mỏng, nếu không cẩn thận có thể làm mất đi phần thịt nấm, đặc biệt phải giữ nấm khô, không để dính nước. Khi đã cạo màng xong, đem rửa qua nước lạnh vài lần rồi ngâm vào nước muối nhạt khoảng 5 phút để sạch chất nhớt của nấm. Sau đó, vớt ra để ráo nước.
Nấm tràm ngâm nước muối |
Tiếp theo mồi lửa, cho ít hành tỏi phi thơm lên cho nấm, cá nục, thịt, đậu phộng vào xào qua...cho thêm lượng nước vừa đủ ăn, nếu có ruốc thì cho thêm 1 thìa khuấy qua nước lạnh rồi cho luôn vào nồi nước đang sôi. Khi nước sôi cho rau muốn hoặc đọt khoai vào chờ sau 1 phút nêm thêm gia vị vừa ăn rồi bắc nồi xuống, rắc thêm lá lốt đã thái nhỏ lên nồi canh. Sau đó cho ra tô.
Nhìn cái bát canh có đủ màu sắc, màu trắng của thịt nấm, màu xanh của rau, Hương thơm nấm và rau hòa quyện với mùi ruốc, mùi cá nục của biển khơi..chỉ cần nhìn và ngửi thôi cũng đủ để cho người xa quê gợi nhớ quê nhà.
Khi ăn nấm tràm khi mới ăn sẽ thấy vị đắng nhưng càng ăn, miếng nấm từ từ tan đều trong miệng mới cảm nhận được cái ngọt, cái béo, cái bùi của nó. Húp một miếng nước canh cảm nhận cái đậm đà hòa quyện từ cá, ruốc, từ rau, từ nấm, nhân nhẫn đắng mà ngọt đến cổ họng.
Ai đã từng ăn một lần bát canh nấm thì dẫu có đi xa cũng không thể nào quên được cái hương vị mọc mạc dân dã quê nhàLiên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét