Chùa Lý Hòa đang xây dựng |
Các vị La hán được hiểu là người đã đạt cấp "vô học" (không cần phải học gì nữa, vì cái gì trên đời cũng biết) của Thánh đạo và được xem là người đã từ bỏ ô nhiễm, bỏ các gánh nặng, đã đạt mục đích và tâm thức đã được giải thoát.
Mỗi nơi một cách, song nếu ta đến chùa Tây phương thì sẽ thấy 18 bức tượng La hán thể hiện tất cả tính cách (tốt) mà mỗi người chúng ta đều có thể có. Các vị đều là người gốc Ấn Độ , song ở chùa Tây Phương tượng các vị đã được các nghệ nhân Việt Nam sáng tạo mang phong cách riêng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Theo Bác Phan Hải các tượng phật La Hán ở chùa Lý Hòa sẽ được chế tác theo mẫu 18 vị La Hán ở chùa Tây Phương, các tượng phật được làm tại TP Hồ Chí Minh sau khi hoàn thiện sẽ đưa về đặt ở chùa Lý Hòa.
Sau đây bộ ảnh mẫu và ý nghĩa 18 vị La Hán ở Chùa Tây Phương:
1. Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa). Ngài là một trong 10 đại đệ tử của Phật, tu hạnh đầu đà (khổ hạnh), là người được Đức Phật trao tâm ấn, trở thành vị tổ Thiền tông đầu tiên của Ấn Độ. Một hôm, tại hội Linh Sơn, Phật cầm bông hoa bát-la sắc vàng nhìn đại chúng. Lúc ấy, mọi người đều lặng yên, duy một mình Ma Ha Ca Diếp thì nét mặt rạng lên mỉm cười. Phật bảo: "Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, đặc biệt truyền ngoài giáo lý, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp." Phật còn đưa áo Tăng-già-lê vàng cho Tôn giả mà dặn rằng: "Hãy chuyển lại cho đức Phật Từ Thị." Tôn giả đáp lễ nói: "Xin vâng lời Phật dạy." Về sau, Tôn giả truyền pháp cho A Nan rồi mang tấm áo Tăng-già-lê đi vào núi Kê Túc nhập định, chờ ngày đức Phật Từ Thị hạ sanh.
2. A Nan Đà (Ananda). A Nan Đà cũng là một trong 10 Đại đệ tử của Phật. Ngài có trí nhớ tuyệt vời nên được Đức Phật cho làm thị giả. Ngoài trí nhớ tốt, Ngài lại có ngoại hình khôi ngô tuấn tú, khiến nhiều cô gái mê mẫn. Trong số đó phải kể đến cô Bát Cát Đế, con gái của ma nữ Ma Đăng Già. Lợi dụng lúc Tôn giả A nan Đà đi khất thực, Bát Cát Đế đã đọc chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên để mê hoặc A Nan. A Nan như kẻ dại khờ mất trí bước theo sau Bát Cát Đế vào phòng, thầm nghĩ rằng. May sao Đức Phật biết chuyện nên phóng ra muôn nghìn đạo hào quang. Trong mỗi đạo hào quang lại có muôn ngàn Đức Phật ngồi trên hoa sen ngàn cánh. Trong mỗi Đức Phật lại phóng ra muôn ngàn đạo hào quang đủ muôn màu sắc. Đức Phật cùng với muôn ngàn đức hóa Phật ẩn ẩn hiện hiện trong muôn ngàn đạo hào quang cùng nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đồng thời bảo ngài Văn Thù Bồ Tát cấp tốc đem thần chú này đến nhà cô Ma Đăng để giải thoát cứu A Nan đang mắc nạn. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi vâng lời Phật, liền vận dụng thần thông bay đến nhà cô Ma Đăng định thần lực đọc chú Thủ Lăng Nghiêm. Ngay khi đó chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên của ngoại đạo mê hoặc A Nan liền bị tiêu tan.
3. Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa). Ngài là vị tổ Thiền tông thứ ba của Ấn Độ. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :
Xưa nay truyền có pháp
Truyền rồi nói không pháp.
Mỗi mỗi cần tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp.
Tổ lại dặn:
─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.
Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh.
4. Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta). Ngài là tổ Thiền tông thứ tư của Ấn Độ. Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.
Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?
Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?
Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?
Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc - Con cũng thế, thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo :
Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truyền lại cho thầy của thầy ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt.
5. Đề Đa Ca (Dhritaka). Ngài là tổ Thiền tông thứ 5 của Ấn Độ. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài. Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải: < Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi >. Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :
Vòi vọi núi bảy báu, Thường tuôn suối trí huệ. Chuyển thành vị chơn pháp, Hay độ ngưòi có duyên
Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :
Pháp ta truyền cho ngươi, Sẽ hiện trí-huệ lớn . Mặt trời mọc trong nhà, Chiếu sáng khắp trời đất .
Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ-tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:
Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp
6. Di Giá Ca (Michakha). Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:
-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :
Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .
Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượn khí đại thừa.Quả thật, Ngài gặp và truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.
7. Bà Tu Mật (Vasumatra).Ngài họ Phả-La-Đọa sanh trưởng tại miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông.
Sau khi Tổ Di-Dá-Ca nhập Niết-bàn, Ngài đi hoằng khắp nơi tuyên dương chánh pháp. Khi đến nước Ca-Ma-La
Ngài lên pháp tòa giảng đạo,có một trí sĩ đến dưới tòa lớn tiếng tự xưng: -Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quyết luận nghĩa với thầy. Ngài bảo:- Nầy nhơn giả! Nếu luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận. Nan-Đề biết đây là người nói nghĩa thù thắng,khởi tâm kính phục,thưa rằng: - Con nguyện cầu đạo,được thưởng thức vị cam lồ. Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyền pháp cho Nan-Đề.
Ngài lên pháp tòa giảng đạo,có một trí sĩ đến dưới tòa lớn tiếng tự xưng: -Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quyết luận nghĩa với thầy. Ngài bảo:- Nầy nhơn giả! Nếu luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận. Nan-Đề biết đây là người nói nghĩa thù thắng,khởi tâm kính phục,thưa rằng: - Con nguyện cầu đạo,được thưởng thức vị cam lồ. Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyền pháp cho Nan-Đề.
8. Phật Đà Nan Đề (Bouđhanandi).
Ngài họ Cù-Đàm, người nước Ca-Ma-La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quan năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi Tổ Bà-Tu-Mật đến nước Ca-Ma-La, Ngài đến vấn nạn, nhơn đó kính phục xin theo làm đệ tử. Tổ sắp Niết-bàn, gọi Ngài đến phó chúc rằng :
-Chánh pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải truyền bá chớ để đoạn dứt, Nghe ta nói kệ:
Tâm đồng hạn hư không, Chỉ pháp bằng thái hư. Khi chứng được hư không, Không pháp, không phi pháp Ngài vâng giữ phụng trì.
9. Phục Đà Mật Đa (Bouđhamitra). Ngài họ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :
- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện :< Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát > miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổ xuất gia.
Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa.
10. Hiệp tôn giả (Parsva). Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung-Ân. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh,
Thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.
Sau gặp Tổ Phục-Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặc lưng xuống chiếu,như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ). Lãnh thọ chánh pháp xong, Ngài đi vân du các nơi tùy cơ giáo hóa.
11. Mã Minh (Asvagosha).
Tổ Mã Minh là vị tổ thứ 12 người Ấn. Ngài người nước Ba La Nại đắc pháp với tôn giả Phú Sa Dạ Na. Phần lớn các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minh qua trường ca “Phật Sở Hành Tán” (S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit vô tiền khoáng hậu, ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn học Sanskrit Phật giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý. Ngài Mã Minh không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là nhà đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo. Ngài còn là một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và một nhạc sĩ. Trước khi xuất gia, ngài Mã Minh nổi tiếng chủ trương “ngã thể bất biến.” Khi được nghe tôn giả Phú-na-xa phân tích về triết lý vô ngã trong đạo Phật, ngài Mã Minh đã cảm kích mà xuất gia tu Phật. Cuộc đối thoại lịch sử đó diễn ra như thế này.
Nghe danh ngài Phú-na-xa, đạo lý uyên thâm, chứng đạo giải thoát, ngài Mã Minh đã đến chất vấn rằng:
- Thưa sa-môn, tất cả ngôn luận của thế gian, tôi đều có thể phi bác hết, giống như lưởi liềm cắt sạch cỏ. Nếu sa-môn thắng được tôi, tôi xin tự cắt lưởi.
Tôn giả Phú-na-xa nói rằng:
- Tất cả lời Phật dạy không ngoài hai chân lý. Đứng từ chân lý tương đối (thế tục đế), tạm gọi là ngã. Đứng từ chân lý tuyệt đối (đệ nhất nghĩa đế), tất cả đều rỗng không. Theo triết lý này, có cái gì trong đời này có ngã thể đâu. Ông hãy suy nghĩ thật tường tận, xem học thuyết của Phật và của ông, ai hơn ai?
Ngài Mã Minh suy nghĩ:
- [Quả thật là đứng từ] chân lý tương đối [thì ngã] là giả lập. [Đứng từ] chân lý tuyệt đối, [thì ngã] là rỗng không. Cả hai chân lý này không có gì để nắm bắt được thì làm thế nào để đánh đổ được!
Suy nghĩ xong, ngài Mã Minh cảm thấy học thuyết vô ngã của Phật quá cao siêu, nên đã phát tâm xuất gia tu Phật.
12. Ca Tỳ Ma La (Capimala). Tổ Ca-Tỳ Ma-La là vị tổ thứ 13 của Ấn Độ. Ngài người nước Hoa Thị , lúc ban sơ ngài theo học phép ngoại đạo và có ba nghìn đồ chúng. Ngài là người thông hiểu các bộ luật khác. Về sau gặp tổ Mã Minh và được tổ trao truyền chính pháp. Ngài đi hóa đạo ở các nước Tây Ấn Độ.
Sau tôn giả thấy ngài Long Thụ có chí nguyện cầu xin xuất gia, nên tôn giả liền độ thoát cho, và thụ giới cụ túc cho cả năm trăm long chúng của ngài Long Thụ .
Một hôm tôn giả bảo ngài Long Thụ rằng :
Sau tôn giả thấy ngài Long Thụ có chí nguyện cầu xin xuất gia, nên tôn giả liền độ thoát cho, và thụ giới cụ túc cho cả năm trăm long chúng của ngài Long Thụ .
Một hôm tôn giả bảo ngài Long Thụ rằng :
- Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi đem phó thác cho ông, ông nên tuân theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ sau đây:
Pháp này chẳng ẩn cũng chẳng hiện
Nói lên cái chân thật, vi tế.
Ngộ được pháp ẩn, hiển này
Không phải ngu, không phải trí
Ngài nói kệ và phó chúc pháp xong liền hiện thần, biến tướng, rồi hóa ra lửa cháy để tự thiêu đốt mình. Ngài Long Thụ cùng các đệ tử thu thập lấy ngọc xá lợi năm sắc , xây tháp phủ kín lên trên để thờ.
13. Long Thụ (Nagarjuna). Long Thụ còn gọi là Long Thọ, dịch âm là Na-già-át-thụ-na, thế kỷ 1–2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" – năm vị khác là Thánh Thiên (sa. āryadeva), Vô Trước (sa. asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga, dignāga), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế, sa. uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại nhân (sa. mahāpuruṣa). Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha).
14. La Hầu La Đa (Rahulata). La-hầu-la là một trong thập đại đệ tử của Phật, ông cũng là người con duy nhất của Đức Phật Thích Ca. Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đa-la. Khi La-hầu-la vừa được sinh ra thì thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực, nhiều người cho rằng đó là hành vi “vô trách nhiệm” đối với một người cha, nhưng sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo, nhờ vậy La Hầu La đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được Xá-lợi-phất (s: śāriputra) đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và nhập Niết Bàn trước Đức Phật. Lúc đó Ngài mới 50 tuổi.
15. Di Giá Ca (Michakha). Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì.
Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:
Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:
-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :
Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .
Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượn khí đại thừa.Quả thật, Ngài gặp và truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.
16. Già Da Xá Đa (Samghayacas).
Ngài là tổ thứ 18 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài họ Uất-Đầu-Lam ở nước Ma-Đề, cha hiệu Thiên-Cái, mẹ là Phương-Thánh. Bà Phương-Thánh thọ thai,một đêm mộng thấy có người cầm cái gương báu đến nói: <Tôi đến >. Bà chợt tỉnh giấc,nghe toàn thân nhẹ nhàn thanh thản,khác hơn ngày thường. Trong nhà có mùi hương lạ,vài lằn hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, Bà sanh ra Ngài.
Thân Ngài trong sáng giống như lưu-ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ,nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ Ngài ở trên núi Bảo-Lạc-Ca. Sau khi Ngài ra đời,ngôi nhà nầy luôn luôn có áng mây tía che đậy trên không. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề nhơn thấy áng mây ấy,tìm đến gặp Ngài. Từ đó, Ngài theo làm đệ tử Tổ
Về sau, Ngài được Tổ truyền tâm ấn và thống lãnh đồ chúng. Tùy duyên, Ngài đi vân du khắp nơi để giáo hóa làm lợi ích cho quần sanh. Khi tuổi đã già, Ngài du hóa đến nước Nguyệt-Chí và truyền tâm ấn cho tổ Cưu-Ma-La-Đa.
Thân Ngài trong sáng giống như lưu-ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ,nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ Ngài ở trên núi Bảo-Lạc-Ca. Sau khi Ngài ra đời,ngôi nhà nầy luôn luôn có áng mây tía che đậy trên không. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề nhơn thấy áng mây ấy,tìm đến gặp Ngài. Từ đó, Ngài theo làm đệ tử Tổ
Về sau, Ngài được Tổ truyền tâm ấn và thống lãnh đồ chúng. Tùy duyên, Ngài đi vân du khắp nơi để giáo hóa làm lợi ích cho quần sanh. Khi tuổi đã già, Ngài du hóa đến nước Nguyệt-Chí và truyền tâm ấn cho tổ Cưu-Ma-La-Đa.
17. Cưu Ma La Đa (Kumarata). Sau khi được tổ Già Da Xá Đa truyền tâm ấn, Ngài trở thành tổ thứ 19 của Thiền Tông Ấn Độ. Ngài dòng Bà-la-môn ở nước Nguyệt-Chí. Gia đình Ngài trước kia giàu có, song cha Ngài vì bịnh tham tiếc chỉ một bề bo bo giữ của. Nhơn việc con chó nằm ngoài rèm,gặp Tổ Già-Da-Xá-Đa giải nghi, Ngài phát tâm theo đạo Phật, xuất gia thọ giới. Sau khi được được Tổ Xá-Đa phó chúc và truyền tâm pháp, Ngài đi vân du khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh.
18. Xà Dạ Đa (Jayata). Ngài người Bắc-Ấn, trước đã sẵn lòng mến đạo, thông hiểu đạo lý. Nhơn du lịch miền Trung Ấn gặp Tổ Cưu-Ma-La-Đa. Ngài hỏi Tổ:
-Nhà con cha mẹ đều kính Tam-Bảo tu hành đúng pháp, mà sao nhiều bệnh hoạn, làm việc gì thất bại việc ấy. Hàng xóm gần nhà con,có người hung bạo giết hại làm ác càng ngày càng nhiều, mà thân thể khỏe mạnh, ra làm việc đều được như ý. Như vậy, nhơn quả nghiệp báo đâu không phải nói suông ư ? Con rất nghi lẽ nầy, mong Ngài giải nghi.
Tổ bảo: -Phật nói nghiệp báo thông cả ba đời, bởi do đời trước tạo nghiệp lành nên đời nầy hưởng quả lành. Dù đời nầy có làm ác thì quả ác sẽ chịu ở đời sau. Cho nên, có người đời nầy tuy làm lành mà đời nầy không hưởng được quả lành, vì nghiệp ác trước mạnh hơn. Có người đời nầy tuy làm ác mà không chịu quả ác, vì nghiệp lành trước mạnh hơn. Nếu do đời nầy không được quả lành, rồi lại tạo ác, thì đời sau càng sa vào đường ác. Nếu do đời nầy được quả lành, rồi lại tạo lành, thì đời sau càng tiến trên đường lành. Lại, có người đời trước làm lành được nửa đời, đổi sang làm ác, đến đời nầy nửa đời trước hưởng phước, nửa đời sau mắc họa. Hiện nay cha mẹ ông và người hàng xóm lẽ báo ứng thiện ác cũng giống như thế, bởi nghiệp đời trước chiêu cảm nên vậy. Đâu thể căn cứ trong hiện đời mà hiểu được ? -Dạ-Đa nghe giải liền tan hết nghi ngờ. Tổ dạy thêm:
-Tuy ông đã tin nghiệp ba đời, mà chưa rõ nghiệp từ hoặc sanh, hoặc nhơn thức có, thức y nơi bất giác, bất giác y nơi tâm. Song tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn kém, lặng lẽ linh thông.Ông nếu vào pháp môn nầy có thể đồng với chư Phật, tất cả thiện, ác,hữu vi,vô vi, đều như mộng huyễn. Dạ-Đa nghe được lời nầy liền phát huệ đời trước,bèn xin xuất gia.
Sau khi xuất gia, Ngài được Tổ Cưu Ma La Đa truyền tâm ấn và trở thành Tổ thứ 20 của Thiền Tông Ấn Độ.
Liên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét