NHẬT TRÌNH ÐI BIỂN CỦA CƯ DÂN LÝ HOÀ

NHẬT TRÌNH ÐI BIỂN CỦA CƯ DÂN LÝ HOÀ
VÀ DẤU ẤN VĂN HOÁ BIỂN CỦA NGƯỜI VIỆT
- Nguyễn Thăng Long
1. Dẫn luận
1. Trong cơ cấu kinh tế truyền thống Việt, loại hình nông nghiệp lúa
nước chiếm vai trò chủ đạo. Quá trình tụ cư, hình thành làng xã Bắc bộ thể
hiện thái độ ứng xử với cây lúa nước một cách thuần thục và phổ biến ở các
vùng đồng bằng trũng. Trước nạn “nhân mãn”, các “lão nông” đành phải
“lùi”  ra biển; công việc  “quai đê, lấn biển”, “thau chua, rửa mặn”,  để
“ngọt hoá”, thuần dưỡng đất đai canh tác quả là những “kỳ tích lớn lao”.
Trên hành trình Nam tiến, những dấu ấn về đất đai, cây lúa, cái cày,

con trâu v.v... luôn đè nặng tư duy và phủ kín tâm lý những con người tiên
phong, hình thành nên phản ứng quay lưng với phía tây và phía đông dù đó
là  “rừng  vàng”, hay  “biển bạc”
1
, bởi họ,  “xem biển và núi như những
điểm khai thác kinh tế thụ động (tước đoạt của trời cho), không hứa hẹn
tiền đồ cũng như mở ra một tầm nhìn có tính chiến lược”  (Nguyễn Hữu
Thông, 2005: 12)
2
. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, những cộng
đồng ngư dân có nghề biển phát triển thường có nguồn gốc hải đảo
(Nguyễn Từ Chi, 2003; Nguyễn Duy Thiệu, 2003; Trần Quốc Vượng,
1985), trong đó, người Bồ Lô cư trú dọc theo ven biển từ Thanh Hoá đến
Quảng Bình là một điển hình
3
. Người Chàm ở Trung bộ được biết đến như
                                             
1
Các vua triều Nguyễn đã áp dụng chính sách Ky my để quản lý miền rừng núi phía tây,
với những chính sách cai trị lỏng lẻo nhằm có  được sự thần phục để yên tâm đi về
phương Nam và biểu hiện rõ nét nhất chính là ý nghĩa của cống phẩm, đầy tính tượng
trưng và thường không có giá trị trao đổi lớn trong thương mại của triều đình (xem
thêm: Lê Ðình Hùng, 2005: 208 - 217).
2
Hành trang của những người Việt tiên  phong trong bước  đường mở rộng lãnh thổ về
phương Nam, cây lúa nước như là yếu tố chính đảm bảo cho sự sinh tồn, mặc dù yếu
tố khí hậu, thổ nhưỡng ở đó chưa chắc đã phù hợp. Những ngôi làng hình thành sớm
trên dải đất “trước biển, sau núi” miền Trung chủ yếu bám lấy những dải đồng bằng
nhỏ hẹp dọc các con sông nghèo phù sa.
3
Người Bồ Lô có thể là cư dân Chàm thời xa xưa, sống trên biển. Thuyền của họ vừa là
nhà, vừa là công cụ sản xuất, kỹ thuật đi biển thành thạo, đánh bắt cá rất giỏi, xưa họ 8
một cộng đồng giỏi về biển với những chiếc ghe bầu lớn, họ “tham gia tích
cực vào luồng giao thông - buôn bán ven biển quốc tế ở phương Ðông hầu
như liên tục từ cổ đại đến trung đại" (Trần Quốc Vượng, 1985: 89).
2. Cùng với truyền thống ruộng nước, sự kém phần ưu đãi của thiên
nhiên đã chi phối đến sự hình thành tổ chức xã hội (làng bãi ngang, bãi dọc;
chủ vạn, hội đồng làng), và cơ cấu ngành nghề của các làng Việt ven biển
miền Trung (bán nông bán ngư)
4
. Làm nông nghiệp trên hệ sinh thái đặc
thù đất pha cát là một điểm khá đặc biệt của các làng biển miền Trung, bên
cạnh các hoạt động ngư nghiệp chủ đạo, khai thác nguồn lợi từ biển cả,
nhưng chỉ đánh bắt gần bờ, bởi “kỹ thuật đi biển thấp, không cho phép họ
ra khơi ngoài 40, 50 km và chỉ đánh cá một mùa, mùa biển lặng” (Nguyễn
Từ Chi, 2003: 652).
3. Trong bối cảnh đó, Lý Hoà là một trong những ngôi làng hiếm hoi
thoát ly hẳn nghề nông, phát triển mạnh các hoạt động đánh bắt ven bờ,
đồng thời tổ chức những chuyến đi biển dài ngày, vượt ra khỏi tầm kiểm
soát
5
. Cơ cấu kinh tế chủ đạo là đánh bắt, buôn bán và vận tải, được nhắc
đến từ rất sớm, “tục quen buôn bán, bình thời vào Gia - định đóng thuyền
nan lớn đến trăm chiếc, mỗi chiếc giá đến hơn nghìn quan, đem về bán lại”
(Lê Quý Ðôn, 1900: 104). Có thể nói đó chính là bối cảnh, môi trường đặc
biệt quan trọng cho sự ra đời Nhật trình đi biển của ngư dân, như là những
biểu hiện về vốn tri thức, kinh nghiệm đi biển, phản ánh khả năng tiếp cận
với biển - nét đặc trưng văn hoá của các làng Việt ven biển.
2. Làng Lý Hoà và Nhật trình đi biển
Không giống như  ở miền Bắc với những đồng bằng rộng lớn, nhiều
phù sa, sức ép dân số ở miền Trung chủ yếu do đất đai khô cằn, chật hẹp...,
nên họ hướng về biển với cái nhìn đa dạng hơn, và đó chính là biểu hiện về
sự đa dạng của cơ cấu kinh tế. Mặc dù vậy, về mặt xã hội, các làng biển vẫn
giữ nguyên cơ cấu của xã hội nông nghiệp, chỉ có một số khác biệt trong
chức năng để thích ứng với môi trường. Ðó là sự thành lập hội của những
                                                                                                                                   
sống thành từng “vạn”, có làng, có tổng riêng với tập tục riêng (theo Nguyễn Duy
Thiệu, dẫn trong: Từ Chi - Phạm Đức Dương, 1996: 25 ).
4
Bởi ngư nghiệp vẫn chưa đảm bảo ổn định được cuộc sống. Rất ít các làng biển ở Việt
Nam, cụ thể là ở miền trung, chỉ sống đơn thuần vào kinh tế biển - là ngư dân mà chủ
yếu, vẫn là những cộng đồng không quên nông nghiệp, hay vẫn dựa vào nông nghiệp
(Nguyễn Từ Chi, 2003: 652).
5
Làng Lý Hoà ngoài thổ cư, không có đất nông nghiệp. Từ xưa, Lý Hoà đã nổi tiếng khắp
vùng là những người giỏi đi biển, buôn bán, giàu có thuộc loại “nhất nhì tỉnh Quảng
Bình, làng ấy còn có tiếng là văn vật” (Lê Quý Ðôn, 1973: 186).9
người chuyên đánh cá (hội bạn thuyền) với tổ chức chính là vạn, trong đó
người đứng đầu là trưởng vạn - người có nhiều kinh nghiệm, giỏi đi biển.
2.1. Vài nét về làng biển Lý Hoà
Lý Hoà là một làng sống cạnh biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình. Từ
thế kỷ XVIII, nơi đây được ghi nhận:
“Thôn Lý  - hoà châu Nam Bố - chính, đất ấy là dư khí của núi Lệ- đệ rủ
xuống thành bãi cát bằng, nổi cao mở rộng, dân cư  ở ngay bãi trông về
hướng nam, đuôi bãi từ bên tả ôm lấy, sông Thuận - cô từ bên hữu chảy lại
làm tiền đường, một dải cồn cát sông Thuận - cô làm án, cho nên nhân đinh
thịnh vượng đến hơn nghìn người” (Lê Quý Ðôn, 1977: 104).
Tổ chức làng trước đây bao gồm 4 xó m: Thượng, Trung, Nội, Ngoại,
với diện tích tự nhiên chưa đầy 1,5 km
2
. Phía bắc giáp làng Thanh Khê,
phía nam là sông Lý Hoà và bên kia là làng Quy Ðức, phía đông giáp biển
với đường bờ biển dài 3 km, phía tây giáp làng Thuận Phú. Lý Hoà được
người dân các làng kế cận gọi là “kẻ lái” - chuyên nghề đi biển (chủ yếu là
đánh bắt hải sản) và buôn bán
6
.
Nhật trình đi biển (kể vô) là một tư liệu quan trọng mà chúng tôi tiếp
cận được trong một đợt điền dã tại làng Lý Hoà vào tháng 8/2005, mà có lẽ,
phần nào giúp chúng tôi hiểu rõ thêm về đặc trưng làng biển miền Trung, từ
một trường hợp cụ thể.
2.2. Nhật trình đi biển
Nhật trình  đi biển chính là  “công cụ” quan trọng nhất trong hành
trang đi biển của ngư dân, mang âm hưởng của thể loại văn học dân gian,
có nội dung như chính tiêu đề của nó. Sự phổ biến của hình thức nhật trình
cũng như nét khác biệt trong nội dung giữa các bài, đã làm nên nét đặc
trưng của văn hoá làng biển, trong vai trò của một “bản hải - địa đồ” cho
những người thường xuyên lênh đênh trên biển. Thể loại nhật trình là nhật
ký ghi lại những sự kiện, sự việc gắn với các địa danh cụ thể của cư dân
trong các cuộc hành trình lao động, sản xuất, giao thương v.v..., ghi dấu
một ngày trong một chuỗi thời gian.
Trong kho tàng văn hoá dân gian, có thể kể đến nhiều hình thức nhật
trình như nhật trình  đi thi, nhật trình  đi sứ, nhật trình  đi làm quan, nhật
trình đi lấy cây, nhật trình đi đày v.v..., trong đó nhật trình đi biển là một
                                             
6 Cư dân Lý Hoà nổi tiếng là những người giỏi buôn bán, nhất là phụ nữ. Làng Lý Hoà giàu có được như
ngày nay, ngoài nghề
biển ra, buôn bán cũng được coi là nguyên nhân chủ yếu.10
nội dung quan trọng, đáng lưu ý (xem thêm: Ninh Viết Giao, 1981: 78  -
84).
Dọc duyên hải bắc miền Trung, từ xưa đã nổi danh nhiều làng xã trù
phú, văn vật như Cảnh Dương, Lý Hoà (Quảng Bình), Gio Việt (Quảng
Trị), Thuận An, Vinh Mỹ, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) v.v... và ở đây, nhật
trình đi biển như là một thể loại văn học dân gian phổ biến. Qua khảo sát
thực tế cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, chúng tôi nhận thấy
“đất sống” của dạng thức nhật trình đi biển này tương đối rộng, và đặc biệt,
rất đặc trưng giữa các làng. Tuy nhiên, trong nội dung cũng có nhiều câu
trùng lặp ở các bài vè. Chẳng hạn:
Xưa kia nhật trình ta mới kể ra
Bây giờ dần dà ta lại kể vô
Hay:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hành nằm đó là trong vụng Hàn
(xem thêm: Nguyễn Duy Thiệu, 2003: 27 - 33).
Trong di sản dân gian làng Việt ven biển miền Trung, mặc dù nhật
trình  đi biển  có nhiều dị bản  ở các làng
7
, nhưng nhìn chung, vẫn xuyên
suốt nội dung, là “cẩm nang” cho những người luôn đối mặt với sóng gió,
biển khơi... Nhật trình đi biển được sáng tác theo lối kể lể và miêu tả một
cách cụ thể, sinh động các chặng đường ven duyên, bắt đầu từ  điểm xuất
phát cho đến đích  - sự phong phú từ chính điều kiện cụ thể của các làng,
một cửa lạch, cửa sông nào đó. Với Lý Hoà, chuỗi hành trình của ngư dân
bắt đầu từ bến bãi đầu làng và dần dần, vô đến Ðồng Nai, Gia Ðịnh v.v...,
gọi là “kể vô”, rồi đến khi trở về, lại “kể ra”:
Xưa kia nhật trình ta mới kể ra
Bây giờ dần dà ta lại kể vô
Từ trước Cách mạng tháng Tám, ở Lý Hoà cũng như cả khu vực miền
Trung, các thuyền buôn, thuyền đánh cá đi lại trên biển thường lấy những
tiêu điểm cố định như núi non, cửa sông cửa biển, các hòn đảo v.v.. để đánh
dấu/định vị các chặng đường vào ra. Nhật trình đi biển chính là thể loại vè
dễ nhớ để nói về hải trình, được ngư dân lưu truyền tự bao đời, như là một
“giáo trình” căn bản của những người thường xuyên đi biển.
                                             
7 Người Bồ Lô cư trú dọc theo ven biển Thanh Hoá đến Quảng Bình cũng lưu truyền bản Nhật trình đi biển
(Nguyễn Duy
Thiệu, 2003: 27); ngư dân ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế cũng sử dụng bài nhật trình
những khi ra khơi đánh bắt, đi biển dài ngày.11
Không rõ bài vè nhật trình đi biển của ngư dân Lý Hoà ra đời vào thời
điểm nào nhưng rõ ràng là trong phiên bản mà chúng tôi tiếp cận được, chí
ít cũng có một mốc thời gian rất quan trọng đối với đời sống ngư dân Lý
Hoà: “Kể từ Tự Ðức thập niên/Phong điều vũ thuận bốn phương thái hoà”.
Qua khai thác nội dung và tiếp cận với mức độ ảnh hưởng của nó đối với
đời sống ngư dân, chúng tôi nhận thấy bản nhật trình là cả một công trình
được sáng tác, bổ sung, chắt lọc qua nhiều thế hệ, kể từ ngày thành lập làng,
mà ở đó còn thể hiện rất rõ nhiều địa điểm cụ thể cùng những đặc điểm địa
hình, con nước và sản vật tương ứng...
Thực tế cho thấy, trong nội dung của nhật trình, phần nhiều các tác giả
dân gian muốn nói đến các địa điểm như cù lao, mỏm núi, các làng xóm
ven biển để làm cột mốc đánh dấu an toàn cho cuộc hải trình và đặc biệt
hơn cả, ở đó còn chứa đựng kinh nghiệm thực tiễn rất sát sao mà người sau,
căn cứ vào đó, có thể tránh được hiểm nguy, neo đậu thuyền an toàn và tiết
kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu suất của hải trình. Các địa danh núi
non, sông lạch hiện lên mồn một cùng với đặc điểm địa hình khá rõ nét:
Xem lên thấy núi xôn xao
Hè lên sập dưới trở ao lạch Chào
Lạch Chào sóng vỗ lao xao
Cồn Khơi bãi cát dễ vào khó ra
Hay như:
Hòn Sầm nằm dưới còn xa
Hai hòn núi ngọc nằm xa thành ngoài
Dọc duyên hải miền Trung, hải trình của ngư dân Lý Hoà  đã  khám
phá nhiều nét tươi đẹp, những phong cảnh kỳ vĩ, trù phú, nên thơ:
Hải Vân chất ngất ngàn trùng
Hòn Hành chỗ đó là trong vũng Hàn
Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà người Việt lại sợ núi và sợ
luôn cả biển, bởi ngoài các nguồn thuỷ hải sản phong phú, biển cũng chứa
đựng trong mình nó biết bao mối hiểm nguy khôn lường, với những bãi đá
ngầm, cồn cát, sóng to gió lớn..., mà nếu không giỏi địa hình, sẽ rất khó an
toàn, huống là nói đến việc đảm bảo tiến độ cũng như hiệu suất chuyến đi.
Ðêm khuya thổi ngọn gió Tây
Xuôi xuống cửa Nhẩu một giây an toàn
Cửa Nhẩu ngoài ngàn Vũng Áng12
Chính vì vậy mà nhật trình đi biển (kể vô) đã có sự hướng dẫn cụ thể
về những vùng nguy hiểm, những điểm an toàn để thuyền bè có thể neo đậu
những khi sóng to, gió lớn. Kinh nghiệm đó đã được đúc kết:
Ðông bắc thì dựa bãi Chùa
8
Nồm nam dựa Chụt bốn mùa như ao
Ở đây, người ta cũng rất cẩn thận khi nhắc nhở cách thức lèo lái
thuyền ở những nơi hiểm nguy:
Trong hòn Rơm, ngoài lao Mũi Né
Chạy mặt ngoài chớ lé đi vô
Trong suốt hành trình gian nan  ấy, có thể nói rất hiếm hoi có được
được những giây phút nghỉ ngơi với một địa điểm an toàn:
Khe Gà nay đã đến nơi
Hòn Lanh, bãi Gát thảnh thơi một giờ
Nơi đó, có khi cũng là điểm dừng chân ngơi nghỉ, vui chơi tấp nập của
ngư dân, lái buôn sau bao ngày lênh đênh trên chặng đường dài:
Sa Kỳ, An Vịnh ghé vào nghỉ ngơi
Chốn nghỉ ngơi nhiều nơi phong cảnh
Hòn cù Lao nằm thủng thẳng mọc dương
...
Khi xưa ông ấy đã truyền
Chạy qua lò rượu gác nền cho khơi
Thảnh thơi ba chốn thảnh thơi
Xuôi xuống Quảng Ngãi một đôi dặm trường
...
Vũng Tàu vui thú lạ miền
Buồm trương ba cạnh cánh tiên chạy vào
Không chỉ nói về những lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt của ngư dân, cảnh
sinh hoạt của các thôn xóm, phố phường ven biển cũng được ghi lại một
cách rất sinh động:
Chốn Nha Trang vẻ vang vui thú
Dọn quán hàng cho các lái bán buôn
                                             
8
Bờ biển cửa Roòn (xưa kia là cửa Di Loan/Luân) lởm chởm đá, phía Bắc có Mũi Rồng,
Mũi Ông, Mũi Ðộc, phía Nam có mũi Vụng Chùa, là nơi ghe thuyền trú ẩn tốt lúc
phong ba bão táp! (Nguyễn Tú, 1998: 53).13
Sau nhiều ngày gian khổ, vật lộn với sóng gió, thuyền cũng tới đích an
toàn, họ bắt đầu nghỉ ngơi, vui chơi phố sá một cách thoải mái, nó như một
kết cục tốt đẹp cho cuộc hải trình dài nhưng vẫn rất an toàn:
Bây giờ đã khởi ngoài vời
Anh em trò chuyện nghỉ ngơi cuốn buồm
Lái thì lo việc lái buôn
Anh em phố sá nghênh ngang ruợu trà
Trong Nhật trình đi biển, ngư dân Lý Hoà đã đề cập đến rất nhiều tên
địa danh ven biển trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam của tổ quốc, nhưng có
những tên mà ngày nay chúng ta rất khó xác định được, bởi chúng được gọi
theo cách gọi của ngư dân (tiếng địa phương), chỉ có họ mới định vị được
chính xác: “Ðầu ghềnh núi Nậy đã qua”, hay “Hòn Ông, hòn Mụ bãi Trần
không sao” v.v..
Nhìn chung, tinh thần xuyên suốt của bài nhật trình chủ yếu đề cập
đến những địa danh, mốc cố định đánh dấu chặng đường biển ra Bắc, vào
Nam, những vũng, vịnh cho tàu thuyền neo đậu tránh gió bão... Ít thấy nhắc
đến những hiểu biết của ngư dân về vấn đề  “thông thiên” trong những
chuyến đi biển dài ngày. Phải chăng ngư dân Lý Hoà cũng thực sự chưa
phải là những người giỏi đi biển với nhiều kinh nghiệm về hiểu biết trăng
sao, con nước..., dạng “Trước thời xem gió ngó trời”.
Từng được mệnh danh là những người giỏi đi biển và các cuộc hải trình
của ngư dân Lý Hoà trước đây đã vượt ra khỏi địa phương, vùng miền, với
thuyền lớn, trang bị lương thực đủ cho cuộc đi khơi dài ngày. Tuy nhiên, đó
cũng chỉ là sự chuẩn bị cho hải trình ven bờ biển Ðông với tầm nhìn không
thoát khỏi những “điểm cao” cố định trên bờ. Ðây chính là sự thể hiện khá rõ
nét tư duy của người không biết đến biển khơi: sự chi phối của trình độ, và tâm
lý tiểu nông lúa nước. Do vậy, tri thức thiên văn ít được thể hiện trong suốt bài
nhật trình là điều dễ hiểu, và chúng tôi xem đây là một yếu tố vô cùng quan
trọng đối với cộng đồng cư dân giỏi nghề biển, hay nói rộng hơn, trở thành
một tiêu chí căn bản khi tìm hiểu về văn hoá làng biển.
3. Kết luận
3.1. Trước hết, có thể khẳng định rằng, nhật trình đi biển có vai trò rất
quan trọng đối với cư dân ven biển nói chung và Lý Hoà nói riêng. Trong
suốt những cuộc hành trình nhiều ngày đầy hiểm nguy trên biển, bằng kinh
nghiệm thực tế, ngư dân Lý Hoà đã sáng tác ra “bài ca” nhật trình đi biển
không chỉ để  ngâm nga cho khuây khoả nỗi nhọc nhằn mà hơn hết, như là
một cuốn cẩm nang nghề nghiệp cho những người làm nghề đánh cá và vận
tải đường biển. Ðó là cả một kho tri thức quý báu về địa lý, về kinh nghiệm 14
đi lại bằng phương tiện tàu thuyền trên suốt tuyến đường biển từ Bắc vào
Nam; chỉ cho họ thấy các tiêu điểm, biết được các bãi dọc bãi ngang, vũng
vịnh nào lắng, nhiều đá ngầm, và chỉ cần nhìn tiêu  điểm, đã biết định vị
cũng như phương hướng cần thiết cho con thuyền.
Nhật trình đi biển là cuốn “cẩm nang”, “tri thức bản địa” của những
người “đi lộng”, phục vụ đắc lực cho hoạt động đánh bắt, buôn bán, vận tải
đường biển, mà nếu thoát ra khỏi những tiêu điểm đó, họ sẽ gặp phải vô vàn
những khó khăn, bất trắc.
3.2. Về giá trị văn học - văn hoá: nhật trình đi biển của ngư dân Lý
Hoà, cũng như các bài nhật trình của các làng biển khác ở khu vực miền
Trung, là một tác phẩm “văn học dân gian vùng biển”, phản ánh vốn văn
hoá của ngư dân ven biển trong quá trình sinh tồn, đóng góp thiết thực vào
cuộc sống, công việc làm ăn cho chính họ - người thường xuyên đi biển.
3.3. Về giá trị “Ðịa danh học”, nhật trình đi biển cung cấp một lượng
thông tin quý báu, chính xác, có giá trị lịch sử - văn hoá về các tên làng, tên
đất, tên biển, về danh lam thắng cảnh v.v... của đất nước dọc miền duyên
hải; đồng thời, cho chúng ta những cái nhìn tổng quát về các địa danh, gắn
với quá trình hình thành các làng - nghề ngư của người Việt ven duyên.
3.4. Toàn bộ nội dung của nhật trình đi biển của ngư dân Việt Nam
nói chung và làng Lý Hoà nói riêng,  đã phản ánh toàn bộ tính chất nghề
nghiệp dù đánh bắt hay vận tải, buôn bán với hải trình khá xa, nhưng vẫn là
kiểu di chuyển trên “lộng”, chủ yếu dựa vào những tiêu điểm định hướng
trên đất liền. Lịch sử cũng đã cho chúng ta thấy sự khiếm khuyết và yếu ớt
của nền ngoại thương của người Việt Nam trong việc chủ động quan hệ
bằng đường biển với thị trường nước ngoài, cho nên, nếu tri thức về thiên
văn trong ngư dân Việt Nam yếu kém so với các quốc gia khác trong khu
vực Ðông Nam Á cũng là điều dễ hiểu.
N.T.L
(trích từ Thông tin Khoa học
Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin tại Huế,
số tháng 9/2005, trang 96-108)
Tài liệu tham khảo
1. Lê Ðình Hùng (2005), “Từ việc khảo tả Vân phụng tiên y nghĩ về dấu ấn
chính sách ky my thời Nguyễn ở miền núi Quảng Trị”, trong  Thông tin
Khoa học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin tại Huế, số tháng 3:
208 - 217.
2. Lê Quý Ðôn (1973), Phủ  Biên tạp lục, Sài Gòn: Tủ sách Cổ văn, Uỷ ban
dịch thuật, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hoá xuất bản.15
3. Lê Quý Ðôn (1977), Phủ Biên tạp lục, Hà Nội: Nxb KHXH.
4. Ngô Ðức Thịnh (cb) (2000),  Văn hoá dân gian vùng ven biển, Hà Nội:
Nxb. Văn hoá dân tộc.
5. Nguyễn Duy Thiệu (2003), “Nhật trình đi biển của người Bồ Lô tại vùng
biển Bắc Trung Bộ”, trong Tạp chí Văn hoá dân gian, số 6 (90): 27 - 32.
6. Nguyễn Hữu Thông (2005), “Cây lúa trên lưng và con đường trước mắt”,
trong Thông tin Khoa học, Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin tại
Huế, số tháng 3: 7 - 19.
7. Nguyễn Tú (1998),  Quảng Bình nước non và lịch sử, Sở VHTT Quảng
Bình xuất bản.
8. Nguyễn Từ Chi (2003), “Quanh chuyện cảnh quan và bộ mặt tộc người”,
trong Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Hà Nội: Nxb Văn hoá
Dân tộc, Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật.
9. Ninh Viết Giao (1981), “Bước đầu tìm hiểu những bài ca nhật trình”, trong
Tạp chí Văn học, số 1.
10. Phạm Diệp (1985), “Một góc nhìn dân tộc học về biển”, trong Tạp chí Dân
tộc học, số 2: 3 - 10.
11. Trần Quốc Vượng (1985), “Chiêm cảng Hội An với cái nhìn về biển của
người Chàm và người Việt”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hội An Khảo
cổ - lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di sản - Di tích Quảng Nam: 84 - 94.
12. Từ Chi  - Phạm Ðức Dương (1996), “Vài nhận xét về cách  ứng xử của
người Việt trước biển”, trong Tạp chí Thông Tin Khoa Học & Công Nghệ
Thừa Thiên - Huế, Số 01.
PHỤ LỤC
NHẬT TRÌNH ĐI BIỂN
(Kể vô)
Kể từ Tự Ðức thập niên
Phong điều vũ thuận bốn phương thái
hoà
Bốn bề phẳng lặng can qua
Màn loan nệm gấm xướng ca chơi bời
Tính ngàn một chuyện mà chơi
Nhật trình kế đáo những lời nôm na
Ai về nhắn với ông bà
Ðến khi thương mãi đi ra giữa vời
Trước thời xem gió ngó trời
Sau thời cho biết những nơi hiểm
nghèo
Buồm trương ba cánh gác chèo nghỉ
ngơi
Tích xưa lời nói không sai
Trâu nằm ngoài núi là nơi thần phù
Vườn đào chúa ngự bao lâu
Trước xem có cửa lạch câu ra vào
Xem lên thấy núi xôn xao
Hè lên sập dưới trở ao lạch Chào
Lạch Chào sóng vỗ lao xao
Cồn Khơi bãi cát dễ vào khó ra
Hòn Sầm nằm dưới còn xa16
Hai hòn núi ngọc nằm xa thanh ngoài
Nước trong thấy cách phân hai
Những nơi triều tấn hay ngoài núi
không
Nước trong thấy nước trèo bồng
Hai hòn Nhạn một nằm trong bãi Hều
Nước trong thấy nước trong veo
Những nơi nước tía hai đèo non gianh
Qua hai khỏi mãi non gianh
Hai hòn Cầu tứ nằm trong bãi dài
Ngó vào lạch Bạng chẳng sai
Ðền thờ Tứ vị hôm mai rồng chầu
Ðoán xem phong cảnh trước sau
Hẹ nằm án cỏ bao dầu là mê
Nhứt non khoả lấp bốn bề
Băng vàng choi chói chầu về Bần sơn
Ðá biển sơn thờ đền thánh cả
Lễ hội cầu sức khoẻ bình yên
Kể từ ngày bước chân xuống thuyền
Lấy neo sang ngọc cho yên tấm lòng
.….
Thuận buồm tốt gió ta phòng đi vô
Ði vô thì cứ địa đồ
Tránh ngàn hươu cổ dò sào về Nam
Trên thì hòn Nan, dưới thì hòn Oïi
Ông Cai xạ có quyền cho chơi sang
giàu
Cua lạch Khơi lạch Vạn
Buông qua lạch Hiền
Tốt gió bỏ buồm cánh tiên
Chạy qua buồng vạn cho liền hai vai
Trên thì hai vai, dưới con sông xa
Hòn Mực tàu vạn đá long châu
Ðoái nhìn phong cảnh địa màu
Mắt ngư Nam Việt chầu về Nghệ An
Ðất Ngệ An về miền Nghệ Tĩnh
Hòn Cương Gián nằm xế về trên
Ai về Hà Tĩnh phong quan
Muốn vào Lạch Sát thuận đường vui
thay
Ðêm khuya thổi ngọn gió Tây
Xuôi xuống cửa Nhẩu một giây an
toàn
Cửa Nhẩu ngoài ngàn Vũng Áng
Ðêm khuya thổi ngọn gió Ðông
Xuôi một canh nữa nằm trong vũng
Chùa
Vũng Chùa đèo Ngang bãi Xế
Ngó lạch Roòn xa hãy còn xa
Khen ai khéo đặt thay là
Hòn Ông giữa bể chiếu ra ngoài vời
Ðến khi biển lặng thanh trời
Xuôi xuống một đỗi, đỗ thời Linh
Giang
Ngoài cửa Linh Giang trong ngàn Ðá
Nhảy
Lạch Lý Hoà nước chảy phỏng pheo
Quảng Bình phong cảnh đã nhiều
Xem nước nước biếc, xem đèo đèo
cao
Trong Ðâu Mầu ngoài cửa Nhật Lệ
Hòn Thục Ðịa nằm xế về trên
Phía ngoài các vạn, đặt tên ông Hiền
Ông Hiền thiệt đã linh thiêng
Ba quân thiên hạ, xuống lên chẳng
lầm
Phơi phơi chẳng nổi chẳng trầm
Phơi phơi mặt nước ầm ầm sóng xao
Buồm trương ba cạnh thẳng lèo
Xuôi xuống một đỗi lần theo mũi Lào
Chín mũi Lào nằm rải rác
Hai mũi trên lác đác rạn rơi
Hết gió ta lại buông khơi
Xuôi xuống một đỗi đến nơi cửa Tùng17
Trong cửa Tùng ngoài lao Cồn Cỏ
Ngó mù mù tỏ rõ cồn xa
Ðường về đất Quảng Trị ta
Hết an trấn Việt buông qua cửa Dài
Xem lên trên núi Sĩ Ðài
Lầu cao buông ngự là nơi thái bình
Năm nay vua ngự thái bình
Lái câu thả lưới, lái câu dịu dàng
Trên thì vua ngự ngai vàng
Dưới thì văn võ hai hàng lai cân
Kể ra cho khăp muôn dân
Ngày no tháng đủ dân tình âu ca
Xưa kia nhật trình ta mới kể ra
Bây giờ dần dà ta lại kể vô
Xem trong nhật trình địa đồ mới đặt
Phủ Thừa Thiên lạch Thuận là đây
Ðền Ông cột tháp thành xây
Trình đồn lấy nước rạng ngày ta ra
Buồm trương ba cánh thuận hoà
Xuôi xuôi một đỗi đó là lạch Ông
Ngoài thì lạch Ông trong cửa Rùa mới
đặt
Thuận buồm rồi ta bắt Mũi Nhung
Hải Vân chất ngất ngàn trùng
Hòn Hành chỗ đó là trong vũng Hàn
Trong vũng Hàn nhạn nằm phơi cánh
Ngoài mũi Nghê thoang thoảng mộc
dung
Sơn Trà vũng cấm dặm trường
Thấy hòn non nước văn chương địa
đồ
Ngó mù mù cù Lao nằm án
Lạch đại Chăm lai láng ai ơi
Ngó vào cửa Ðại thương ôi
Hòn Nồm đó mồ côi một mình
Trong sách có dặn trời sinh
Bàn than cửa Xế là trong Hiệp Hoà
Trong Hiệp Hoà ngoài Chủ Liêu, Chủ

Hòn Thúng Binh lỗ chỗ non cao
Lao chân sóng vỗ rì rào
Sa Kỳ, An Vịnh ghé vào nghỉ ngơi
Chốn nghỉ ngơi nhiều nơi phong cảnh
Hòn cù Lao nằm thủng thẳng mọc
dương
Khi xưa ông ấy đã truyền
Chạy qua lò rượu gác nền cho khơi
Thảnh thơi 3 chốn thảnh thơi
Xuôi xuống Quảng Ngãi một đôi dặm
trường
Thấy hòn Mỹ Á, Sa Huỳnh là trông
Lạch Kim Bằng tam quan là đó
Chốn thanh nhàn vui thú thừa ưu
Nào ai đi sớm về trưa
Bắc mặt lên núi thấy dừa Tam quan
Hết Tam quan sang ngàn Tam Phú
Chạy một hồi rõ rú Ả Gia
Bãi đồ phường mới đã qua
Hòn lang nước ngọt đó là cát bay
Hòn khô nước ngọt là đây
Thấy hòn Nhọn bún rú bày vũng Tô
Khen ai khéo tạc địa đồ
Con thuyền phạm lễ giang hồ nghỉ
ngơi
Anh em trò chuyện vui cười
Bắc mặt lên núi thấy người bồng con
Trông chồng ngồi giữa núi non
Ba thu vằng vặc vẫn còn như in
Ðã thấy miệng hòn Cân, hòn Cỏ
Chạy mặt ngoài phải ngó đi vô
San hô cửa Giạ địa đồ
Cù lao chất ngất bốn mùa xanh tươi
Chạy  băng vời Cù Mông là cửa
Qua hai mũi đèo chởm chợ chia ra18
Trên thì con Móm, dưới con Bà
Qua hai mũi ấy Vũng La đã liền
Qua vũng La cho liền vũng Lấm
Lạch Xuân Ðài thăm thẳm ngó vô
Xôn xao mặt nước như tờ
Xinh sang trà quế là chùa mả Liêm
Qua mả Liêm cho liền Mả Lấp
Mả Cao Biền cốt cách thời xưa
Mênh mông mặt nước như tờ
Xôn xao trà quế chàng còn thảnh thơi
Trà Nông nay đã tới nơi
Bãi tiên sú sú là vời vũng Môn
Nào ai kể hết bát thôn
Con thuyền ngư nghễ nước non dần

Ðầu ghềnh núi Nậy đã qua
Qua hai núi đó là hòn Ô Rô
Vũng Ô Rô bốn mùa cũng khuất
Giữa mặt nồm mặt Bức cũng hay
Sơn xuyên phong cảnh là đây
Non cao bia tạc đá xây nghìn trùng
Ðá chập chồng, non bồng nước ngược
Tạc bia truyền trước thuở Hùng
Vương
Chạy qua bãi ấy dặm trường
Một bầy trâu nẹt ào ào sóng xao
Một bầy trâu nẹt lần theo
Cửa lớn cửa bé lạch Eo ra vào
Sóng Ô Rô, Ô Rô mũi Nác
Hòn Chà La tốc tác bò ra
Bến đò hòn Khói đã qua
Lăn buồm dựa chút đó là Nha Trang
Chốn Nha Trang vẻ vang vui thú
Dọn quán hàng cho các lái bán buôn
Ðông bắc thì dựa bãi Chùa
Nồm nam dựa Chụt bốn mùa như ao
Ngoài cù lao đá dăng như vách
Sẵn quán hàng các khách nghỉ ngơi
Câu thơ bầu rượu rong chơi
Buồm trương ba cạnh vợt vời chạy vô
Ngoài Ồ Ồ hòn Nồm sóng bổ
Khỏi đó rồi đã đến Kim Linh
Kim Linh đá vách như thành
Hòn Hành đá vách vây quanh như
buồm
Hòn Chông bãi lúa nằm ngành
Hết phủ An Thành đến phủ Tân Biên
Kể từ Ðá Vách Kim Linh
Hai hòn Nội Ngoại để dành có nơi
Thảnh thơi ba cảnh thảnh thơi
Buông xuống một đỗi tới nơi vũng
Tròn
Vũng Tròn lai láng mênh mông
Ngó xa thăm thẳm là ngàn mũi Dinh
Qua mũi Dinh cho liền chín dãy
Tắt mặt trời gác mái về đông
Mũi Dinh đã khỏi, khu Ông đã gần
Làng Nhôm, Cà Ná là đây
Lao Cau là đó thoảng ngay Lá Bàn
Ngó vào thuyền đậu nghênh ngang
Làng Bông thả lưới tải trang làm nghề
Lạch Buồm nay đã dựa kề
Cửa thời Phan Rí thuyền bè xôn xao
Hòn Hồng núi Nhỡ đã cao
Bắc mặt xem vào ngó tỏ hòn Rơm
Trong hòn Rơm, ngoài lao Mũi Né
Chạy mặt ngoài chớ lé đi vô
Liệu chừng chốn ấy đã qua
Hòn Ông, hòn Mụ bãi Trần không sao
Nào ai trong dạ muốn vào
Trong thời Mũi Né có ao thẳng bằng
Nào ai bật mặt xem chừng
Phú Hải, Phan Thiết là đèo Tam Cung
Tam Cung khe Cả đã qua19
Nào ai bẻ quế cành song
Xem lên một đỗi gánh gồng hai vai
Khe Gà nay đã đến nơi
Hòn Lanh, bãi Gát thảnh thơi một giờ
Gió ồ ồ buồm trương ba cạnh
Qua mũi Ba Gác liền mũi Thi Vân
Ngoài mũi Thi Vân trong thì giếng
Bộng
Hòn Vũng Tàu lồng lộng cao không
Thuận rời ba cạnh thẳng sông
Bãi tiền chính giữa nước trong cạn
miền
Vũng Tàu vui thú lạ miền
Buồm trương ba cạnh cánh tiên chạy
vào
Chỉ múi phân ba chạy lên một rối
Hòn ba xấp xỉ dưới nằm ra khơi
Nào ai củi cuộc sơn xuyên
Nào ai vác búa bửa liền củi cây
Bây giờ gió thổi càng dày
Chạy lên một đỗi thấy ngay thiêng
liềng
Cà đao ăn thịt mũi cây khô gác đà
Bây giờ khó nhọc đã qua
Lận một đỗi nữa đó là lạch Dơi
Bây giờ đã khởi ngoài vời
Anh em trò chuyện nghỉ ngơi cuốn
buồm
Lái thì lo việc lái buôn
Anh em phố sá nghênh ngang rượu trà.20
(Tư liệu tác giả ghi lại theo lời cụ Hồ Ðá, 85 tuổi, thôn Trung Hoà, Lý Hoà,
xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, tháng 7/2005)

In ra