1,Vì sao bị bệnh tổ đỉa?
Tổ đỉa là bệnh dị ứng, gặp ở người có cơ địa dị ứng, tác nhân kích thích là vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, nấm, hoá chất… Vị trí bệnh thường gặp ở hai lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tổn thương là các mụn nước sâu, chìm dưới da, như khảm vào da, kích thước 1-2mm, không tự vỡ, phân bố rải rác hay thành đám. Triệu chứng: ngứa nhiều, hay tái phát, thường tái phát vào mùa hè. Do ngứa bệnh nhân phải gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay, bàn chân sưng tấy, nhiễm khuẩn, có thể có hạch ở nách, bẹn.
Bệnh có các thể: giản đơn, tổn thương là mụn nước sâu; thể nhiễm khuẩn: có mụn mủ, chợt loét, sưng viêm tấy; thể khô: lòng bàn tay, chân có đám đỏ tróc vảy. Bệnh cần phân biệt với các bệnh: ghẻ, eczema. Điều trị: nếu mụn nước đơn thuần bôi cồn focmolsalicylic 3%. Mụn mủ, chợt loét bôi thuốc màu như tím metin 1%, xanh methylen 1%. Tổn thương khô bôi mỡ corticoids (flucinar, synalar). Dùng kháng sinh chống bội nhiễm. Các thuốc kháng histamin tổng hợp chống ngứa. Giữ bàn tay bàn chân khô sạch. Tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng kháng sinh chống nấm. Hạn chế dùng xà phòng. Tránh ngâm tay chân lâu trong nước.
2,Chữa bệnh tổ đỉa bằng thảo dược
Sau đây là những phương thuốc trị liệu chứng tổ đỉa:
- Dùng một nắm lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào tổn thương, sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.
- Lấy khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20 phút, ngày ngâm 2 lần.
Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm khuẩn, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói trong vải mỏng, sạch) tẩm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.
Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy nỏ, khi khói thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.
- Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g sao khô, sắc nước uống hằng ngày.
- Dùng thang thanh nhiệt tiêu viêm: huyền sâm 30g, liên kiều, thiên hoa phấn đều 16g; đơn bì, xích thược, mạch môn, ngưu tất, núc nác, hoàng đằng, chi tử, mộc thông đều 12g, cam thảo dây hay cỏ ngọt 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Có thể kết hợp các phương pháp trên trong cùng thời gian điều trị.
Để phòng bệnh tổ đỉa phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe giữa các ngón chân.
In ra
Tổ đỉa là bệnh dị ứng, gặp ở người có cơ địa dị ứng, tác nhân kích thích là vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, nấm, hoá chất… Vị trí bệnh thường gặp ở hai lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tổn thương là các mụn nước sâu, chìm dưới da, như khảm vào da, kích thước 1-2mm, không tự vỡ, phân bố rải rác hay thành đám. Triệu chứng: ngứa nhiều, hay tái phát, thường tái phát vào mùa hè. Do ngứa bệnh nhân phải gãi làm xuất hiện mụn mủ, vết chợt, bàn tay, bàn chân sưng tấy, nhiễm khuẩn, có thể có hạch ở nách, bẹn.
Bệnh có các thể: giản đơn, tổn thương là mụn nước sâu; thể nhiễm khuẩn: có mụn mủ, chợt loét, sưng viêm tấy; thể khô: lòng bàn tay, chân có đám đỏ tróc vảy. Bệnh cần phân biệt với các bệnh: ghẻ, eczema. Điều trị: nếu mụn nước đơn thuần bôi cồn focmolsalicylic 3%. Mụn mủ, chợt loét bôi thuốc màu như tím metin 1%, xanh methylen 1%. Tổn thương khô bôi mỡ corticoids (flucinar, synalar). Dùng kháng sinh chống bội nhiễm. Các thuốc kháng histamin tổng hợp chống ngứa. Giữ bàn tay bàn chân khô sạch. Tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng kháng sinh chống nấm. Hạn chế dùng xà phòng. Tránh ngâm tay chân lâu trong nước.
2,Chữa bệnh tổ đỉa bằng thảo dược
Đông y gọi bệnh tổ đỉa là nga trưởng phong (nếu bệnh ở bàn tay) hoặc thấp cước khí (nếu bệnh ở bàn chân). Biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ, sờ chắc ở bàn tay, bàn chân. Các mụn nước này thường xuất hiện ở mé bên, mặt sau ngón tay, lòng bàn tay; mặt bên, mặt trên và dưới các ngón chân, lòng bàn chân. Chúng không tự vỡ mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy, nếu khêu sẽ thấy một ít nước sánh chảy ra. Kèm theo mụn nước là ngứa, nhiều hoặc ít tùy từng người. Các tổn thương không bao giờ lan lên quá cổ tay, cổ chân người bệnh.
Tổ đỉa thường phát, tái phát hoặc nặng lên về mùa xuân và mùa hè. Khi ngứa, bệnh nhân gãi làm vỡ các mụn nước, nếu vệ sinh không tốt sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn, tạo thành các nốt mụn mủ, có thể gây ra các bọc mủ nếu nhiễm khuẩn lan rộng.- Dùng một nắm lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào tổn thương, sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.
- Lấy khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20 phút, ngày ngâm 2 lần.
Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm khuẩn, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói trong vải mỏng, sạch) tẩm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.
Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy nỏ, khi khói thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.
- Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g sao khô, sắc nước uống hằng ngày.
- Dùng thang thanh nhiệt tiêu viêm: huyền sâm 30g, liên kiều, thiên hoa phấn đều 16g; đơn bì, xích thược, mạch môn, ngưu tất, núc nác, hoàng đằng, chi tử, mộc thông đều 12g, cam thảo dây hay cỏ ngọt 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Có thể kết hợp các phương pháp trên trong cùng thời gian điều trị.
Để phòng bệnh tổ đỉa phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe giữa các ngón chân.
(theo: suckhoedoisong)