Bµi XX
Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi trứng
1. Chỉ định
Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản đã có đủ số con mong muốn, các con khoẻ mạnh, tự nguyện dùng một biện pháp tránh thai vĩnh viễn và không hồi phục.
2. Chống chỉ định
Ðang mắc các bệnh: suy tim, phổi, bệnh nội tiết, rối loạn đông máu, thần kinh, tâm thần, u lành và ác ở bộ phận sinh dục, viêm đường sinh dục, tiết niệu cấp (bao gồm viêm tiểu khung).
3. Qui trình thực hiện
3.1. Phẫu thuật viên
Bác sĩ chuyên khoa sản hay ngoại đã được đào tạo về triệt sản nữ.
3.2. Ðánh giá trước thủ thuật
Tìm hiểu xem khách hàng có đúng chỉ định không.
Phụ nữ khỏe mạnh, không có bệnh cấp tính, muốn sử dụng biện pháp tránh thai vĩnh viễn
Hỏi kỹ tiền sử bệnh tật nội ngoại khoa, tiền sử phụ khoa và sản khoa, khám toàn thân và bộ phận (tim, phổi, ổ bụng). Thực hiện khám phụ khoa để xác định cơ quan sinh dục bình thường, không có thai.
Xét nghiệm bắt buộc: thời gian máu đông và thời gian máu chảy.
Có đơn xin tình nguyện triệt sản.
3.3. Thời điểm có thể thực hiện thủ thuật
Khi không có thai.
Sau đẻ bình thường (trong vòng 48 giờ đầu hoặc sau khi đẻ 6 tuần).
Ngay sau nạo phá thai.
Kết hợp triệt sản khi mổ bụng vì một bệnh lý khác khi có yêu cầu của đối tượng.
3.4. Chuẩn bị tiến hành thủ thuật
Ðể khách hàng nằm ở tư thế phụ khoa hoặc tư thế nằm ngửa tuỳ theo phẫu thuật viên dùng cần nâng tử cung hay không.
Thông tiểu hoặc cho khách hàng đi tiểu trước khi lên bàn mổ.
Nếu dùng cần nâng tử cung thì đặt cần trước khi phẫu thuật.
Phẫu thuật viên thường đứng bên trái, người phụ mổ đứng đối diện.
Bàn dụng cụ để ở trong tầm tay của người phụ mổ.
Một người gây mê hồi sức chuyên theo dõi khách hàng.
Một người phục vụ ở bên ngoài.
3.5 Giảm đau trong triệt sản nữ
Tiêm bắp 10 mg hoặc cho uống 5mg Diazepam nếu khách hàng quá lo lắng.
Tuỳ điều kiện, trang thiết bị và kinh nghiệm, có thể áp dụng 1 trong 3 kỹ thuật sau:
Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 1%.
Gây tê ngoài màng cứng bằng Lidocain.
Gây mê nội khí quản.
Hai phương pháp sau chỉ được dùng trong bệnh viện.
3.6. Kỹ thuật triệt sản nữ
3.6.1. Ðường vào
Ðường mở bụng nhỏ (minilap): rạch ngang hay rạch dọc thành bụng. Nếu rạch dọc thì khởi điểm từ chỗ cao nhất, có thể nâng đáy tử cung bằng cần nâng. Chiều dài đường rạch dưới 5cm. Triệt sản sau đẻ có thể rạch cong theo nếp dưới của rốn. Chống chỉ định của đường mở bụng nhỏ trong trường hợp có sẹo mổ cũ hay ở người quá béo.
Ðường mở bụng lớn khi thực hiện các phẫu thuật khác và kết hợp triệt sản.
3.6.2. Kỹ thuật triệt sản nữ theo phương pháp Pomeroy
Tìm và xác định hai vòi trứng đi từ sừng tử cung ra tới tận loa vòi trứng. Ðể tránh nhầm với dây chằng tròn (ở phía trước) và dây chằng tử cung - buồng trứng (ở phía sau) và các bờm mỡ của đại tràng, nhất thiết phải nhìn thấy được loa vòi hoặc chỗ xuất phát của vòi trứng ở sừng tử cung nhờ cần nâng tử cung lên cao. Có thể tìm vòi trứng bằng ngón tay hay bằng dụng cụ tuỳ theo thói quen của phẫu thuật viên.
Dùng kẹp răng chuột nâng phần eo của vòi trứng hình thành quai vòi.
Dùng chỉ Catgut thắt dưới quai một bên rồi tiến hành bên kia.
Cắt quai vòi trên chỉ buộc.
Thực hiện kỹ thuật tương tự cho vòi trứng bên đối diện.
Ðóng bụng theo từng lớp sau khi kiểm tra đủ gạc.
4. Theo dõi ngay sau triệt sản
Ngay sau triệt sản theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (toàn trạng, mạch, huyết áp, nhịp thở trong 6 giờ đầu sau mổ).
Có thể cho khách hàng về nhà khi ổn định.
Uống kháng sinh 5 ngày khi có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Giảm đau bằng Paracetamol.
5. Tư vấn
Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nữ.
Hiệu quả, ưu, nhược điểm của triệt sản nữ (nhấn mạnh đây là biện pháp tránh thai không hồi phục).
Biện pháp không có tác dụng phòng tránh BLTQÐTD.
Giải thích quy trình triệt sản nữ.
Hướng dẫn khách hàng chăm sóc vết mổ ngay sau triệt sản
Cắt chỉ vết mổ vào ngày thứ 6 tại nhà hay ở trạm y tế xã.
Giữ vết mổ khô, sạch. Khi tắm tránh không làm ướt vết mổ. Tránh đụng chạm vết mổ.
Tránh làm việc nặng 1 tuần.
Các tai biến của triệt sản và hướng dẫn khách hàng theo dõi các dấu hiệu báo động. Nếu có một trong các dấu hiệu sau cần báo ngay cho cán bộ y tế hoặc trực tiếp tới cơ sở y tế để khám:
- Sốt.
- Ðau bụng không giảm hoặc tăng.
- Chảy máu, mủ ở vết mổ.
- Sưng vùng mổ.
- Nghi ngờ có thai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét