Bµi XVI Thuốc tiêm tránh thai DMPA
1. Chỉ định
Phụ nữ ở tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai dài hạn, có hồi phục, hiệu quả cao mà không phải dùng thuốc hàng ngày.
2. Chống chỉ định
Có thai hay nghi ngờ có thai.
Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân.
Vàng da.
Ung thư vú.
Bệnh tim mạch.
3. Quy trình thực hiện
3.1 Thăm khám đánh giá trước khi áp dụng biện pháp
Hỏi kỹ tiền sử để phát hiện chống chỉ định (dùng bảng kiểm).
Thăm khám để loại trừ có thai, ra máu không rõ nguyên nhân.
3.2. Thời điểm tiêm thuốc (mũi đầu)
Trong vòng 7 ngày đầu kể từ ngày hành kinh đầu tiên. Có thể tiêm muộn hơn vào bất cứ ngày nào nếu chắc chắn không có thai phải dùng bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong 2 ngày sau tiêm.
Trong vòng 7 ngày đầu sau nạo hút thai.
Sau đẻ:
+ Nếu cho con bú, tiêm sau 6 tuần sau đẻ.
+ Nếu không cho con bú, tiêm từ tuần thứ 3 trở đi.
Các mũi tiếp theo thực hiện 3 tháng một lần (có thể sớm hoặc muộn hơn 2 tuần vẫn có tác dụng).
3.3. Kỹ thuật tiêm
Sát khuẩn vùng tiêm (cơ delta bả vai hoặc mông) bằng cồn, có pha iốt càng tốt.
Dùng bơm kim tiêm một lần.
Kiểm tra thuốc có còn hạn, lắc đều lọ thuốc trước khi hút thuốc ra bơm tiêm.
Tiêm sâu. Ðẩy bơm tiêm từ từ cho thuốc vào hết để bảo đảm đủ 150mg DMPA được đưa vào cơ thể.
Sau khi rút kim không xoa vùng tiêm để tránh thuốc lan tỏa sớm và nhanh.
3.4. Theo dõi sau tiêm
Viêm nhiễm tại chỗ, đau, đỏ vùng tiêm.
Áp xe.
4. Tư vấn
Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về thuốc tiêm tránh thai.
Hiệu quả, ưu, nhược điểm của thuốc tiêm tránh thai. Chú ý: do khả năng có thai lâu hồi phục khi thôi dùng DMPA, không nên sử dụng cho những người có ý định có thai trong 1 năm tới. Thuốc không có tác dụng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cho khách hàng biết các tác dụng phụ có thể gặp.
Khách hàng có thể đến khám lại bất cứ lúc nào.
Hẹn ngày và nơi tiêm lần sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét