Khi nào cần truyền dịch


Ngày nay hầu hết các bệnh nhân ra viện đều có nhu cầu xin truyền dịch. Nhu cầu của dân thì nhiều, thầy thuốc thì không thể giải thích hết, mà nếu như một bệnh nhân nằm hơ hớ cả ngày để điều trị hoặc theo dõi một bệnh nào đó mà chỉ có cấp hoặc bán vài viên thuốc thì gia đình không bao giờ an tâm, vậy cho nên có khi thầy thuốc lại cho một chai dịch truyền để thể hiện có sự quan tâm, nhưng chẳng có tác dụng gì mà có khi lợi đâu chả thấy lại thấy nguy hại trước mắt (sốc dịch truyền) có thể dẫn đến tử vong. Để bà con am hiểu hơn tôi xin tổng hợp lại một phần nào đó về vấn đề khi nào cần truyền dịch và tác hại của truyền dịch để bà con tham khảo.

Trong cơ thể của mỗi con người, đều có các chỉ số trung bình trong máu, về đường, muối, các chất điện giải...
Nếu một trong các chỉ số trung bình trên còn thấp hơn mức độ chỉ số bình thường cho phép thì lúc đó chúng ta mới bù đắp, nhưng làm sao biết được bù đắp, và bù đắp bao nhiêu thì đủ? do đó chúng ta cần phải kiểm tra bằng các xét nghiệm máu để biết được rằng chúng ta có cần thiết truyền dịch hay không.

Do đó các bác sỹ thường hay dựa vào các kết quả của xét nghiệm để thấy được trường hợp nào cần thiết và trường hợp nào chưa cần bác sỹ để truyền dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp mà các bác sỹ tuy chưa có được những kết quả xét nghiệm vẫn phải cho bệnh nhân truyền dịch trong những trường hợp như :bệnh nhân bị mất nước, mất máu, suy dinh dưỡng nặng, bị ngộ độc, trước và sau khi giải phẫu ....
Nhiều người thích được truyền dịch đây là một thực tế trong đời thường. Có rất nhiều người khi thấy trong người không được khỏe hay mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ ít, thì lại nghĩ là truyền nước biển để phục hồi lại sức khỏe điều náy chỉ đúng một phần. vì khi truyền dịch vào máu sẽ nghĩ là tác dụng của nó sẽ nhanh hơn là cố ăn thêm một chén cơm. Khi truyền một nữa lít nước biển ngọt ( dung dịch glucoza 5% ) sẽ cung cấp năng lượng tương đương khi ăn một chén cơm.

Ðiều đó không có nghĩa là dịch truyền không cần thiết cho chúng ta ? Mà đó là một liều thuốc rất hữu ích nếu như ta dùng đúng bệnh, đúng lúc, và đúng liều, còn nếu ta dùng dịch truyền một cách bừa bãi, vô thưởng vô phạt thì nguy hiểm vô cùng, vì bị tiền mất tật mang, lại có khi lại ảnh hưởng đến xấu đến sức khỏe.

Những nguy hiểm có thể gặp trong khi truyền dịch

Tại nơi truyền như : phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương.

Phản ứng toàn thân như : cảm giác lạnh , rét run ,sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở ,đau ngực các trường hợp này phải báo ngay nhân viên y tế, để kịp thời xử trí để tránh được những diễn tiến nguy hiểm hơn.

Tóm lại, chúng ta đừng nghĩ dịch truyền tốt luôn luôn tốt cho sức khỏe, dịch truyền chỉ thực sự có lợi khi cơ thể chúng ta cần thiết. Còn trong những trường hợp bình thường thì dịch truyền không những không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe do bị một số tai biến nguy hiểm./..

Rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám tại các bệnh viện muốn con được bác sỹ truyền dịch để mau chóng hạ sốt, khỏi bệnh. Thậm chí, một số bà mẹ từng tự mua dịch truyền về truyền cho con. Đây là việc làm rất nguy hiểm, bởi đã có trẻ tử vong do bị sốc, không được xử lý kịp thời khi truyền dịch tại nhà. Sốt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: bệnh nhiễm khuẩn, hệ thống miễn dịch, một số khối u, trung tâm điều nhiệt bị rối loạn… nhưng nguyên nhân thường gặp là do virus. Khi cơ thể bị nhiễm virus, lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động để chống lại. Quá trình đó gây ra các phản ứng viêm và tạo ra một số chất trung gian kích thích dẫn đến sốt.

Do sốt xuất phát từ nhiều nguyên nhân, không chỉ từ virus cúm nên trước khi đưa ra phác đồ cũng như truyền dịch, bệnh nhi phải được khám, xét nghiệm chẩn đoán chính xác. Thực tế, không phải trường hợp sốt nào cũng có thể điều trị bằng truyền dịch. Với trẻ đang bị viêm phổi, truyền dịch không những không mang lại hiệu quả mà bệnh còn nặng thêm, dịch truyền sẽ làm tăng gánh nặng cho phổi và tim. Với những trẻ bị sốt nhiều ngày, có hiện tượng mất nước nhiều do bị đi ngoài, nôn trớ cần phải bù nước thì truyền dịch sẽ có hiệu quả rất tốt. Các bà mẹ cũng nên lưu ý, có những trường hợp bị sốt khi truyền dịch thấy đỡ ngay nhưng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trẻ hết sốt có thể do tác dụng của thuốc hạ sốt.
Không phải lúc nào truyền dịch cũng là tốt
Điều đặc biệt lưu ý là khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều cũng có thể xảy ra các tai biến, đôi khi rất trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng. Trước hết là nguy cơ nhiễm trùng, xuất phát từ nơi đưa thuốc vào cơ thể. Các bệnh nhiễm như: HIV/ AIDS, viêm gan siêu vi B, C… đều có thể lây nhiễm qua con đường tiêm chích, đặc biệt qua truyền dịch, nếu việc truyền dịch bừa bãi không đúng quy cách, không được vô trùng. Thứ đến, do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa gây các hiện tượng phù ở tim, thận…
Đặc biệt, dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như: hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi bác sỹ chỉ định cho dùng dịch truyền là đã có sự cân nhắc rất kỹ, thấy đó là việc rất cần thiết và khi truyền dịch, bác sỹ phải theo dõi chặt chẽ để có tai biến xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.
Tác hại của việc truyền dịch tùy tiện
Rõ ràng với các tác dụng dùng trong điều trị, dịch truyền là dạng thuốc rất quý, rất cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần được cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, do có nhiều loại dịch truyền, dùng loại dịch truyền nào sẽ tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, với liều lượng truyền vào trong cơ thể sẽ được cân nhắc tính toán cho từng người, có sự theo dõi của bác sỹ chứ không phải loại nào cũng truyền được và truyền với bất cứ liều lượng nào./.

Không có nhận xét nào: