Bốn con ngồi bốn chân gường
Mẹ ơi mẹ hỡi mẹ thương con nào?
Câu ca xưa cứ vang lên trong đầu tôi, vì vậy muốn viết vài dòng chơi vui, tôi không có ý chỉ trích ai cả.
Nếu là ngày xưa thì câu trả lời cho câu hỏi trên là một điều rất dễ dàng, nhưng thời kỳ hiện đại câu trả lời bây giờ lại thành hóc búa cho không ít gia đình. Ngày xưa dân ta ít giao lưu đi đây đi đó, hầu hết chỉ lao động sản xuất ở địa bàn làng xã, còn bây giờ thời kỳ mới nên sự giao lưu nhiều con cái có điều kiện học hành đi năm châu bốn bể, có người còn định cư một thời gian dài hoặc vĩnh viễn ở nơi xứ lạ đất người. Dân ta từ xưa con trai trưởng thường ở chung nhà với Bố mẹ nên có câu trả lời của bố mẹ cho câu hỏi trên như sau:
Mẹ thương con bé mẹ thay
Thương thì thương vậy chẳng tầy trưởng nam.
Quyền huynh thế phụ, bố mẹ nếu qua đời sớm thì anh chị đầu có trách nhiệm thay cha mẹ nuôi dạy em út, có điều quan trọng hơn nữa là những việc lớn trong nhà khi bố mẹ già yếu đều nhờ cậy người con trai trưởng nên có câu:
Trưởng nam nào có gì đâu?
Một trăm cái giỗ đổ đầu trưởng nam.
Còn thời bây giờ thì sao? Nếu là con trai trưởng thoát ly thì mọi việc gánh vác trong nhà đều dành lại cho người con ở nhà. Khi cha mẹ tái gió trở trời, khi gỗ chạp, cưới hỏi… trăm thứ đều dồn lại cho người ở nhà. Có chăng khi cha mẹ nằm xuống thì gia đình anh chị con trai trưởng mới chịu về thăm cha mẹ, nhưng khổ nỗi nếu cha mẹ còn kéo dài thời gian sống thì gia đình con trai trưởng cũng cáo biệt trở về nơi đang sinh sống vì nhà cửa, cơ quan…không thể hầu cha mẹ được, và rồi chờ ngày mẹ cha qua đời thì kéo cả nhà về chịu trang.
Việc ấy là tất nhiên thôi, nhưng đáng buồn nhất là là nhiều anh chàng rất thể hiện vai trò làm anh chị. Khi có việc nhà hoặc việc họ việc làng gửi về cho cha mẹ, bà con, dòng tộc vài trăm ngàn nhiều thì vài triệu đồng…thế là có hiếu lắm rồi???
Tôi nhớ có nhiều lần gặp một vài người ở xa quê về hỏi vu vơ sao tiền con em đóng góp về sao lại làm như thế này mà không làm như thế kia, Sao ở nhà chúng mày cho mẹ ăn uống cực khổ như thế này? Cái bộ áo quần con gửi về sao ba mẹ không mặc mà lại cất làm gì?
Cha mẹ, anh em ở nhà thấy con lâu ngày về thì bữa cơm nào cũng cố đi mưa ít hàng tươi về để thiết đãi, đã không nhận được sự cảm ơn mà còn lại nhận được câu nói: ăn uống ở quê mình ngon hơn cả thành phố???
Cha mẹ, anh em ở nhà thấy con lâu ngày về thì bữa cơm nào cũng cố đi mưa ít hàng tươi về để thiết đãi, đã không nhận được sự cảm ơn mà còn lại nhận được câu nói: ăn uống ở quê mình ngon hơn cả thành phố???
…? Đúng trăm ngàn câu hỏi khó lời giải đáp một sớm một chiều. sau khi người đi xa trở lại nơi cư ngụ là để lại một vết thương lòng cho những người ở lại,vì cả nể, vì..trăm thứ vì.. nên không tiện nói ra. Lại không ít người vô tâm, đi đâu mất dạng cả hơn mấy chục năm bây giờ thấy giá đất lên lại về đòi chia nhà cửa..Không ít những vết thương lòng âm ĩ đã bùng cháy thành ngọn lữa gây hủy hoại thanh danh gia đình.
Gia đình nọ có một người con dâu" quá hiếu thảo" cách đây gần 5 năm qua CHLB Đức sống cùng với cô con gái, đến khi cha chồng ốm nằn liệt gường thế là ngày nào cũng điện, mỗi cuộc điện có thể kéo dài cả 1h , than thở và thở than không thể về báo hiếu được,, lúc ấy bà con tạm thời chấp nhận , đến sau 3 năm Mẹ chồng cũng nằm liệt gường thì cũng với chiêu bài cũ vẫn điện thoại nhưng ôi thôi chỉ cần nghe giọng nói của cô ấy là trong gia đình cúp máy luôn.….
Những chuyện tương tự như trên rất nhiều và nó diễn ra hằng ngày ở làng quê và đây cũng là một bài toán nan giải cho không ít gia đình.
Gia đình nọ có một người con dâu" quá hiếu thảo" cách đây gần 5 năm qua CHLB Đức sống cùng với cô con gái, đến khi cha chồng ốm nằn liệt gường thế là ngày nào cũng điện, mỗi cuộc điện có thể kéo dài cả 1h , than thở và thở than không thể về báo hiếu được,, lúc ấy bà con tạm thời chấp nhận , đến sau 3 năm Mẹ chồng cũng nằm liệt gường thì cũng với chiêu bài cũ vẫn điện thoại nhưng ôi thôi chỉ cần nghe giọng nói của cô ấy là trong gia đình cúp máy luôn.….
Những chuyện tương tự như trên rất nhiều và nó diễn ra hằng ngày ở làng quê và đây cũng là một bài toán nan giải cho không ít gia đình.
Cũng như trang web lyhoa.net thực ra bây giờ rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là con em đồng hương ở xa, BBT cũng muốn lyhoa.net là nơi hội tụ hồn quê để cho bà con ở xa biết được tin tức quê nhà và là một kênh thông tin chính thống của làng xã, viết ra rồi thì chắc có người nói BBT muốn nói cho mình ??? nhưng không đâu, cái duyên vác tù và hàng tổng rồi chắc đến ngày phải dẹp bỏ, đúng ra đến thời điểm bây giờ trang web lyhoa.net đang thoi thóp nếu không được sự quan tâm của chính quyền và của bà con. Thời điểm cách đây gần năm số cộng tác viên của web lyhoa.net rất nhiều, nhưng dần dần ngày càng ít, không phải vì họ thiếu nhiệt tình mà cái chính là thiếu về kinh phí để hoạt động, trong khi đó anh em BBT không đủ kinh phí để trang trải tiền mạng cho cộng tác viên chứ đừng có nói chi đến trả tiền nhuận bút bài viết. Hiện tại về Chính quyền thì họ đã (mở cửa???) nhưng kinh phí hoạt động vẫn bằng con số 0. Chính vì vậy để tìm một nguồn kinh phí nào đây để duy trì và phát triển web lyhoa.net là một bài toán nan giải cho BBT ???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét