Tết nguyên đán như dân gian nói nó diễn ra trong “ba ngày tết” nhưng thực ra được chuẩn bị từ trước đó chừng nữa tháng. Đó là ngày 23 tháng chạp, ngày đưa ông Táo về trời báo cáo một năm của gia chủ. Để tiển đưa ông Táo về trời người ta làm lễ cúng “cúng bếp” lể vật có hương hoa, rượu trà, trầu cau, hoa quả vàng mả và đôi cá chép sống. Lễ cúng ông Táo được tiến hành trang nguyêm với sự có mặt của các thành viên trong gia đình, sau khi cúng xong hóa vàng mả, gia chủ phóng sinh đôi cá chép với suy nghĩ cá chép hóa rồng đưa ông Táo lên trời.Sau lễ cúng ông Táo, không khí tết như đến với mọi gia đình.
Chuẩn bị tết nguyên đán có lẽ bận rộn nhất là các bà mẹ, các chị. Người đi chợ mua sắm hàng tết, người ở nhà xay bột làm bánh… Vì thế quang cảnh chợ Lý Hòa đông đúc hơn ngày thường, trên đường kẻ đi người về, người đi chợ thường tay xachs, nách mang nào hương hoa, trà quả, cá thịt, gạo nếp, gạo trẻ, đậu xanh, lá dong gói bánh chưng… nhiều nười không quên mua cho con một con gà vắt bằng đất sét…
Chuẩn bị đón tết là cả một loạt công việc hết sức tất bật. Với quan niệm bước sang năm mới, mọi cái xấu xa của năm củ đều phải được dọn sạch “đà sâu, lấp kín” thay vào đó là các thứ mới. Trước đây Lý Hòa đa số phần nhà cột lợp tranh, ít có nhà ngói như bây giờ nhưng mọi người đều tập trung giặt dũ chăn chiếu, lau chùi bàn thờ và các đồ phụng thờ….con trẻ nhà nào cũng đua nhau ra bãi biển gánh cát về đổ từng đống, từng đống trong sân nhà để đợi gần qua canh( 12 giờ đêm) san ra cho mới, nhà nhà treo câu đối, tranh ảnh cá chép ngắm trăng đáy nước, tranh Đông Hồ, Tứ Bình…Một nét đặc sắc của người Lý Hòa là mọi nhà bằng cách này hay cách khác phải tìm được cát mèo “Bàu Bàng” để bỏ vào lư hương đặt trên bàn thờ và phải mua được cây tre đẻ dựng nêu, cây tre đó phải thẳng, mắt không bị hỏng, không được cụt đọt và đọt tre phải có lá để dựng nêu.
Tục trồng tre nêu đã trở thành truyền thống và sau ngày cách mạng tháng 8/1945, cây tre nêu được người dân Lý Hòa treo lên đó lá cờ đỏ sao vàng nói lên ý nghĩa độc lập được nối tiếp từ truyền thống xưa trong hai mà một quyện chặt vào nhau.
Người dân lý Hòa rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, ông bà và các bậc tiền nhân có công với đất nước, với quê hương họ tộc. Mỗi gia đình, bàn thờ được đặt trang trọng nhất ngay giữa gian chính của nhà “gian bảy” và được bài trí rất công phu, đúng lễ tiết. Trên bàn thờ gồm có bộ Tam sự “hoặc Ngũ sự” bằng đồng hay bằng gổ mít đặt phía tay phải có bình hoa,phía tay trái có khay đựng hoa quả “đông hoa, tây quả ”sau lư đồng có lư hương,có bộ ấm trà, bình rượu và cốc đựng rượu, ống đũa, nhà nào có thờ họ, thờ ci thì có thêm hương án…trong 3 ngày tết, bàn thờ được bày trí hoa tươi, khay hoa quả, đôi nến, rượu, giấy ngũ sắc…Mâm ngũ quả thường có đủ 5 loại quả trong đó phải có một nãi chuối.
Trước khi cúng gia tiên, từ 12 giờ trưa đến 6 giờ tối nhà hà đua nhau trồng tre nêu, kéo cờ tổ quốc “Thông thường phải trồng nêu kéo cờ phải sau cờ làng ở Đình Làng” vào lúc này đứng trên cầu Lý Hòa nhìn về làng Lý Hòa ta thấy vượt lên trên các ngôi nhà cả một vùng trời nhuốm màu sắc đỏ của cờ tổ quốc .
Tết nguyên đán bắt đầu bằng việc cúng lễ gía tiên” Tống củ nghinh Tân” rước ông bà vào ăn tết cùng con cháu. Này nay trước lúc để rước ông bà vào ăn tết cùng con cháu, gia đình phải mua hương hoa, cử người vào nghĩa trang gia đình (trong lòi) thắp hương tại các phần mộ lạy mời ông bà về ăn tết. Lể cúng gia tiên thường có hai mâm cổ: Mâm cúng trên bàn thờ gia tiên, mâm cúng thổ thần đất đai thường đặt ngoài sân. Cổ cúng gồm Rượu, trà, cơm, cá, canh, thịt, xôi chè, vàng mã. Sau khi đặt lể gia chủ khấn lạy bốn lạy tâm nguyện mời ông bà tổ tiên về ăn tết cùng con cháu và nói lên những khuyết điểm trong một năm làm ăn, mong tổ tiên, ông bà tha lỗi, và mong Tổ tiên, ông bà sang năm mới phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp nhiều may mắn, phạt đạt. Sau khi tàn hương gia chủ đốt vàng mã và dọn cổ cho con cháu tận hưởng.
Sau bửa cơm tất niên, gia chủ chuẩn bị cho cúng giao thừa, con cháu lo đi tắm, gội đầu và chuẩn bị áo quần mới để đón giao thừa.
Từ sau cúng tất niên cho đến giao thừa và sốt cả 3 ngày tết, trên bàn thờ lúc nào cũng có hương cháy…Công việc chuẩn bị cổ cúng giao thừa trong mỗi gia đình tuy không mâm cao cổ đầy nhưng cuẩn bị cũng khá tất bật nhất là các bà, các chị, khi chuẩn bị cổ cúng xong cũng là lúc giao thừa đến. Mâm cúng giao thừa gồm rượu, trà mới, ác laọi bánh trái, hoa, quả, trầu cau, vàng mã, xôi, chè đặc biệt trên mâm không thể thiếu cặp bánh chưng, bánh chì(Bánh dày) lễ cúng giao thừa được thực hiện tại bàn thờ gia tiên và bàn thờ ngoài sân.
Giờ phút giao thừa đến với mọi người thật thiêng liêng cả nhà quây quần trước bàn thờ gia tiên cùng im lặng đón thờ khắc chuyển giao năm củ sang năm mới. lúc này tại đình Làng tiếng mõ (nay là tiếng chuông đồng) cất lên báo hiệu mùa xuân đến với mọi gia đình, mọi người. Tại gia đình Bố mẹ chúc tuổi con cháu, con cháu chúc lại Cha mẹ một năm mới dồi dào sức khỏe, sóng lâu, hạnh phúc.
Sáng mồng một mọi người chỉ việc chuẩn bị đi chúc tết, mọi vật thải vỏ kẹo, hạt dưa… trong đêm gíao thừa ở đâu nằm yên ở đó không được thu dọn, người ta sợ thu dọn sẻ thu dọn đi sự may mắn trong năm.
Sáng mồng một tết có tục lệ đi xông đất (đạp đất) đây là một kiêng kỵ lớn trong mỗi gia đình, thường gia chủ chọn (thậm chí gợi ý, yêu cấu) những người “sạch sẻ ” vợ chồng song hành, con cháu đề huề, hoặc ít ra người hạp tuổi, hạp mạng (nhẹ vía) đến xông đất để cầu phúc cầu lộc, cầu may cho một năm mới. Người Lý Hòa có câu “mồng một tết cha mồng ba tết thầy” sáng mồng một các lão ông, lảo bà, con cháu về nhà thờ họ, thờ chi (hoặc nơi thờ họ, thờ chi ) làm lễ cúng tổ tiên, sau đó chúc mừng tuổi ông bà, cha mẹ và mừng tuổi trẻ nhỏ với những lời chúc sức khỏe, lời dặn dò tốt lành và lỳ xì . Sau lể chúc tết mọi người ngồi lại bên nhau uống trà, hút thuốc, ăn trầu, trẻ nhỏ thì ăn mứt, kẹo…Xong mọi người tùy theo yêu cầu tỏa ra đi thăm tết Chú bác, anh em, bạn bè…cho đến ngày mồng 3 tết đi thăm thầy cô giáo.
Đối với làng sáng 30 tết, ban lể sinh Đình lànglàm lễ thượng nêu tại đình để sau đó các dòng họ, chi, phái, các gia đìnhkéo cờ họ, cờ tổ quốc và đi vào cúng tất niên. Tối 30 tết sau khi cúng tất niên các Trưởng họ ra Đình làng cùng ban lễ sinh làm lễ cúng Thành Hoàng làng, báo cùng các thần về vui tết cùng con cháu. Trong suốt cả đêm 30 đến sáng mồng một Làng tỏ chức đánh mõ cầm canh tại Đình làng. Người đánh mõ làng trước đây là quan đầu làng nay là Chủ Tịch UBND xã ( Nếu người đánh mõ có vương vấn việc gia đình thì thay người khác ) người đánh mõ làng trước đó một tuần phải tịch biên” ăn sạch, uống sạch, ở sạch” Sáng mồng một tết, sau lễ cúng giao thừa, các nhân sỹ, trí thức, các thầy đồ, thầy nho, học sinh họp nhau về tại miếu đẻ khai bút và khai văn, làm thơ, bình thơ mở đầu cho một năm học mới đầy hứa hẹn của Làng.
Lễ tết là dịp để người dân Lý Hòa gặp nhau nhớ về cội nguồn, ôn lại truyền thống của làng, cũng là dịp để mọi người tham gia vào các trò chơi dân gian như hát bài chòi, đánh cờ người, chọi gà, xem đua thuyền…
Sau 3 ngày tết, tùy ngày tốt, xấu các gia đình, các thương gia, học sinh…chọn ngày xuất hành đi biển, buôn bán, đến trường…trong 3 ngày tết còn có tục kiêng cử trong lời ăn, tiếng nói, trong cử chỉ hành động , tránh ăn nói tục tỉu, tránh việc làm sai trái…họ quan niệm nếu ai không tránh được thì cả năm đó xúi quẩy không gặp may mắn. Trong 3 ngày tết còn có tục cúng cơm dù có mãi việc du xuân chăng nữa cũng phải nhớ về nấu cơm cúng cho Ông bà, tổ tiên, chí ít cũng phải cúng mỗi ngày một lần.
Tết nguyên đán ngày nay tuy có nét mới , tuy nhiên về cơ bản những phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, quê hương vẫn được người dân Lý Hòa lưu giữ và bảo tồn. Bởi đó là chất keo gắn kết bao thế hệ người dân Lý Hòa để mỗi khi xuân về, Tết đến thì dù đi đâu, ở đâu, củng đau đáu một nổi niềm mong ước được về quê ăn tết, đón xuân./.
29/01/2010
Nguyễn sỹ Hùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét