Lý Hòa làng thương thuyền giàu có


Tùy từng thời kỳ mà đặt cho nghề nào là nghề trọng tâm sinh sống. Làng Lý Hòa giàu có xưa nổi tiếng cả Quảng Bình và có khi cả xứ Trung Kỳ. Ngày nay, ai đi qua Lý Hòa cũng khen làng Lý Hòa giàu đẹp. Xin trích dẫn hai đoạn của nhà bác học Lê Quý Đôn thời nhà Lê có ghi trong cuốn “Phủ Biên Tạp Lục” của Người:

“Thôn Lý Hòa châu nam Bố Chánh, đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rũ xuống thành một bãi cát bằng, nổi cao mở rộng, dân cư ở ngang bãi trông về hướng nam, đuôi bãi bên tả ôm lấy sông Thuận Cô làm án. Cho nên dân cư thịnh vượng đến hơn nghìn người. tục quen buôn bán. Bình thường vào đến Gia Định đóng thuyền lớn đến hơn một ngàn quan đem về bán lại”.
Trong gia phả họ Nguyễn Duy (Lý Hòa), tiến sỹ Nguyễn Duy Cần phụng biên có trích đoạn trong “Phủ biên Tạp Lục” của nhà bác học Lê Quý Đôn có ghi:
“Làng Lý Hòa là làng thương thuyền giàu có nhất nhì tỉnh Quảng Bình, làng ấy còn là làng văn vật…”
Thời nhà Lý, nhà Trần đã có cảng Dã Lý, cửa Đại Lý. Trên bến dưới thuyền buôn bán sầm uất.
Năm 1361, Chế Bồng Nga cho quân Chiêm Thành đánh chiếm cảng Dã Lý cướp bóc của cải, vàng bạc châu báu rồi xuống thuyền đem về nước. Trần Dụ Tông sai Phạm A Song và Đồ Từ Bình vào tái thiết lại “Thành Phố” bị quân Chiêm tàn phá.

Đoạn trích trên đây chứng tỏ thời nhà Trần, nhà Lý. Lý Hòa là nơi có hải cảng, có các đoàn ghe bầu vào nam, ra bắc buôn bán trên đường biển. Lý Hòa lúc bấy giờ như một thành phố nhỏ bên sông Thuận Cô. Sách “Ô Châu Cận Lục” của nhà sử học Dương Văn An đời nhà Trần có viết:
“Bờ biển thì cá mắm là kho vô tận, sơn hà hải vị của nhiều chan chứa. Gái lịch trai thanh. Đàn bà mặc áo chiêm, con trai cầm quạt tàn. Người sang kẻ hèn đĩa bát đều vẽ rồng phượng, kẻ hơn người kém áo sóng toàn màu đỏ hồng”
Rõ ràng có sự lưu thông buôn bán bằng ghe bầu vận tải trên đường biển đi khắp nơi nên hàng hóa đa dạng, vải vóc lụa là, đồ dùng bằng men sứ sang trọng đều đem về cẳng Dạ Lý để bán.
Thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê Lý Hòa đã giàu. Thời nhà Nguyễn còn giàu hơn! Ghe bầu vận tải buôn bán có khi lên tới hàng trăm chiếc, tải trọng từ 50 tấn đến 150 tấn. Theo tuyến đường biển vào nam ra bắc, có khi theo sông cái Cửu Long lên đến Biển Hồ, Công Pông Chàm - Căm Pu Chia để buôn bán.
Vào Đà Nẵng, Hội An mua tơ lụa Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc mua đường đọi. Hòa Vang mua các loại hàng bách hóa ở Đà Nẵng.
Vào Quảng Ngãi mua đường phèn, đường phổi, đường muỗng, Quế Chi, Trà Bồng, Trà My.
Vào Quy Nhơn mua dừa quả, dây dừa về làm dây neo, mua đệm về “chằm” buồm cho ghe bầu, nôốc (thuyền) nghề.
Vào Nha Trang, Khánh Hòa, Sông Cầu, Phú Yên mua các laoij đồ gỗ quý, đẹp làm bằng Trắc, Sụ, Cẩm Lai, Trầm Hương.
Vào Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Định mua gạo, đồ sành sứ, đồ mỹ nghệ theo công nghệ Pháp, Nhật Bản. Mua các hàng bách hóa bông vải sợi.
Vào tận Kiên Giang, ra đảo Phú Quốc mua hồ tiêu, “vỏ cây ….” Đem ra Nam Định bán cho họ nhuộm vải.
Theo sông cái Sài Gòn lên biển Hồ, Công Pông Chàm - Căm Pu Chia mua hồ tiêu, cá khô Biển Hồ đem ra bắc bán.
Hàng từ miền nam đem ra bắc bán và tiêu thụ tại chợ Lý Hòa để đi khắp nơi trong tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Ghe bầu ra bắc thường đi:
Ra Hải Phòng mua các loại bách hóa bông vải sợi của Trung Quốc và nước ,ngoài nhập vào cảng Hải Phòng.
Ra Nam Định mua các loại hàng dệt kim, chăn chiên, chăn bông, tơ lụa, các laoij chiếu hoa, chiếu cói trắng. mua các đồ mỹ nghệ sơn son thiếp vàng, khảm xà cừ. Đặc biệt là đồ thờ cúng.
Ra Móng Cái mua các loại hàng mỹ nghệ của Giang Tây (Trung Quốc) sang bán.
Ra Hòn Gai - Quảng Ninh mua than về bán cho các lò gạch, lò sứ, lò rèn, lò luyện kim.
Ra Hà Nội đi theo con sông Hồng mua sợi đay, sợi gai về se chỉ đan lưới, đan dây neo. Mua tơ lụa Hà Đông, mua ngói Hưng Ký Cầu Đuống đưa về bán. Mua Gạch Bát Tràng và các đồ gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng.

Ở quê xưa có câu:
“ Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”
Có khi theo sông Phả Lại lên đến tận Bắc Ninh mua đồ gỗ mỹ nghệ của làng Động Cào về dùng. Ngày xưa tủ chè chậm trổ rất đẹp ở xứ Bắc Ninh đem về bán cho các nhà giàu. Có nhà hiện còn lưu giữ. Một số đồ dùng chạm trổ rất đẹp ở Bắc Ninh, các câu đối, hoành phi thờ ở các Đình, các đền thờ và các nhà giàu đều mua ở Nam Định, Bắc Ninh và Hà Nội đem về.
Ra Thanh Hóa mua các laoij bát đĩa, chiếu cói Nga Sơn, mua dừa trái, có khi còn mua gạo về bán. Vì “được mùa Nông Cống thì sống mọi nơi. Bến Thủy - Vinh là nơi ghe bầu Lý Hòa bán hàng trung chuyển bắc nam. Là nơi mua các hàng nông thổ sản đậu mè của vùng nhà nông Nghệ An, Hà Tĩnh đến bán đưa về Lý Hòa.
Ghe bầu Lý Hòa thường đi quanh năm trên biển, khi nào ở chợ Lý Hòa cần hàng mới ghé qua để bỏ hàng. Không thì đi bỏ hàng ở các nơi. Buôn bán hàng hai chiều là sự kinh doanh của ghe bầu Lý Hòa. Hàng năm cứ đến rằm tháng 8 thì các ghe bầu kéo nhau về bến neo đậu để làm lễ “Hội Phàm” tại đình Lý Hòa (Coi là lễ đi Trông về Mừng). Lễ này mâm cỗ của các chủ ghe bầu đội đến dọn san sát trước hương án Đình. Xôi, thịt, đầu heo, gà và các loại bánh trái hoa quả. Cúng tế xong dân làng được ăn, hưởng lộc của thần.

Sau cúng tế lễ Hội Phàm xong các ge bầu được sửa chữa, củng cố rồi tiếp tục lần lượt kẻ ra bắc, người vào nam tiếp tục đến tết nguyên đán mới về.
Nhờ các ghe bầu đưa các loại hàng từ nam chí bắc về nên chợ Lý Hòa hàng hóa dồi dào, tạo nên đội ngũ các nhà kinh doanh hàng sỉ đi bán khắp nơi. Xa thì ra đến Thanh Hóa, Vinh, Hà Tĩnh, Đông Hà, Quảng Trị, Huế. Lại có một đội ngũ đi buôn gần trong tỉnh như chợ Ba Đồn, chợ Ròn, Tuyên Hóa, chợ Hoàn Lão, Đồng Hới. Còn một số đội ngũ đưa hàng lên vùng nông thôn của huyện Bố Trạch để trao đổi hàng hóa thiết yếu cho nhà nông. Mua các loại ngũ cốc nông sản đưa về chợ Lý Hòa bán.
Tức là từ thương thuyền ghe bầu đã tạo nên các tầng lớp thương nhân lớn và tiểu thương. Tạo ra được một ngành dịch vụ thương nghiệp trong lưu thông hàng hóa đi các nơi. Đây là một nghề rất quan trọng trong phục phụ đời sống nhân dân và làm giàu cho gia đình, cho Lý Hòa. Bởi một lẽ “phi thương bất phú”.

Trước cách mạng tháng 8/1945, làng Lý Hòa có cụ Nguyễn Duy Đạm, dân làng thường gọi là cụ Chính Thị hoặc là Thị Đạm. Sinh sống và buôn bán tại thành phố Huế. Gia đình ông thời đó là gia đình giàu nhất nhì Trung Kỳ. Ông bà đã về lập ra phố Chính Thị từ nhà bà Hồ Thị Hanh hiện nay đến nhà ông Võ Thế Chơn. Đối diện với chợ Lý Hòa bên bờ sông Lý Hòa. Gia đình ông đưa các loại hàng bách hóa bông vải sợi trong nước và nước ngoài về bán. Làm cho chợ Lý Hòa thêm sầm uất. Đó là một thương gia giàu có điển hình chô ông cha xưa của Lý Hòa. Ngoài ra còn có cụ thượng thư Nguyễn Duy Tích cũng giàu nhất làng về ruộng đất. Xếp hạng giàu có của làng còn có cụ Phan Kế, cụ có ghe bầu chạy bằng máy nổ đầu tiên trong làng nên có câu: “Giàu cai Kế”.
Sau cách mạng tháng 8/1945 đến tháng 2/1947, dưới chế độ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, cả nước được hưởng tự do, hạnh phúc. Sự phát triển lực lượng vận tải thương thuyền ghe bầu của Lý Hòa ngày càng đông hơn, trọng tải mỗi chiếc ghe bầu cũng lớn hơn. Buôn bán thương thuyền vào nam ra bắc càng được phát triển. Chợ Lý Hòa ngày hai buổi đông vui hơn, cảng Lý Hòa ghe bầu tấp nập hơn.

Nhưng tháng 2/1947 giặc Pháp đổ bộ lên vùng đất Quảng Bình, chiếm đóng làng Lý Hòa bởi hệ thống đồn bốt đàu làng và cuối cửa biển thì việc buôn bán thương thuyền bị chững lại. ghe bầu Lý Hòa chỉ đi được tuyến từ Lý Hòa vào Đà Nẵng và trở ra. Đây là vùng giặc Pháp chiếm đóng ghe bầu còn tạm hoạt động được. Còn tuyến vào Sài Gòn và các tỉnh miền trung khó khăn hơn bởi từ Tam Kỳ trở vào Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận là vùng tự do. Khi đi trên biển này bị tàu chiến tại Đà Nẵng kiểm soát rất gắt gao. Nên buôn bán ghe bầu vào nam gặp nhiều khó khăn.
Tuyến ra bắc cũng gặp phải kho khăn, tàu chiến giặc kiểm soát rất chặt chẽ bởi từ Hà Tĩnh đến Thanh Hóa là vùng tự do liên khu IV, giặc sợ các tàu sẽ tiếp tế cho vùng tự do nên bị cấm đoán, ghe bầu Lý Hòa khó mà đi ra bắc được.
Do vậy mà ghe bầu bị thất nghiệp. Đa số chuyển sang đóng nôốc nghề để đánh bắt cá tạo vùng biển quê hương. Chỉ có một số ghe bầu do yêu cầu của kháng chiến, bí mật vận tải hàng hóa, vũ khí từ khu IV vào khu V như ghe bầu ông Phạm Lạu.
Hòa bình lập lại năm 1954, đất nước bị chia cắt, tuyến miền nam là vùng Mỹ Ngụy kiểm soát chiếm đóng nên ghe bầu chi đi tuyến ra miền bắc như trước đây. Sau cải cách ruộng đất 1956, làng Lý Hòa được thành lập xã Hải Trạch. Ghe bầu lại được phát triển. Thành lập tập đoàn rồi thành lập hợp tác xã vận tải thủy Hồng Hải vận tải nội bô trong tỉnh và đi ra các tỉnh phía bắc. từ năm 1957 đến 1965, xây dựng hợp tác xã vận tải thủy ngày càng lớn mạnh, đời sống của nhân dân ngày càng ổn định.

Đến năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng máy bay và tàu chiến ra miền bắc thì đoàn vận tải ghe bầu gặp nhiều khó khăn. Đoàn ghe bầu Lý Hòa được chuyển sang làm nhiệm vụ vận tải phục phụ chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Một số thủy thủ ghe bầu chuyển sang công ty vận tải thủy Quảng Bình và công ty vận tải thủy nhà nước. Nên số lượng ghe bầu của HTX Hồng Hải giảm dần, quy mô HTX thu hẹp lại.
Sau chiến thắng mùa xuân 1975, cả nước thống nhất đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, HTX vận tải thủy lại được khôi phục. mở rộng quy mô, ghe bầu được lắp đặt máy, sắm thêm tàu sắt chạy máy. Thu nhập của HTX ngày càng khá lên, đời sống xã viên ổn định. Nhưng do chế độ bao cấp quá kéo dài nên HTX ngày càng gặp khó khăn đi đến giải thể. Nguồn thu nhập chính của HTX bị hững hụt và cũng bị giải thể với các HTX đánh cá, HTX thủ công nghiệp, HTX thương nghiệp.

Từ năm 1986 trở đi, Nhà Nước xóa bỏ việc ngăn sông cấm chợ, các thành phần kinh tế được đi lên trong nền kinh tế chung của đất nước. Đặc biệt từ năm 1990, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà Nước khởi xướng mở ra cho đất nước một thời kỳ mới, phát huy hết sức mạnh của các thành phần kinh tế để xây dựng đất nước. Với sự năng động, nhạy bén sẵn có, bản chất của làng thương thuyền. Các thanh niên đã mạnh dạn đóng tàu gỗ, lắp máy vượt biển khơi sang cảng Kỳ Sá, Phong Thành - (Quảng Đông - Trung Quốc) mua các loại hàng như đồ điện, vải vóc, gạch men, xe đạp, đồ sành sứ đem về bán tại Lý Hòa. Tranh thủ thu lợi nhuận cho các nhân chủ tàu và các bạn hàng. Thực hiện được việc này, giải quyết được cho hai manh mối thoát ra khỏi chế độ bao cấp đầy khó khăn, đó là:
- Đưa được các mặt hàng tiêu dùng với giá rẻ phục phụ trực tiếp đời sống của nhân dân.
- Giải quyết được việc làm cho hàng trăm thủy thủ và lao động bốc vác nữ trong xã và các xã lân cận.
Có hàng hóa tạo ra một đội ngũ dịch vụ buôn bán xa gần trong tỉnh và các tỉnh nam bắc.
Đời sống nhân dân được nâng lên, nhà cao cửa rộng của xã Hải Trạch cũng được mọc lên ở thời điểm này. Sự giàu có lại được trở lại hơn cả ngày xưa. Làm nền tảng cho sự giàu có hiện nay của làng Lý Hòa (Hải Trạch). Và cũng chính sự giàu có này của Hải Trạch cũng mang theo một nỗi niềm trăn trở đó là làng “buôn lậu”. Mang tiếng một thời gian rất dài. Bây giờ thì chẳng ai nói đến làng Lý Hòa buôn lậu nữa. Chắc những người trong làng lớn tiếng chống buôn lậu thì đã nghĩ ra rằng đó là quy luật của cơ chế thị trường, tất yếu nó phải đến ở thời điểm đó, không thể dùng quan điểm duy ý chí mà sống với sự năng động của quy luật xã hội theo chủ nghĩa dân sinh??
“Người Lý Hòa luôn năng động, nhạy bén nắm bắt cái mới, thúc đẩy cái mới để làm giàu cho bản thân và cho quê hương. Họ biết hội tụ và tỏa ra. Nhưng họ cũng rất thông minh. Biết dừng lại đúng lúc để khỏi vấp ngã”
Chúng ta nhận thấy rằng, những người giàu có trong làng hầu hết là những người tuổi trẻ. Đó là điều tự hào về con cháu chúng ta với đạo lý.
“Con hơn cha là nhà có phúc
Con thua cha đất nước suy tàn”
Xin lấy lời bình của tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái (nguyên chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình):
“Người Lý Hòa luôn năng động, nhạy bén nắm bắt cái mới, thúc đẩy cái mới để làm giàu cho bản thân và cho quê hương. Họ biết hội tụ và tỏa ra. Nhưng họ cũng rất thông minh. Biết dừng lại đúng lúc để khỏi vấp ngã”
Có người nói rằng: “Lý Hòa là Hồng Kông của Quảng Bình”. Dân Lý Hòa là dân Do Thái của Quảng Bình.
Mọi người Lý Hòa suy ngẫm về lời khen trên và tự hào trong đức độ khiêm tốn của người Lý Hòa. Của làng Lý Hòa giàu đẹp, văn hiến.
Song song với nghề thương thuyền ghe bầu, làng Lý Hòa có các nghề truyền thống chính của dân làng biển là “nôốc nghề” đánh cá, chế biến hải sản. Nghề “lưới rút”, “Trỉa bóng” cá hồng, mực của ngư dân được duy trì và kéo dại cho đến ngày nay. Nước mắm, mắm ruốc của Lý Hòa là loại đặc sản nổi tiếng trong Quảng bình và mọi nơi trong nước. Sản phẩm chế biến mắm, nước mắm, cá khô được đội quân tiểu thương đưa đi phục vụ cho các vùng nông thôn của huyện Bố Trạch và một số huyện lân cận trong tỉnh. Đổi lại các nông sản được họ đưa về chu cấp lại cho dân Lý Hòa sử dụng trong cuộc sống.
Trong kháng chiến chống Pháp, nghề đánh cá bị hạn chế bởi không được đi đánh bắt xa do tàu chiến Pháp kiểm soát chặt chẽ. Nhưng ngư dân vẫn bám biển để đánh bắt hải sản. Phụ nữ Lý Hòa chế biến mắm, cá khô, nước mắm.. bí mật đưa lên chiến khu tiếp tế cho bộ đội và nhân dân vùng tự do của Bố Trạch.
Năm 1954, hòa bình lập lai. Các tập đoàn đánh cá được thành lập. Sau cải cách ruộng đất (1956) các HTX đánh cá của các xóm được thành lập. Sản lượng đánh bắt ngày một nhiều hơn. Đời sống của xã viên được nâng lên. Năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành bắn phá miền bắc. Lý Hòa là một trong những trọng điểm đánh phá của chúng. Đàn bà, trẻ con đi sơ tán lên miền núi và vùng nông thôn. Đàn ông tiếp tục bám biểm đánh bắt hải sản để đảm bảo đời sống cho dân. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu với khẩu hiệu “Sản xuất giỏi; chiến đấu giỏi”. Phong trào “Hai giỏi” được dấy lên trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Các nôốc nghề lớn được chuyển sang vận tải phục phụ chiến tranh theo tuyến đường sông đi lên vùng Tuyên Hóa, vùng Cổ Giang Cổ Lạc, vùng Quảng Ninh, Lệ Thủy. Theo hai con sông chính là sông Gianh và sông Kiến Giang. Chở hàng hóa chủ yếu là lương thực thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm phục phụ cho bộ đội và nhân dân trong tỉnh Quảng Bình. Nổi bật cho sự phục phụ kháng chiến chống Mỹ của “NÔốC NGHề NGƯ DÂN LÝ HÒA” là chiến dịch Hòn La. Trong mưa bom đạn lửa trung chuyển gạo, hàng hóa tại tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) ở Hòn La đưa vào đất liền để đưa vào chiến trường miền nam. Có thể nói đây là sự biểu hiện của dân Lý Hòa trong kháng chiến chống Mỹ.


Đại thắng mùa xuân năm 1975, Hải Trạch cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. HTX được củng cố và hợp nhất các hợp tác ở các thôn lại thành HTX “Thống Nhất” Lúc ngày nghề lưới trích được phát triển, nghề lưới rút giảm dần, nghề mành đèn được chú trọng hơn cả. Thuyền được lắp máy móc lớn. Nghề đánh cá bước đầu đã được cơ giới hóa dần. Sản lượng đánh bắt ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu chế biến thủy sản và thực phẩm cho dân tại chỗ và trong vùng. Đời sống nhận dân được ổn định và cải thiện rõ rệt.
Do cơ chế quản lý quan liêu bao cấp nên hạn chế sự phát huy dân chủ và năng lực lao động của xã viên nên tất yếu phải bị phá vỡ theo quy luật tự nhiên và đi đến giải thể. Do vậy nghề biển của Lý Hòa lúc này chỉ do ngư dân tự túc sắm ngư cụ để đánh bắt hải sản mà chủ yếu là nghề lộng. Những năm 90 của thế kỷ trước trở đi, lao động được giải phóng. Các nghề lưới hai, lưới ba, lưới mực được phát triển. Một số gia đình có kinh tế thì đóng tàu đánh bắt xa bờ. Từ đó nghề câu vàng, câu mực khơi, mành chụp được phát triển mạnh hơn. Một số gia đình được ngân hàng cho vay vốn đóng tàu đánh bắt xa bờ. Có thời điểm tàu xa bờ lên đến 50 hay 70 chiếc. Nghề lộng đóng “Nôốc lô” bủa câu vàng cá thu, câu cá hố, phát triển bóng ghẹ, bóng mực nang. Bơ nẹp, bơ máy câu mực lộng, lưới tôm, lưới hai, lưới ba. Sự cơ giới hóa đi lên của tàu thuyền ngày được phát triển. Được trang bị máy có mã lực cao, định vị, bộ đàm, tầm ngư cũng dần được trang bị nhiều hơn ở các tàu. Nên ngày đánh bắt trên biển dài hơn. Chỉ trừ có bão còn không vẫn bám biển kể cả ngày biển động.
“Đã hết thời tháng bảy nước nhảy lên bờ”
“tháng tám đâm chèo vào bụi”
Con cá, con mực, con tôm, con ghẹ đánh bắt được tuy không có sản lượng lớn nhưng giá trị xuất khẩu lại cao nên doanh thu bội phần, nghề biển có thời điểm ổn định kéo theo sự chế biến xuất khẩu được chú trọng. Đời sống ngư dân được nâng cao rõ rệt.
Nhưng nghề biển của Hải Trạch vẫn chưa được chú trọng bởi các lẽ sau đây:
- Mùa hải sản bấp bênh, khi được khi không bởi nguồn thủy sản ngày càng neo kiệt.
- Thị trường xuất khẩu cũng thất thường bởi xuất khẩu sang Trung Quốc là loại tươi sống theo yêu cầu về thực phẩm trực tiếp nên thị trường càng bấp bênh, có lúc rớt giá thảm hại.
- Con mực thì các xí nghiệp đông lạnh ở Quảng Bình không đủ khả năng chế biến nên đưa đi Đà Nẵng thì các xí nghiệp thua lỗ, họ ít nhập cho mình do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Dầu diezen tăng giá, các laoij ngư lưới cụ, trang thiết bị cho tàu thuyền tăng giá.
Từ thực tế trên mà nghề đánh bắt, chế biến hải sản hiện nay gặp nhiều khó khăn. Một số chủ tàu trụ không nổi rồi bán tàu, kéo theo lao động dư thừa, thanh niên thất nghiệp phải bỏ đi lao động ở các tỉnh vùng biển miền nam. Khuynh hướng vay vốn đi lao động nước ngoài gia tăng. Song nước ngoài do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên các nhà máy, xí nghiệp cũng không có việc làm nên lao động dư thừa ở Hải Trạch cũng là một điều trăn trở hiện nay. An sinh xã hội có khi bất ổn.
Nghê đánh bắt hải sản hiện nay chỉ là cầm chừng, duy trì sự sống bất ổn định, kể cả nghề khơi, nghề lộng. Ông cha ta xưa có câu:
“Biên giả - biển vời”
Nghĩ cũng thấm thía.
“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt
Ăn của biển lưng thắt, lưng còng”
Không có gì mà hiểu nổi
“Rừng vàng, biển bạc”
Nghề thủ công nghiệp của Hải Trạch trước cách mạng tháng 8/1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975 là nghề thủ công đóng tàu thuyền cũng chỉ là nghề phụ, chỉ giải quyết được việc làm cho một số ít lao động. Ngoài ra, sau kháng chiến chống Pháp có thêm nghè dệt lưới của HTX “Minh Khai”, rồi phát triển thêm dệt thảm muồng, thảm dừa xuất khẩu nhưng khi chiến tranh phá hoại xảy ra thì bị giải thể. Hiện nay chỉ còn có một nghề duy nhất cho Tân Lý là khai thác đá xây dựng nhưng vẫn bấp bênh.
Nghê thứ ba của Lý Hòa xưa và Hải Trạch nay là nghề buôn bán dịch vụ thương mai. Đây là nghề cốt lõi xuyên suốt trong quá trình hình thành lang Lý Hòa. Trở thành một nghề truyền thống với ý nghĩa “phi thương bất phú”. Trước đây ông bà, cha mẹ đã phát triển mạnh, bây giờ con cháu càng phát triển mạnh hơn. Đi buôn tuyến bắc nam, buôn với nước ngoài. Đây là sự giữ “lửa bếp” cho người dân Lý Hòa, Hải Trạch. Tùy theo vốn liếng mà chia ra ba loại buôn bán.
- Buôn bán lớn.
- Buôn bán vừa.
- Buôn bán nhỏ.
Ông cha ta có câu: “thượng vàng hạ cám”. Chính có sự buôn bán với các đẳng cấp khác nhau mà Hải Trạch là nơi thương trường , cung cấp mọi mặt hàng từ đắt đến rẻ. Phục phụ mọi nhu cầu cho các tầng lớp nhân dân trong làng, xã của Quảng Bình và có khi cả các tỉnh trong nước.
Tóm lại Lý Hòa làng giàu có từ khi sinh cơ lập nghiệp có ba nghề chính để sinh sống và làm giàu, đó là:
- Vận tải ghe bầu thương thuyền.
- Đánh cá, chế biến hải sản
- Dịch vụ thương mại.

3 nhận xét:

quy nói...

Chú Thuân sợ "tốn dung lượng" của Lyhoa.net nên dời nhà sang đây rồi hả. Cũng được đấy. Khỏi làm phiền người khác hehehehe.

Hạnh nói...

Tui ở "báo" làng Cương Gián, muốn in bài này vào chuyên mục "Lý Hòa ruột thịt"
Nhờ anh em giúp với? ĐT 0987 255 799, email: hanhqdnd@gmail.com

https://www.lyhoa.vn/ nói...

Rất mừng vì bạn đã quan tâm. Bài viết sẽ được gửi ở email.