Thời gian qua kể từ ngày 01/10/2009 Quỹ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi chuyển về Bảo hiểm xã hội (BHXH) quản lý. Ở góc độ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến Bảo hiểm y tế ( BHYT) thực hiện tại y tế cơ sở ( Trạm Y tế) thực hư như thế nào để bà con hiểu rỏ và thông cảm cho đội ngủ cán bộ Trạm Y Tế.
1, Về vấn đề thẻ :
Thẻ khám - chữa bệnh dành cho trẻ dướ 6 tuổi củ phải đổi mới lại thẻ Bảo hiểm y tế theo mẫu của BHXH , riêng chuyện thay đổi mẫu này đủ mất thời gian và tiêu tốn không ít ngân sách, điều đáng nói ở đây là số thẻ phát ra không đủ số lượng trẻ thực tế tại địa phương, không ít trường hợp cười dở khóc dở khi thẻ củ có mà thẻ mới cấp về lại không có, thậm chí có sự nhầm lẫn trẻ đã đủ 6 tuổi rồi nhưng vẫn có thẻ vẫn “gia hạn”, mỗi khi trẻ ốm đau nếu không có thẻ thì rất khó để làm thẻ mới vì phải chờ đợi thời gian lâu.
2, Trạm y tế phải hợp đồng qua một đơn vị chủ quản đó là Bệnh viện đa khoa (BVĐK):
Thời gian trước ngày 1/10/2009 Trạm Y Tế (TYT) chỉ cần dự trù thuốc lên Phòng y tế Huyện duyệt qua Hiệu thuốc nhận về phục vụ cho trẻ em dưới 6 tuổi, thủ tục nhanh gọn thuốc chưa bao giờ thiếu. Nay phải hợp đồng và nhận thuốc qua BVĐK thủ tục hết sức phức tạp chỉ riêng việc hợp đồng thôi cũng ngốn không ít thời gian và công tác phí của cán bộ TYT mãi đến ngày 9/4/2010 Các TYT mới hợp đồng được với BVĐK như vậy thời gian từ 1/10/2009 đến 9/4/2010 các TYT không có thuốc để khám cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc có thì rất ít do thuốc tồn từ trước 01/10/2009.
3, Thuốc và chi phí
Sau khi hợp đồng xong mới nhận thuốc nhưng lại không được như mong muốn, thuốc dành khám cho trẻ em dưới 6 tuổi BKĐK chưa đấu giá được đến 15 tháng 4 BVĐK mới có để cho TYT ứng thuốc theo dự trù để về khám cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng thuốc trong kho BVĐK lại thiếu nên lại khất hẹn, các TYT lại chờ và chờ thuốc, như vậy trong 1 đơn thuốc kê của y, bác sỷ cho trẻ dưới 6 tuổi thì lại kèm có thuốc gia đình phải tự túc mua vì thiếu thuốc.
- Trước đây dùng Thẻ khám - chữa bệnh dành cho trẻ dưới 6 tuổi thì vấn đề cấp phát thuốc cho Trẻ thực hiện thực thanh thực chi, TYT khám và cấp phát thuốc cho trẻ bao nhiêu thì nhà nước thanh toán lai bấy nhiêu, còn hiện tại chuyển sang thẻ Bảo hiển y tế lại có mức giá trần mức chi phí tối đa cho 1 thẻ tại TYT là 10% giá trị của thẻ ( Tất cả tiền thuốc, chi phí vật tư tiêu hao,thủ thuật, tiền công khám, ấn phẩm). Việc đóng BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi do Ngân sách Nhà nước đóng tương đương bằng 3% mức lương tối thiểu chung trong năm 2009. Như vậy giá trị 1 thẻ Bảo hiển y tế của trẻ dưới 6 tuổi khoảng 21.900 đồng/ 1 năm bao gồm (tất cả tiền thuốc, chi phí vật tư tiêu hao,thủ thuật, tiền công khám, ấn phẩm) Nếu từ tất cả chi phí vật tư tiêu hao, thủ thuật, tiền công khám, ấn phẩm thì số tiền dành cho tiền thuốc để khám cho trẻ chẳng còn lại khoảng 17.000đ/1 thẻ/1 năm, nếu chia đều 12 tháng thì mỗi tháng 1 thẻ chỉ được khoảng 1.400 đồng tiền thuốc.
- Khám điều trị nội trú BHYT chỉ thanh toán cho các xã thuộc diện mền núi và dân tộc ít người
- Thủ thuật, và các xét nghiệm cơ bản hiện tại vẫn chưa được thanh toán tại TYT. Nhưng“Theo quyết định của Sở Y Tế số 1712 ngày 29 tháng 12 năm 2009 về việc công nhận 01 danh mục vượt tuyến và 03 danh mục kỷ thuật vượt tuyến được triển khai tại TYT Huyện Bố Trạch trong đó xã Hải Trạch có 1 danh mục vượt tuyến ( Siêu âm) và 01 danh mục đúng tuyến ( Xét nghiệm nước tiểu) được công nhận”???
- Các trường hợp trẻ dưới 6 tuổi vùng giáp danh các xã lân cận đến khám vẫn không được thanh toán.
4, Thủ tục tuyến và vượt tuyến :
- Theo công văn số 1722/SYT ngày 30/12/2009 về việc quy định chuyển tuyến trong khám chữa bệnh BHYT thì việc chuyển bệnh nhân phải theo tuyến quy định còn một số vùng giáp gianh có quy định cụ thể riêng đối với TYT Hải Trạch chỉ chuyển lên BVĐK Bố Trạch. Vấn đề nầy chúng tôi nhắc nhở bà con những trường hợp khám, điều trị vượt tuyến ( Ngoài trường hợp cấp cứu) bà con tự chịu trách nhiệm.
Tóm lại việc khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi tại TYT còn gặp không ít khó khăn phức tạp và chưa thực sự như mong muốn. Mong bà con hiểu và cảm thông cho đội ngũ cán bộ Trạm Y Tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét