Trên con đường Thiên Lý Bắc Nam, ai có dịp đi đến Quảng Bình, nếu đi từ Bắc vào, sau khi qua cầu Gianh độ hơn chục cây số, ta bắt gặp trước mặt một dãy núi chắn ngang đường đi, đó là đèo Lý Hòa. Nếu từ Nam ra, sau khi qua thành phố Đồng Hới, tỉnh lỵ của Quảng Bình, đi độ hơn mười lăm cây số có một con sông lớn cắt ngang con đường Thiên Lý, đó là con sông Lý Hòa.
Dù đứng ở đâu trên đỉnh đèo Lý Hòa hay trên cầu Lý Hòa, nhìn bao quát phần đất phía đông con đường Thiên Lý, trước mắt ta là cả một vùng núi non, sông nước, biển cả, làng mạc như hòa quện vào nhau tạo nên một bức tranh thủy mạc đẹp đến nao lòng. Từ đường Thiên Lý trên đỉnh đèo Lý Hòa, xuống bãi tắm Đá Nhảy, trước mắt du khách là một bãi tắm sạch đẹp kéo dài từ cửa sông Gianh vào đến cửa sông Lý Hòa dài cả chục cây số, với vô vàn hòn đá to, nhỏ, hình thù khác nhau đang nô đùa cùng sóng biển. ở đây còn có nhiều hang động tàng ẩn chưa được khám phá, bao gồm cả núi non, khe suối, biển khơi, một vùng du lịch tắm biển, leo núi khá thú vị. Nơi đây xưa kia có con đường “ Hạ đạo” đi qua, trên thì đèo cao, dưới thì biển cả bao la, con đường hạ đạo đi qua đây phải vượt qua bao hòn đá và sóng biển dâng trào, để qua được bãi đá nhảy, người đi phải vừa bò, vừa đi, vừa đá, vừa nhảy. Qua đèo Lý Hòa và bãi tắm Đá Nhảy là đến làng Lý Hòa, một làng biển giàu có được xếp vào hàng nhất, nhì của tỉnh Quảng Bình, đây cũng là một làng khoa bảng, làng học, làng buôn bán, làng nghề vận tải và đánh cá biển nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc.
Từ đời Chúa Nguyễn đến Gia Long, Lý hòa đã rất thịnh vượng, lại có nhiều dấu ấn lịch sử. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn có viết “...Thôn Lý Hòa, Châu Nam Bố Chính, đất ấy là dư khí của núi Lệ Đệ rũ xuống thành bãi cát bằng, nổi cao, mở rộng, dân cư ở ngang bãi, trông về hướng Nam, đuôi bãi từ bên tả ôm lấy sông Thuận Cô làm án, cho nên dân đinh thịnh vượng đến hơn nghìn người. Tục quen buôn bán. Bình thường vào Gia Định đóng thuyền nan lớn đến trăm chiếc, mỗi chiếc giá hơn nghìn quan, đem về bán lại...” Cụ Nguyễn Khuyến khi đi qua Lý Hòa, trước cảnh đẹp, yên bình của một vùng quê, Cụ đã làm một bài thơ tức sự:
Qua Lý Hòa
Ngạn
tuyết tân phong tuyệt cựu đường,
Hải
thành nhất vọng chính thương thương
Đông tây thủy sắc tiên thiên bạch,
Nhật dạ
đào thanh dáo ngạn Trường.
Khả hạm
quá thời như nhất điệp,
Vân yên
tận xứ thị thùy hương.
Hữu nhân
vị tất bất như ngã,
Diễu diễu
kiêm hà các nhất phương...
Dịch nghĩa:
Đi qua làng Lý Hòa.
Ngắm
cảnh núi non chặn hết ao hồ củ
Bức thành
phòng mặt biển chỉ còn một màu xanh.
Đông tây hai phía sắc nước màu trời liền nhau
xanh ngắt,
Ngày đêm tiếng sóng
rền bên bờ sông dài dằng dặc.
Tàu thuyền
qua lại như lá cây,
Nơi tận
cùng mây khói là quê hương ai?
Có
người nào đã giống ta
Mỗi người một phương
trong các bãi lau sậy
mênh mong xa
mờ ấy.
Dịch thơ.
Đi qua làng Lý Hòa.
Ngắm ao củ khuất núi non,
Thành
phòng vệ biển chỉ còn mau xanh.
Đông
tây nước biếc màu xanh
Ngày
đêm sóng vỗ dội quanh sông dài.
Tàu
thuyền như lá tới lui...
Tận
cùng mây khói quê ai đó tà?
Có
người há chẳng giống ta?
Rừng lau một cõi mờ xa một nhà...
( Nguyễn Tú phỏng dịch)
Khách thập phương Nam, Bắc đi qua làng Lý Hòa, từ xa đã nhìn thấy làng mạc nằm chênh chênh trên trên sông nước, nhà xếp nhà như mái ngói mũi hài theo chiều cao và chiếu dài của đồi cát, màu ngói đỏ sáng một góc trời xanh, dưới sông ghe, thuyền neo đậu san sát nối dài từ đầu làng đến tận cuối bãi sông.
Trời đất khéo sắp đặt cho một vùng trời, đất, núi non, sông, biển, làng mạc, con người cùng mang trong mình một địa danh chung nhất mà ít nơi nào có được: Đèo cũng mang tên Lý Hòa. Làng cũng mang tên Lý Hòa. Sông cũng mang tên Lý Hòa. Cửa biển cũng mang tên Lý Hòa. Biển cũng mang tên Lý Hòa. Chợ cũng mang tên Lý Hòa. Người Lý Hòa sinh ra, lớn lên nhờ vào Biển, nên tính cách người Lý Hòa rất trực tính, thấy đúng thì ủng hộ, thấy sai thì góp ý, phê bình một cách thẳng thắn, không câu nệ, nhưng không phải vì thế mà sinh ra thù ghét nhau, ngược lại người Lý Hòa rất độ lượng, đoàn kết, đùm bọc, thương yêu nhau. Vì thế người đời có câu: “ Lý mà thuận bởi lý tình, lý nghĩa / Hòa có lý bởi hợp ý muôn người” Làng Lý Hòa còn nỗi tiếng là một làng trực ngôn, chân thành, cởi mở, trực tính, không quanh co, vòng vo nói việc chi cũng đi thẳng vào vấn đề, nên có câu phương ngôn: Nhất đàn ông Lý Hòa / Nhì đàn bà Động Hải. Nói đến làng Lý Hòa, không ai không biết là một làng vinh danh về khoa bảng, trong đó người đời thường lấy gương học hành, thi cử và đỗ đạt cao của dòng họ Nguyễn Duy làm gương. Một dòng họ có một gia đình “ Giáo ngũ tử danh xương”, có 5 bậc đại khoa: Cụ Nguyễn Duy Miễn đổ Cử nhân, 5 con trai cụ Miễn là: Nguyễn Duy Thắng thi đậu Phó bảng, Nguyễn Duy Đổng thi đậu Cử nhân, Nguyễn Duy Tích thi đậu Tiến sỹ, Nguyễn Duy Phiên thi đậu Tiến sỹ và đậu Dĩnh nguyên, Nguyễn Duy Thiệu thi đậu Phó bảng và 3 con trai cụ Nguyễn Duy Tích là: Nguyễn Duy Xán đậu Cử nhân Luật, Nguyễn Duy Chính đậu Bác sỹ, Nguyễn Duy Đính đậu Cử nhân Luật.
Thật là một gia đình “ Ngũ quế - Tam Hòe” Làng Lý Hòa còn có một chứng tích có liên quan đến tướng Tôn Thất Thuyết và phong trào Cần Vương chống Pháp trên đất Quảng Bình của vua Hàm Nghi. Chúng tích lịch sử đó là: hai ống đựng bút bằng đá cẩm thạch liền nhau được lưu giữ tại gia đình người cháu họ Hoàng, hậu duệ của tướng Hoàng Phúc một thuộc hạ của Tôn Thất Thuyết. Phía trước ống bút, bên phải có khắc hai chử Tôn Thất; ống bút bên trái có hai chử Tướng Công; mặt dưới đáy ống bút, khắc một tấm bản đồ quân sự ghi rõ địa giới làng Lý Hòa, với dòng chử: “ Mật kế đồ triều Nguyễn Hoàng Phúc kế lập”, nằm bên dưới dòng chử “ Trần Dụ Tông căn cứ”.
Ngay chính giữa ( trung tâm) tấm bản đồ khắc hình một thanh gươm, mũi gươm cắm thẳng vào chính giữa tấm bản đồ, trên chuôi gươm khắc chử Vương. Đi cùng với ống bút, có bản Mật lệnh ghi rõ “ Giao cho quan phòng sứ Hà Đông Thái, báo cấp cho người trong huyện đến đầu địa giới làng Lý Hòa, lập căn cứ thủy binh theo kế sách hai mặt bắc, nam của Trần Dụ Tông, từ đại...( mất một dòng)...ba dãy núi nhỏ, giáp con suối nhỏ có quân triều đình ở hai mặt tây đông ,tây nam qua cửa sông, giáp dãy đá thứ nhất, cùng với quan lục lộ Hoàng Phúc mà làm. Mong tướng quân hãy lo liệu.” Chứng tích lịch sử này tuy chưa được thẩm định về sự kiện lịch sử nhưng cũng gợi mở cho chúng ta về sự có mặt của hai vị tướng đầu triều Tôn Thất Thuyết và Hoàng Phúc của phong trào Cần Vương chống Pháp đã có mặt ở Lý Hòa, đồng thời cũng thêm nguồn tư liệu để nghiên cứu về con đường đi của phong trào Cần Vương ra Quảng Bình không chỉ bằng đường bộ ( Thượng đạo) hay còn có cả đường thủy, mặt khác còn là cơ sở sử liệu để tìm về nguồn gốc quê hương, gia đình của tướng Hoàng Phúc và Cô Tám những người có nhiều công lao trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
Nguyễn sỹ Hùng
Liên hệ với Admin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét