P/s: BBT vừa nhận được một bản nguyên cứu luận văn của tác giả Nguyễn Thị Kiều Trang về đề tài "Đất và người Lý Hòa". Có thể nói sau bài Quê hương Lý Hòa - Hải Trạch của tác giả Nguyễn Sỹ Hùng thì bản đề tài Đất và người Lý Hòa nguyên cứu sâu rộng hơn, toàn bộ luận văn chia làm 3 chương và 70 trang. BBT xin trân trọng giới thiệu bạn đọc xa gần, do bài viết dài nên chúng tôi sẽ đăng tải dần từng phần một để bạn đọc theo dõi.
CHƯƠNG I: KHÁI
QUÁT VỀ LÀNG LÝ HÒA
1.1.
Vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên
1.1.1.
Vị trí địa lý
Nằm sát quốc lộ 1A dưới
chân núi Lệ Đệ là cái cảnh sầm uất của một vùng sông núi cửa bể. Nhìn về phía
Đông theo hạ nguồn con sông hiện ra là ngôi làng mái ngói đỏ san sát với cái cảnh
“thượng gia hạ thuyền” là Làng Lý Hòa, nay thuộc xã Hải Trạch, Huyện Bố Trạch,
Tỉnh Quảng Bình. Làng này cách sông Gianh 9km về phía Nam và cách
thành phố Đồng Hới 12km về phía Bắc, nằm vào tọa độ 17,40 vĩ độ Bắc và 106,35 độ
kinh Đông. Phía Bắc của làng giáp làng Bồ Khê xã Thanh Trạch, phía Tây giáp
làng Thiện Yên xã Phú Trạch, phía Nam là sông Lý Hòa, bên kia sông là làng Mai
Hồng xã Đồng Trạch và thôn Trung Đức xã Đức Trạch, phía Đông là biển Đông. Địa
hình làng Lý Hòa – Hải Trạch thấp dần từ Bắc xuống Đông Nam, nơi cao và rộng nhất
là Đèo Lý Hòa, nơi thấp và hẹp nhất là cửa sông Lý Hòa. Nhìn chung, hình thể của
làng giống như một tứ giác mà chiều dài là trục Bắc Nam và chiều ngang là Đông Tây.
Tạo hóa đã ban cho làng
Lý Hòa một địa thế trước sông sau biển, sơn thủy hữu tình, nhìn toàn cảnh là một
bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trên một diện tích không rộng, Lý Hòa có núi rừng,
có đèo, có suối, có sông, có biển, có bãi cát bằng, có đường Thiên lý đi qua,…
Tất cả những điều đó cho thấy mảnh đất này là một nơi trù phú, giàu có về nguồn
lực để phát triển để trở thành một trong những làng giàu có nhất nhì tỉnh Quảng
Bình.
1.1.2.
Điều kiện tự nhiên
*
Địa hình:
Diện tích tự nhiên của
làng Lý Hòa hơn 126 ha, gồm hai vùng địa hình có liên quan đến nhau trong một
hình thế địa lý hoàn chỉnh. Vùng đồi núi ở phía Bắc còn gọi là Đèo Lý Hòa chiếm
khoảng 2/3 diện tích tự nhiên. Chiếm 1/3 diện tích còn lại của làng là vùng đất
cát ven biển kéo dài từ dưới chân Đèo Lý Hòa đến Cửa sông Lý Hòa. Nhìn chung địa
hình Lý Hòa rất đa dạng, có thể chia làm ba dạng chính:
Ø Một là: Địa bàn cư trú dân cư chật hẹp khoảng 0,5km2,
phân bố ở phía Nam trả dài theo bờ sông hình thể như một chiếc bánh lái có chiều
dọc theo sông, riêng xóm Nội Hòa có địa hình bằng phẳng hơn, phía Tây là đường
quốc lộ có xóm Quán, đoạn giữa là khu vực đất chua mặn mới được mở rộng, phía
Đông là khu vực dân cư chính của xóm.
Ø Hai là: Ở ngay trung độ của làng là động cát trắng cao 8 – 10m so với
mặt nước biển có diện tích 0,5 km2, ở đây là bãi tha ma của làng. Phía
Tây động cát là cánh đồng Láng hẹp trồng lúa do cư dân làng Thuận Phú khai thác
gieo trồng. Phía Tây Nam động cát giáp với Thượng Hòa, Nội Hòa xưa kia là lùm
lòi rậm rạp có nhiều gỗ quý như lim, trúc, mây, song, tre, nứa. Phía Đông sát
biển gọi là đồi Đá Bụt cao tới 15m, đá vôi của đồi chạy ra tận mép nước làm chỗ
dựa cho động cát khỏi di động lấn sâu vào làng.
Ø Ba là: Ở phía Bắc là núi Động Man “chân núi có khe chạy vào sông Đặng
đê, núi phía Đông là kề biển, đá núi đứng trên bờ nước,… gọi là Đá Nhảy”. Cư
dân gọi Đá Nhảy chỉ ở ngọn Bắc, còn ngọn phía Nam giáp với động cát là Đá Giếng.
Đá ở đây ra tận cái “eo” biển, cách bờ 30 – 40m tạo nên nhiều hình thù như một
“Vịnh Hạ Long” của Huyện Bố Trạch. Hai ngọn núi này cao 80 – 90m, là hậu chẩm
làm chỗ dựa vững chắc cho cư dân của làng, là bức bình phong chắn gió bão, gió
mùa đông bắc. Núi Động Man cùng với các ngọn khác của dãy núi Lệ Đệ được phủ
xanh bằng rừng thong và các loại cây của rừng thưa tạo nên thảm thực vật, các
loại động vật, nguồn nước ngọt quý giá, cảnh quan đẹp và nguồn Đá núi dồi dào.
*
Sông
Làng Lý Hòa có con sông lớn chảy qua mang tên
làng. Sông Lý Hòa nằm ở phía Nam
của xã, phát nguồn từ vùng núi phía Tây Hòa, do hai nhánh sông bắt nguồn từ hai
dãy núi khác nhau tạo nên. Đại Nam
nhất thống chí chép:
“Sông Lý Hòa ở cách Huyện
Bố Trạch 13 dặm về phía Bắc, một dòng từ Phía Tây núi Hòa Duyệt, một dòng từ
Phía Bắc núi Tam Linh, hai dòng chảy xuống xã Đồng Cao tụ lại làm thành phá lớn
qua cầu Quan Lộ rồi ra biển.”
Đoạn sông chảy vào địa phận Lý Hòa dài trên dưới
1km, lòng sông rộng khoảng 500m, ở đoạn sông cuối cùng này nước sông chảy khá
êm đềm, thuyền lớn có thể ra vào dễ dàng và lưu trú khi có bão tố. Cũng như những
sông khác ở Quảng Bình, sông Lý Hòa cũng có chế độ nước tuân theo hai mùa một
cách rõ ràng. Mùa hè nước rất cạn, thuyền bè ra vào cửa gặp nhiều khó khăn, mùa
đông tuy nước có cao hơn nhưng cũng không đáng kể. Vào mùa trời yên, biển lặng,
nước sông Lý Hòa trở lại êm ả, hiền hòa, xanh trong như một dải lụa lững lờ chảy
ra biển. Do đặc điểm sông ngắn và hẹp, độ mặn của nước cao nên nước sông không
có tác dụng nhiều trong việc tưới ngọt cho đồng ruộng và không thuận tiện cho
việc đi lại bằng đường thủy. Cùng với biển, Sông Lý Hòa có nhiều loại cua, tôm,
cá tuy số loài và sản lượng không lớn nhưng cũng là nơi cung cấp một nguồn thủy
sản đáng kể cho cuộc sống dân cư trong vùng.
*
Biển
Lý Hòa nằm sát biển, thuộc
loại bãi ngang có bờ biển gần 5km, từ cửa biển Sông Lý Hòa lên đến của lách khe
nước ở phía Bắc, là nơi quần tụ của nhiều loại hải sản phong phú như cá trích,
cá thu, mực nang, mực ống,…
Cũng như quy luật của biển
cả, dòng chảy của biển ở đây cũng tuân theo một chu kỳ nhất định. Do cuộc sống
gắn liền với sông nước, ngư dân Lý Hòa phải tinh thong về dòng sông mặt bể của
mình. Trải qua kinh nghiệm lâu đời, ngư dân ở đây đã đúc kết được một lịch
trình biển như sau:
Tháng âm lịch
|
Số lượng con nước
|
Ngày bắt đầu của tháng
|
Tháng
1 và 7
|
2
con
|
5
và 9 trong tháng đó
|
Tháng
2 và 8
|
3
con
|
3;17;29
|
Tháng
3 và 9
|
2
con
|
13;27
|
Tháng
4 và 10
|
2
con
|
11;25
|
Tháng
5 và 11
|
2
con
|
9;23
|
Tháng
6 và 12
|
2
con
|
7;21
|
Nguồn: Phan Thu Hiền (1988), “Kinh tế Lý Hòa từ khi thành lập
làng đến trước 1945”, KLTN
Biển Lý Hòa còn có những rạn ngầm có bề ngang rộng.
Đây chính là nơi tụ họp của các loại cá tôm nên những vùng biển có rạn ngầm thường
mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn khi đánh bắt. Các mõm rạn cũng là nơi tập
trung nhiều loại cá như cá Róc, cá Liệt, đã có mẻ đạnh được 4 – 5 tấn. Là dân
biển, người Lý Hòa đã dám nhìn ra biển lớn, biết dựa vào biển, khai thác thế mạnh
của biển và với vốn kinh nghiệm đi biển lâu đời do ông cha để lại người lý hòa
phát triển mạnh giao thông đường biển.
l
Khí hậu, thời tiết
Là vùng đất ven biển miền Trung do đó, khí hậu của
Lý Hòa cũng mang những đặc điểm gần giống khí hậu của vùng.
Khí hậu ven biển: bốn mùa Xuân, Hạ , Thu, Đông
không rõ rệt mà chủ yếu chia làm hai mùa mưa và khô. Mùa mưa bắt đầu vào tháng
8 và kết thúc vào tháng 12 âm lịch. Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng
1519,9mm đến 3110,5mm. Tháng 9 và tháng 10 có lượng mưa thấp nhất là 1169,8mm đến
1405,7mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Trung bình một năm có
1700 – 1900 giờ nắng, nhiệt độ trung bình là 23,4 độ, tháng cao nhất là 29,2 độ
vào tháng 5. Nhìn chung khí hậu Lý Hòa tương đối khắc nghiệt so với các vùng khác
trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng bằng Lý Hòa nhỏ hẹp thường là thung lũng
trong núi, thung lũng trước núi, giao thong đi lại giữa các vùng khó khăn.
Chính do điều kiện địa lý tự nhiên địa lợi đó tạo
nên cho làng Lý Hòa một phong cảnh hữu tình đầy thơ mộng: “núi giăng một mặt,
nước vây ba bể”. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân Lý Hòa trong việc phát
triển kinh tế, giao lưu thương mại trên cả ba đường: đường sông, đường bộ và đường
biển. Tuy nhiên bên cạnh đó Lý Hòa cũng gặp không ít khó khăn do địa hình hẹp,
lại không bằng phẳng làm cho việc định cư của nhân dân không ổn định, cư dân chỉ
có thể định cư ở dãi đất hẹp bên sông. Giao thông đi lại khó khăn giữa các
làng, chỉ có một đường bộ duy nhất vào làng, để giao lưu với các làng khác chủ
yếu dùng đường biển, đường sông và sinh hoạt quanh chợ làng.
1.2.
Sự hình thành và phát
triển của làng Lý Hòa
Làng Lý Hòa với tên gọi và cương vực như hiện
nay đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Ngày nay làng
Lý Hòa lấy tên là xã Hải Trạch thuộc Huyện Bố Trạch. Tuy nhiên tên gọi làng Lý
Hòa vẫn gắn bó với người dân từ bao đời không hề bị mai một. Vậy làng Lý Hòa ra
đời từ khi nào? Quá trình phát triển của nó ra sao? Truyền thống văn hóa ở đây
thể hiện như thế nào? Quay ngược thời gian trở về quá khứ cũng chính là trở về
với lịch sử quê hương để tìm ra cội nguồn và những mối liên hệ của nó.
Chúng ta biết khi cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
kết thúc sông Gianh trở thành giới tuyến chia cách đất nước. Từ cửa sông Gianh
trở ra thuộc quyền cai quản của chúa Trịnh, từ sông Gianh trở vào là mảnh đất của
chúa Nguyễn cai quản, đát Lý Hòa thuộc châu Nam Bố Chính của Đàng Trong. Về thời
điểm ra đời của làng khó có thể đưa ra niên đại chính xác vì làng được thành lập
là một quá trình tụ cư lâu dài. Mặt khác, thủy tổ các họ khai canh, khai khẩn tới
đây lập nghiệp vào những thời gian khác nhau mà gia phả không ghi chép cụ thể. Ở
đây chúng tôi đã dựa trên nguồn tư liệu của các tác giả đi trước cộng với sự
tìm hiểu tại địa phương để phác họa lạ bức tranh hình thành và phát triển của
làng Lý Hòa.
Theo
các cụ trong làng kể lại sự cai trị hà khắc của các chúa Trịnh đã làm nhân dân
cực khổ và điêu đứng, trong lúc đó ở mảnh đất phương Nam của các chúa Nguyễn lại
hứa hẹn đem lại cuộc sống ổn định và bình yên cho nhân dân. Vì vậy mà giai đoạn
này đã diễn ra những cuộc di cư tự do lớn từ Bắc vào Nam, được thực hiện bằng
hai bộ phận dân cư: một bộ phận là dân làm lính theo quan đi đánh giặc, bảo vệ
bờ cõi và một bộ phận là dân theo các chúa Nguyễn vào khai khẩn đất đai, lập
nghiệp làm ăn sinh sống. Trong dòng người di cư đó có một bộ phận ra đi từ làng
Cương Gián – một làng ven biển thuộc huyện Nghi Xuân – Hà Tỉnh ngày nay đến
vùng này lập quê hương mới.
Theo tư liệu trong gia phả của các dòng họ ở
làng và các công trình nghiên cứu trước đó thì năm 1705 đoàn người đầu tiên đặt
chân tới mảnh đất này có 57 người thuộc ba họ (họ Hồ, họ Nguyễn, họ Phan) cả
già lẫn trẻ theo 7 chiếc thuyền đi câu do ông Hồ Văn Chanh dẫn đầu. Họ đã vượt
được giới tuyến sông Gianh đi vào đất của chúa Nguyễn và dừng chân lại ở bờ nam
sông. Bấy giờ ở vùng đất chung quanh con sông cạn hẹp này đã bị chiến tranh tàn
phá chà đi xát lại nhưng ở bờ bắc hầu như chưa có người định cư. Lúc đầu từng
gia đình đã tụ tập lại với nhau thành một cụm ở trung tâm làng để tránh thiên
tai lũ lụt, họ vẫn theo nghề cũ làm ăn – đó là nghề đánh cá. Buổi đầu do phương
tiện và dụng cụ thô sơ nên họ chỉ đi dọc theo ven bờ biển để đánh bắt. Cuộc sống
dần dần đi vào ổn định, những người dân phiêu bạt này bắt đầu nghĩ đến việc đặt
tên cho vùng quê thứ hai của mình. Ban đầu họ gọi nơi mình sinh sống là làng
Cô. Về tên gọi này có nhiều cách lý giải khác nhau, nguyên nghĩa chữ Hán thì Cô
nghĩa là Tội – làng có tội. Phải chăng để ghi nhớ gốc gác của mình (trốn nợ, trốn
lính, phu,… rời quê cũ ra đi) mà các bậc khai tổ của làng đã đặt cho mình cái
tên như vậy? Theo một lý giải khác thì “Cô” có nghĩa là “Cô độc”, có lẽ lúc mới
đến đây những cư dân đầu tiên đã cảm thấy cô độc và lẻ loi khu vùng đất mà họ đặt
chân tới chỉ toàn là sông nước và bụi rậm. Theo nguồn Thần phả của làng chép lại
thì làng tên Cô bắt đầu xuất hiện từ năm 1712, sau đó không rõ vì một số lý do
nào đó mà làng lại chia làm hai bộ phận: một bộ phận ở lại làng cũ sinh sống,
còn một bộ phận rời qua bên kia sông về phía Bắc để sinh sống. Năm 1715 (Ất
Mùi), bộ mặt của làng Cô đã có sự thay đổi, kinh tế khá hơn, có sự chuyển biến
về dân số lên đến 180 người với 26 hộ dân. Cứ mỗi kỳ tảo mộ hàng năm những người
dân ở làng này về đưa thêm người làng vào sinh sống. Với số dân ngày càng đông,
cùng tụ cư trên một miền đất lạ, họ đã biết đùm bọc, yêu thương nhau, cùng nhau
lo làm ăn sinh sống. Trải qua những tháng năm ấy, tình làng nghĩa xóm làm thành
sợi dây bền chặt gắn kết họ lại với nhau. Tên làng Thuận Cô ra đời có lẽ xuất
phát từ ý nghĩa này. Làng Thuận Cô mang tên ấy từ năm 1715 đến 1735, trong 20
năm đó bà con làng Cương Gián hàng năm lại lần lượt di cư vào, hai bên bờ sông
con người quần tụ ngày càng nhiều. Để phân biệt rõ ràng địa vực cư trú của dân
cư hai bên Thuận Cô được chia thành Thuận Cô bắc thôn (nay là xã Hải Trạch) và
Thuận Cô nam thôn (nay là xã Đức Trạch). Kể từ năm 1735, các cụ bắt đầu phân
chia địa giới cho làng. Làng Thuận Cô bắc thôn phía đông nam từ đền Long Vương
theo triền cát sát biển chạy dài đến miếu ông Chanh khoảng 3km. Miếu ông Chanh
bây giờ thuộc xã Đức Trạch, phía bắc từ Trấn Hải Vương (Tức là miếu phường Lồ),
phía ngoài biển chạy đến chủa Hang. Còn hướng Tây và Tây Nam cứ theo đường
mòn ( nay là quốc lộ 1A) rồi chạy dọc theo triền sông lên đến làng Kẻ Mại (Hiền
Sơn ngày nay). Đó là địa giới của làng Thuận Cô Bắc thuộc tổng Hà Bạc dinh Bố
Chính. Cùng với thời gian, dân số gia tăng, đất đai mở rộng, kinh tế phát triển
và đi vào ổn định dần, tên gọi của làng cũng đổi thay. Không chấp nhận với cái
tên Thuận Cô Bắc phụ thuộc ấy họ đặt tên mới cho làng mình - làng Lý Ninh nghĩa
là làng yên ổn, hòa thuận. Đó là sự độc lập cơ bản về lãnh thổ và tên gọi.
Trong hoàn cảnh các chúa Nguyễn chưa để ý đến vùng đất mới này, sự phát triển của
tự thân làng hết sức nhanh chóng. Hoạt động kinh tế của dân cư phát triển
nhanh, họ đã biết buôn bán bằng đường biển và chính nghề mới này làm cho đời sống
cư dân thêm phồn thịnh.
Về văn hóa tín ngưỡng đã bắt đầu xây dựng các
công trình gắn với làng xã. Năm 1737 làng đã cho xây dựng đình làng, cũng trong
năm này chùa Phật, dinh Ông cũng được xây dựng. Tất cả những điều này đã chứng
tỏ rằng làng Lý Ninh đang hình thành nên những mối quan hệ gắn bó dựa trên một
sơ sở kinh tế bền vừng tạo nên cái đầm ấm, trù phú của một làng quê mới.
Về mặt xã hội, có sự xuất hiện của tầng lớp
thương nhân. Tầng lớp này được ra đời từ nghề vận tải, buôn bán trên biển. Khi
đã giàu có thì “Phú Quý sinh lễ nghĩa” họ đổi tên làng thành làng Lý Hòa cũng để
chỉ làng yên ổn, hòa thuận.
Từ
Thuận Cô Bắc sang Lý Ninh đến Lý Hòa là một sự lựa chọn cái tên hay nhất để hiện
ý nguyện của người dân. Tên gọi ấy đã lý giải được ý nghĩa lớn lao, hoài bão ước
mơ hay nỗi tâm sự mà họ gửi gắm vào đấy. Và lạ thay, có đổi tên thế nào đi
chăng nữa thì thì cái chữ Lý ấy vẫn tồn tại. Theo giải thích của các cụ đồ nho,
hai chữ Lý Hòa đại diện cho sự phồn vinh của làng, và mặc dù người Lý Hòa luôn
giữ cái Lý của mình nhưng vẫn có được sự hòa thuận êm ấm trong từng thôn, từng
xóm kể cả với những người từ xa đến. Ngoài ra còn một số cách lý giải khác nhau
cũng biểu hiện được ý nghĩa của tên làng. Trong Văn Chánh của làng viết:
“Lý mà thuận
bởi lý tình lý nghĩa
Hòa có lý
bởi hợp ý muôn người”
Và:
“Lý hữu đa
nhân, địa linh sinh nhân kiệt
Hòa vi đại
quý, hiện song xuất anh tài”
Chính sự tồn tại vĩnh hằng của từ “Lý” đã đem đến
cho người dân Lý Hòa và du khách muôn phương biết và luôn nhớ về vùng đất, con
người Lý Hòa. Và đây cũng là cội nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn của
biết bao thế hệ người Lý Hòa dù đi đâu, ở đâu, làm gì cũng luôn hướng về quê
hương để tự hào từ đó tu đức, luyện tài, rèn chí phấn đấu vươn lên bằng anh, bằng
chị.
Tên gọi Lý Hòa xuất hiện trong sử sách và tồn tại
cho đến nay đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Đến giữa thế kỷ XVIII
là giai đoạn hình thành làng một cách hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này cơ cấu
kinh tế của làng khá đa dạng, bên cạnh nghề chính là đánh cá biển kết hợp với
chế biến thủy sản thì đã có sự xuất hiện của nghề vận tải biển. Nhìn chung
trong giai đoạn này kinh tế Lý Hòa đã có bước phát triển nhanh chóng với đầy đủ
các loại hàng hóa, chợ ra đời cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy thương
nghiệp phát triển. Văn hóa cũng có nhiều thay đổi đình, chùa, miếu mạo được dân
làng chú trọng xây dựng. Có thể thấy rằng giữa thế kỷ XVIII Lý Hòa đã là một
làng phát triển mạnh mẽ và trở thành một làng giàu có. Dưới triều Nguyễn, Lý
Hòa đã thực sự trở thành làng xã phong kiến điển hình khi quá trình phong kiến
hóa diễn ra mạnh mẽ. Với một cộng đồng kinh tế nhiều ngành nghề gắn với biển,
những giá trị văn hóa đặc trưng đã thực sự tạo nên một diện mạo mới của làng với
cái cảnh sầm uất, sơn thủy hữu tình.
Như vậy, làng Lý Hòa từ sau khi thành lập đã
không ngừng phát triển cho đến nay. Làng đã được đổi tên thành xã Hải Trạch thuộc
huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Khi vào khai hoang lập làng từ làng Thuận Cô Bắc
đến Lý Hòa từ 4 dòng họ đến nay làng đã có tổng cộng 24 dòng họ khác nhau.
Trong đó có một số dòng họ nổi tiếng đó là họ Nguyễn Duy, họ Hồ, họ Phan, họ
Hoàng,… lãnh thổ cũng được mở rộng, làng Lý Hòa trước đây gồm 4 xóm Thượng,
Trung, Nội, Ngoại nhưng hiện nay đã có 7 xóm với 3 xóm mới là: Tân Lý, Quốc lộ
+ xóm Cồn, Nội Hải với số hộ và khẩu thay đổi qua từng năm. Nghề nghiệp ở Lý
Hòa phong phú đa dạng, hai nghề chính của họ luôn là buôn bán và đánh bắt cá biển,
bên cạnh đó còn có một số nghề thủ công truyền thống, nghề phụ chế biến hải sản
với bàn tay khéo léo của người phụ nữ miền biển,… Chính sự kết hợp đa nghề này
đã tạo cho Lý Hòa Phát triển mạnh mẽ, trở thành làng giàu có nhất nhì Quảng
Bình. Nửa thế kỷ XVIII, Lý Hòa đã là một làng phát triển mạnh, nổi tiếng như Lê
Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã miêu tả:
“Thôn Lý Hòa, châu nam Bố Chính, đất ấy là dư
khí của núi Lệ Đệ rủ xuống thành một bãi cát trắng, nổi cao, mở rộng. Dân cư ở
ngay bãi trụng về phía Nam, bên tả ngạn ôm lấy sông Thuận Cô, từ bên hữu ngạn
chạy lại làm án cho nên dân đinh thịnh vượng đến hơn nghìn người, tục quen buôn
bán, thời bình vào Gia Định đóng thuyền nan hơn trăm chiếc đem về bán… ”
>>> Link Video: http://youtu.be/-GJBSIbKO_8
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Trang. Biên soạn : Hồ Thị Vân ; chỉnh sửa : Nguyễn Thị Thắm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét